Thứ bảy 14/06/2025 21:27
Hotline: 024.355.63.010
Thương hiệu

Tương lai nền kinh tế chính là năng lực vực dậy của doanh nghiệp

22/10/2021 10:47
Đại dịch vẫn đang diễn biến phức tạp trên phạm vi toàn cầu và Việt Nam, tác động mạnh tới mọi ngành kinh tế và doanh nghiệp. Ngoài những hỗ trợ từ phía Chính phủ hay hệ thống ngân hàng, thì ý thức và nỗ lực phục hồi của doanh nghiệp được đánh giá là

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Chúng ta đang trong quá trình phục hồi kinh tế trở lại. Ở một số quốc gia , tỷ lệ nhiễm COVID-19 đã giảm đáng kể, trong khi ở những quốc gia khác, vi rút vẫn trở nên khó kiểm soát. Nhưng cho dù các chính phủ đang tích cực quản lý từng đợt bùng phát hay quay trở lại trạng thái bình thường, thì sự phục hồi kinh tế vẫn là trọng tâm trong chương trình nghị sự hướng tới tương lai của họ. Vì nếu không có sự mở rộng kinh tế trên diện rộng, rất khó để giải quyết những thách thức lâu dài khác, chẳng hạn như giáo dục và y tế.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế gần đây đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2021 lên 6%, tăng từ 5,5% và dự báo tăng trưởng 4,4% vào năm 2022. Triển vọng được nâng cấp dựa trên mức độ tiếp tục kiểm soát đại dịch, hiệu quả của chính sách tài khóa trong việc giảm thiểu thiệt hại kinh tế và các điều kiện tài chính toàn cầu. Và thực tế là doanh nghiệp chính là động cơ của nền kinh tế, chính vì vậy các chính phủ nhiều nước đang tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi để giúp doanh nghiệp phát triển.

Tại Việt Nam, sau đợt bùng phát dịch lần thứ 4 diễn ra mạnh mẽ, đặc biệt là ở khu vực phía Nam, nền kinh tế đã bộc lộ những điểm yếu và hạn chế rất lớn. Nhưng có thể nhận thấy rằng tình thế khó khăn này là do yếu tố mang tính đột biến gây ra. Chắc chắn nền kinh tế sẽ vượt qua được điểm ngoặt này sau một thời gian không quá dài. Mặc dù vậy, vẫn nên lưu ý đến khả năng kéo dài của nó vì sức khỏe của nền kinh tế, của các doanh nghiệp đã và đang bị suy yếu. Nền kinh tế khó có thể trỗi dậy ngay và nhanh được, điều này đòi hỏi phải cần đến một quá trình phục hồi dần dần và vững chắc. Nền kinh tế Việt Nam hiện vẫn duy trì được những cơ sở phục hồi mạnh đáng tin cậy, vấn đề được đặt ra lúc này là phải biết khơi dậy chúng và tạo sức cộng hưởng.

doanh nghiệp chính là động cơ của nền kinh tế, chính vì vậy các chính phủ nhiều nước đang tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi để giúp doanh nghiệp phát triển
Doanh nghiệp chính là động cơ của nền kinh tế, chính vì vậy các chính phủ nhiều nước đang tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi để giúp doanh nghiệp phát triển. Ảnh: Internet

Nhìn nhận lại những mất mát do đại dịch

Theo Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 3 ước giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước, là mức giảm sâu nhất kể từ khi Việt Nam tính và công bố GDP quý (từ năm 2000).

9 tháng đầu năm, dịch Covid-19 gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế, làm nhiều địa phương - trọng điểm kinh tế của cả nước phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài, sự suy giảm tăng trưởng là điều không thể tránh khỏi. Trong tình thế 2 năm vật lộn với đại dịch, lại thêm cú “sốc” biến thể Delta ảnh hưởng rất lớn đến chuỗi cung ứng nguyên vật liệu, hàng hóa, lao động. Đây chính là nguyên nhân khiến nhiều khâu trong chuỗi vận hành chung bị gián đoạn và chậm kết nối trở lại, nhiều ngành cố gắng nhưng hồi phục chậm.

Những mất mát do dịch Covid-19 để lại là không hề nhỏ, cả về con người lẫn nền kinh tế. Tuy vậy, nếu chỉ nhìn dưới góc độ tiêu cực, chúng ta sẽ không nhận diện được cơ hội cũng như không có động lực để vượt khó vươn lên.

Chẳng hạn, một thực tế đáng buồn là năm 2021, trên 10.000 doanh nghiệp phải rời bỏ thị trường mỗi tháng và lần đầu tiên số doanh nghiệp rời thị trường nhiều hơn số doanh nghiệp thành lập mới. Với góc nhìn bi quan, rõ ràng nền kinh tế đang mất dần những tế bào quan trọng, vốn được coi là trung tâm của sự phát triển. Tuy nhiên, dưới quan điểm chọn lọc, đào thải trong nền kinh tế thị trường, những doanh nghiệp phải rời đi là những doanh nghiệp không đủ mạnh, không đủ lực. Còn những doanh nghiệp còn trụ lại sẽ là những doanh nghiệp có tiềm lực lớn, có sức chống chịu cao và có khả năng thích ứng tốt trước mọi hoàn cảnh.

Nhận định về những thách thức của Việt Nam trong thời gian qua, PGS.TS.Trần Đình Thiên – nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho biết: “Những điểm yếu chí tử của nền kinh tế thị trường vốn tồn tại trong các mạch lưu thông nguồn lực của nó như hàng hóa, lao động, tiền và vốn... đã bộc lộ rõ và được nhận diện. Giờ đây, vấn đề là đổi mới cơ chế, chính sách để nền kinh tế vượt qua các điểm nghẽn đó sớm và hiệu quả nhất có thể. Chính phủ đang tư duy và định hướng chính sách theo cách này. Đó chính là dấu hiệu cho một xu thế tích cực sẽ đến, sau một bước lùi mang tính cảnh báo mạnh mẽ đúng nghĩa vừa qua”.

“Sự vật lộn của cả hệ thống chính trị, với vai trò chủ công của Chính phủ, khi đồng hành cùng doanh nghiệp chống chịu với Covid-19 trong suốt quãng thời gian khó khăn đặc biệt vừa qua mang lại những kết quả ngày càng tích cực rõ nét. Nhưng chúng ta cũng phải mổ xẻ, nhìn nhận cho hết khó khăn và những điểm có vấn đề để có giải pháp phù hợp. Nhận diện rõ khó khăn không phải để tiêu cực, gây mất lòng tin mà để tìm ra những chính sách phù hợp nhất”. ông Thiên nhận định.

PGS.TS.Trần Đình Thiên – nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam
PGS.TS.Trần Đình Thiên – nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam.

Khi đại dịch Covid-19 bất chợt xảy đến, nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm, ngừng sản xuất, thậm chí là phá sản. Những khó khăn về lực lượng lao động trong bối cảnh dịch bệnh đã tạo ra khoảng trống lớn cho doanh nghiệp khi bắt tay vào hồi phục. Doanh nghiệp đã gặp phải khó khăn trong việc tuyển dụng, duy trì lực lượng lao động, song đây cũng chính là cơ hội để tái cấu trúc, chắt lọc lại lực lượng lao động theo hướng tinh gọn, hiệu quả hơn, cùng với đó đề ra các chính sách đào tạo mới để đáp ứng với thời kỳ mới.

Ngoài ra, khi những khó khăn do đại dịch gây ra khiến nhiều doanh nghiệp phải rời bỏ thị trường, thì lúc này những doanh nghiệp còn trụ lại trên thị trường sẽ có thêm cơ hội tiếp cận đơn hàng và thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài. Đây là cơ sở và là cơ hội rất tốt cho doanh nghiệp mở rộng quy mô nếu biết nắm bắt tình thế.

Vượt qua khủng hoảng Covid-19 để vươn lên

Hiện nay, nhờ cách chống dịch đúng đắn mà kết quả chống dịch ngày càng khả quan mà đã tạo lòng tin vững chắc hơn cho người dân và tạo niềm hy vọng về một triển vọng tươi sáng trong hồi phục kinh tế. Chính phủ đang khởi động lại quá trình mở cửa nền kinh tế một cách tích cực nhưng đủ thận trọng. Những yếu tố đó góp phần tạo niềm tin, củng cố động cơ để doanh nghiệp tích cực phục hồi mạnh hơn. Theo ông Thiên nhận định, có 3 yếu tố để “bơm máu” trực tiếp nhằm khôi phục nền kinh tế Việt Nam.

Thứ nhất, điểm tựa tăng trưởng đang được Chính phủ tích cực phát huy, đó chính là khu vực đầu tư nước ngoài - khu vực vẫn duy trì được sức tăng trưởng khá tốt trong bối cảnh dịch bệnh. Lâu nay, liên kết và lan tỏa phát triển giữa khu vực nước ngoài và trong nước rất yếu. Bối cảnh hiện nay cần được xem là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thuận lợi hơn với doanh nghiệp nước ngoài, tham gia chuỗi cung ứng của họ và nương sức của chuỗi để tiến lên.

Thứ hai là đẩy mạnh hơn nữa đầu tư công. Xu hướng này đang tích cực lên, song còn xa mới trở thành một động lực phục hồi kinh tế mạnh mẽ và hiệu quả như nó có thể. Chắc chắn, đây là kênh “tiếp máu” cho cơ thể kinh tế đang suy yếu một cách nhanh chóng và hiệu quả bậc nhất. Tuy nhiên, do bị rối trong hàng trăm, hàng ngàn thủ tục, quy trình của cơ chế “xin - cho”, không thể một sớm, một chiều mà gỡ ngay được mớ bòng bong đó. Chính phủ đã nhận diện rõ vấn đề này và đã xác định đây là nhiệm vụ ưu tiên. Thủ tướng lập ra tổ công tác đặc biệt thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công. Đây là một giải pháp quyết liệt, đúng tinh thần đột phá. Việc đẩy mạnh nỗ lực này không chỉ là cơ hội thúc đẩy đầu tư công giúp phục hồi kinh tế sớm mà quan trọng hơn, còn giúp phát hiện tính bất hợp lý của cơ chế và toàn bộ quy trình đầu tư công rắc rối, phức tạp hiện nay, trên cơ sở đó, tìm cách cải cách, đổi mới thực chất nó nhanh nhất và ít tổn thất nhất.

Cuối cùng chính là nỗ lực trong việc tháo gỡ nhanh, thủ tục tốt cho doanh nghiệp cũng tạo ra sức mạnh to lớn, chứ không chỉ là việc bơm vốn.

Ngoài 3 yếu tố “bơm máu” trực tiếp để phục hồi nền kinh tế như trên, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính đều đang quyết tâm cao, với tinh thần hỗ trợ doanh nghiệp tốt nhất. Chưa bao giờ khu vực tư nhân lại nhận được sự đồng thuận ủng hộ mạnh mẽ như hiện nay. Niềm tin của doanh nghiệp đặt vào các giải pháp của Chính phủ, của hệ thống ngân hàng vẫn tiếp tục được nâng cao khi tới đây, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước sẽ đưa ra những giải pháp mới, có thể còn mạnh mẽ hơn.

Ngoài những hỗ trợ từ phía Chính phủ hay hệ thống ngân hàng, thì ý thức và nỗ lực phục hồi của doanh nghiệp cũng rất quan trọng. Chính ý thức này giúp doanh nghiệp chủ động và tích cực nhận diện được điểm yếu, làm rõ được tình thế nó đang đối mặt và triển vọng đang chờ đợi phía trước. Đây chính là cơ sở để xác định đúng yêu cầu, tìm kiếm và lựa chọn đúng hệ giải pháp ưu tiên để sử dụng và phát huy tốt nhất nguồn lực phục hồi đang khan hiếm hiện nay.

ý thức và nỗ lực phục hồi của doanh nghiệp cũng rất quan trọng
Ý thức và nỗ lực phục hồi của doanh nghiệp là rất quan trọng. Ảnh: Internet.

Tình thế bất thường phải có giải pháp khác thường

Sức lực của các doanh nghiệp hiện đã suy yếu hơn nhiều so với cách đây 1 năm. Để vực chúng dậy, rõ ràng cần sự hỗ trợ mạnh hơn gấp bội và phải thật nhanh chóng để bảo đảm tính kịp thời. Sự hỗ trợ đó cũng cần tính đến một quãng thời gian phục hồi thích đáng sau dịch thì các doanh nghiệp mới có thể trở lại trạng thái bình thường.

Theo ông Thiên, để các doanh nghiệp có thể đứng thẳng dậy được và “xốc tới” chứ không phải “lom khom hồi phục”, các giải pháp hỗ trợ của Chính phủ và ngân hàng cần mạnh hơn nữa. “Đây là lúc cần nhất ngân sách nhà nước mạnh dạn chi hỗ trợ doanh nghiệp, để cứu nền kinh tế, thực chất cũng là cứu mình. Nếu không, nền kinh tế vẫn sẽ khó phục hồi, có thể lại bỏ mất thời cơ”, ông Thiên đánh giá.

Liên quan đến tiền tệ, đến khả năng tiếp cận vốn mới của doanh nghiệp, có cơ sở lý thuyết và kinh nghiệm để cho rằng từ thời điểm này, đây sẽ là yếu tố quyết định đến quá trình phục hồi nền kinh tế. Lúc này dòng tiền ở nhiều doanh nghiệp đã cạn kiệt, điều kiện vay vốn ngân hàng của họ sẽ kém hơn và rất khó để có thể đáp ứng các tiêu chuẩn vay của ngân hàng trong khi nhu cầu vốn mới để phục hồi sản xuất kinh doanh lại trở nên cấp thiết hơn.

Trong tình thế kinh tế khó khăn, các ngân hàng rất khó chấp nhận rủi ro để cho các doanh nghiệp này vay vốn. Nguy cơ doanh nghiệp không gượng dậy được vì thiếu vốn đồng nghĩa với sự phục hồi chậm và nhiều rủi ro của nền kinh tế.

Nhận định về vấn đề này, ông Thiên cho rằng: “Bây giờ là lúc chúng ta cần có cách tiếp cận mạnh dạn và can đảm để giải quyết vấn đề tiếp cận vốn mới của doanh nghiệp. Cần thành lập sớm Quỹ bảo lãnh tín dụng từ phía nhà nước, tức là nhà nước bảo lãnh cho doanh nghiệp vay ngân hàng khi họ thiếu điều kiện được vay. Đây là biện pháp cứu nền kinh tế, và đương nhiên là phải chấp nhận rủi ro. Rủi ro đến mức nào thì phải tính toán, có tiêu chuẩn rõ ràng, căn cứ vào chính khả năng phục hồi của doanh nghiệp nhờ khoản vay đó, với sự bảo đảm của các quy định luật pháp phù hợp. Tình thế bất thường phải có giải pháp khác thường, phải biết 'lấy độc trị độc' thì nền kinh tế mới 'giải độc' được”.

Ngoài ra, theo ông Thiên cũng cần phải tích cực mở cửa nền kinh tế vì hiện nay chúng ta đã kiểm soát được tình hình dịch bệnh, do đó không nên lo sợ quá mức. Chúng ta thận trọng nhưng cũng cần tích cực.

“Thời điểm hiện nay rất cần lãnh đạo các địa phương đối thoại, họp bàn với các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp để tìm ra vấn đề, các giải pháp thiết yếu không chỉ cho sự phát triển của địa phương mà còn cho cả đất nước. Chính phủ cũng cần tận dụng các nguồn này để đưa ra chính sách gần với thực tiễn”, ông Thiên đề xuất.

Doanh nghiệp là động lực giúp nền kinh tế phát triển mạnh mẽ. Vì vậy, việc hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh hậu dịch Cocid-19 hiện nay là nhiệm vụ cần thiết và cấp bách. Để nhận diện và nắm bắt được thời cơ từ trong và sau dịch Covid-19, doanh nghệp cần sự hỗ trợ từ phía nhà nước trong việc định hướng cũng như tạo điều kiện để có môi trường kinh doanh thuận lợi; tiếp tục được hỗ trợ về thuế, phí... Sự hỗ trợ từ phía nhà nước cần thiết song không có nghĩa doanh nghiêp trông chờ tuyệt đối, mất đi sự chủ động của mình. Chỉ khi 2 phía cùng chủ động, nỗ lực, nền kinh tế mới có nhiều động lực để hồi phục sớm. Bởi tương lai nền kinh tế chính là nhờ vào năng lực vực dậy của doanh nghiệp.

Bảo Bảo

Tin bài khác
VinFast tạo “sóng xanh” toàn quốc với xe máy điện giá chỉ từ 12 triệu đồng

VinFast tạo “sóng xanh” toàn quốc với xe máy điện giá chỉ từ 12 triệu đồng

Chương trình đối tác thân thiết toàn dân với mức ưu đãi lớn nhất từ trước đến nay giúp các mẫu xe máy VinFast có mức giá cạnh tranh hơn hẳn các mẫu xe máy xăng. Cộng với chi phí sử dụng gần như bằng 0, VinFast đang thúc đẩy làn sóng chuyển đổi xanh mạnh mẽ với phương tiện cá nhân tại Việt Nam.
Marriott tăng tốc trên đường đua nhà ở gắn thương hiệu

Marriott tăng tốc trên đường đua nhà ở gắn thương hiệu

Marriott không chỉ nổi tiếng với chuỗi khách sạn sang trọng toàn cầu, mà giờ đây còn đang nhanh chóng trở thành một thương hiệu mạnh trong phân khúc residences – khu dân cư cao cấp mang thương hiệu khách sạn. Với gần 300 địa điểm tại 50 quốc gia.
AgriS đồng hành kiến tạo hệ sinh thái nông nghiệp xanh bền vững

AgriS đồng hành kiến tạo hệ sinh thái nông nghiệp xanh bền vững

Trong bối cảnh Việt Nam đẩy mạnh chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, số hóa và phát triển bền vững, AgriS được xem là hình mẫu Doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao, tiêu biểu trong đổi mới sáng tạo.
Khách sạn Legend Valley: Giao điểm hoàn hảo giữa nghỉ dưỡng và golf tại Hà Nam

Khách sạn Legend Valley: Giao điểm hoàn hảo giữa nghỉ dưỡng và golf tại Hà Nam

Khu phức hợp thể thao và du lịch Legend Valley Country Club cùng sân golfThiên Đường, khách sạn Legend Valley là điểm đến lý tưởng dành cho các golf thủ khi mang tới những trải nghiệm nghỉ dưỡng trọn vẹn.
Ford mở rộng Dịch vụ lưu động 4 giờ hoặc miễn phí tới khách hàng TP. Hồ Chí Minh

Ford mở rộng Dịch vụ lưu động 4 giờ hoặc miễn phí tới khách hàng TP. Hồ Chí Minh

Với định hướng khách hàng làm trung tâm, Ford Việt Nam liên tục triển khai khảo sát thực tế và tối ưu quy trình trải nghiệm sở hữu xe. Trong đó, Dịch vụ lưu động 4 giờ được phát triển từ chính nhu cầu thực tiễn, trở thành một trong những sáng kiến nổi bật, đã phục vụ hàng nghìn khách hàng tại Hà Nội và được mở rộng tới TP. Hồ Chí Minh.
Mận hậu Sơn La cất cánh cùng Vietnam Airlines

Mận hậu Sơn La cất cánh cùng Vietnam Airlines

Hơn 2 tấn mận hậu Sơn La chính thức lên máy bay Vietnam Airlines và vào chuỗi phân phối của Saigon Co.op, Go!, WinCommerce, mở ra cơ hội mới cho nông sản miền núi Tây Bắc.
ChatGPT thúc đẩy doanh thu OpenAI chạm mốc 10 tỷ USD năm 2025

ChatGPT thúc đẩy doanh thu OpenAI chạm mốc 10 tỷ USD năm 2025

Động lực chính phía sau con số "khủng" này của OpenAI đến từ sự bùng nổ người dùng ChatGPT với khoảng 500 triệu người dùng hoạt động hàng tuần (tính đến cuối tháng 3).
Hyundai tung chiến dịch quảng bá xe hybrid đột phá “Sự kết hợp hoàn hảo”

Hyundai tung chiến dịch quảng bá xe hybrid đột phá “Sự kết hợp hoàn hảo”

Hyundai đẩy mạnh tiếp thị xe hybrid với chiến dịch sáng tạo tại Texas, doanh số tăng 44% bất chấp biến động kinh tế toàn cầu.
BAC A BANK tăng tốc hỗ trợ doanh nghiệp với lãi vay ngắn hạn ưu đãi 2025

BAC A BANK tăng tốc hỗ trợ doanh nghiệp với lãi vay ngắn hạn ưu đãi 2025

BAC A BANK triển khai gói vay ngắn hạn “Vay ưu đãi - Lãi đặc quyền” với lãi suất cạnh tranh, tiếp sức doanh nghiệp bứt phá kinh doanh năm 2025, hạn mức 3.000 tỷ đồng.
Kim Oanh Group - Trở về nguồn cội, lan tỏa yêu thương

Kim Oanh Group - Trở về nguồn cội, lan tỏa yêu thương

Trong hành trình phát triển bền vững của một doanh nghiệp mang trong mình “khát vọng nhân sinh”, Kim Oanh Group luôn lấy giá trị cộng đồng làm điểm tựa.
Văn phòng Duyên hải phía Bắc: Điểm tựa truyền thông của doanh nghiệp vùng kinh tế trọng điểm

Văn phòng Duyên hải phía Bắc: Điểm tựa truyền thông của doanh nghiệp vùng kinh tế trọng điểm

Văn phòng đại diện Duyên hải phía Bắc – Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập vừa tổ chức buổi tiệc giao lưu kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025). Đây không chỉ là dịp để tri ân các thế hệ nhà báo, mà còn là cơ hội để nhìn lại chặng đường đồng hành bền bỉ, đầy tâm huyết của báo chí với cộng đồng doanh nghiệp vùng duyên hải – một trong những động lực kinh tế trọng điểm của cả nước.
Dòng vốn lưu động tự sinh lời tối ưu với tài khoản Siêu Lợi Suất VIB dành cho doanh nghiệp

Dòng vốn lưu động tự sinh lời tối ưu với tài khoản Siêu Lợi Suất VIB dành cho doanh nghiệp

Trong dòng chảy tài chính doanh nghiệp, luôn tồn tại những khoảng dừng – đó là lúc dòng tiền tạm chưa sử dụng, chờ quay vòng, chờ quyết toán, hoặc để dự phòng. Thay vì để nguồn lực này ngủ quên, ngân hàng Quốc Tế (VIB) đã mở rộng áp dụng tài khoản Siêu Lợi Suất VIB cho hộ kinh doanh, doanh nghiệp, giúp sinh lời hiệu quả cho từng đồng vốn lưu động của doanh nghiệp với lợi suất mỗi ngày đến 4,5%/năm.
Phát triển thủy sản Việt Nam: Bắt đầu từ minh bạch và chuyển đổi xanh

Phát triển thủy sản Việt Nam: Bắt đầu từ minh bạch và chuyển đổi xanh

Trong bối cảnh ngành thủy sản Việt Nam đang chịu sức ép chưa từng có từ biến đổi khí hậu, thẻ vàng IUU, rào cản kỹ thuật và “rào cản xanh” từ thị trường xuất khẩu, yêu cầu chuyển đổi sang phát triển bền vững, phát triển xanh, minh bạch và ứng dụng công nghệ cao trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
“Đổi xăng lấy điện” gây sốt tại Hải Phòng, Đà Nẵng: Nhiều người lái thử chốt đơn ngay tại chỗ

“Đổi xăng lấy điện” gây sốt tại Hải Phòng, Đà Nẵng: Nhiều người lái thử chốt đơn ngay tại chỗ

Chuỗi sự kiện “Đổi xăng lấy điện - Cùng VinFast kiến tạo tương lai xanh” của VinFast đã được người tiêu dùng đón nhận nồng nhiệt ngay từ những ngày đầu tổ chức tại Hải Phòng và Đà Nẵng. Tại đây, khách hàng được trải nghiệm thực tế các dòng xe máy điện mới nhất đến từ thương hiệu Việt.
Tesla đang bị chính những “truyền nhân” Trung Quốc nuốt chửng

Tesla đang bị chính những “truyền nhân” Trung Quốc nuốt chửng

Đế chế xe điện Tesla của tỷ phú Elon Musk đang âm thầm đánh mất địa bàn chiến lược nhất, thị trường Trung Quốc vào tay những đối thủ nội địa từng được chính Tesla truyền cảm hứng.