![]() |
Tỷ giá Yên Nhật hôm nay 30/4: Đồng Yên biến động nhẹ, chịu áp lực từ USD và chính sách BoJ |
Theo khảo sát của phóng viên Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập, tỷ giá mua - bán Yên Nhật có sự chênh lệch giữa các ngân hàng:
Ngân hàng | Mua vào (VND/JPY) | Bán ra (VND/JPY) |
---|---|---|
Agribank | 178,38 | 186,56 |
BIDV | 178,74 | 187,04 |
Eximbank | 178,91 | 186,14 |
HSBC | 178,27 | 186,13 |
NCB | 176,31 | 186,67 |
Sacombank | 176,15 | 186,18 |
Vietcombank | 175,59 | 187,18 |
VietinBank | 178,69 | 186,69 |
Techcombank | 175,44 | 185,84 |
Tỷ giá Yên Nhật tại thị trường tự do (chợ đen) ghi nhận:
Tại phố Hà Trung (Hà Nội), giao dịch ngoại tệ sôi động, đặc biệt với các đồng phổ biến như USD, Euro, Yên Nhật. Người dân cần lưu ý tuân thủ quy định pháp luật khi trao đổi ngoại tệ.
Trong phiên giao dịch ngày 29/4 tại thị trường Bắc Mỹ, tỷ giá USD/JPY dao động sát ngưỡng 142,00 khi đồng Yên Nhật chịu áp lực giảm trong bối cảnh đồng USD phục hồi. Cú bật của USD chủ yếu xuất phát từ loạt dữ liệu kinh tế Mỹ thấp hơn kỳ vọng, bao gồm niềm tin tiêu dùng và số liệu việc làm, làm dấy lên kỳ vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể sớm nới lỏng chính sách tiền tệ.
Tuy nhiên, đà tăng của USD không quá mạnh do tâm lý thị trường vẫn thận trọng trước các thông tin trái chiều về đàm phán thương mại Mỹ - Trung. Trong khi Mỹ phát tín hiệu tích cực, Trung Quốc lại bác bỏ khả năng tái khởi động đối thoại, kêu gọi "tôn trọng lẫn nhau" trong quan hệ kinh tế.
Chỉ số DXY – thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với rổ tiền tệ chính nhích nhẹ quanh ngưỡng 99,10. Các nhà đầu tư cũng đang theo sát báo cáo Bảng lương phi nông nghiệp (NFP) dự kiến công bố vào cuối tuần, trong khi dự báo số cơ hội việc làm mới tại Mỹ trong tháng 3 có thể chỉ đạt 7,5 triệu, thấp hơn mức 7,56 triệu của tháng trước.
Tại châu Á, thị trường đang hướng sự chú ý đến cuộc họp chính sách của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) diễn ra trong tuần này. Giới chuyên gia dự đoán BoJ sẽ giữ nguyên mức lãi suất thấp kỷ lục hiện tại, đồng thời chưa đưa ra thay đổi đáng kể nào trong định hướng chính sách, bất chấp những biến động toàn cầu và sức ép từ các quốc gia nâng lãi suất.
Theo ông Shaun Osborne – chuyên gia ngoại hối tại Scotiabank cho biết, áp lực giảm đối với đồng Yên sẽ còn tiếp diễn nếu BoJ tiếp tục giữ thái độ "chờ đợi", trong khi Fed phát tín hiệu nới lỏng chính sách. Tuy nhiên, một số yếu tố nội địa như chỉ số lạm phát Tokyo hay phát ngôn bất ngờ từ giới chức Nhật Bản cũng có thể góp phần đảo chiều xu hướng tỷ giá trong ngắn hạn.
Trong bối cảnh Fed vẫn để ngỏ khả năng điều chỉnh lãi suất trong cuộc họp tháng 5, và thị trường toàn cầu chưa thoát khỏi sự bất định, tỷ giá USD/JPY được dự báo sẽ tiếp tục dao động trong biên độ hẹp, chờ thêm các chỉ dấu kinh tế rõ ràng hơn từ cả hai quốc gia.