Thứ tư 30/10/2024 10:29
Hotline: 024.355.63.010
Kinh tế số

TSMC tại Nhật Bản: 5 điều cần biết về kế hoạch nhà máy sản xuất chip

19/10/2021 09:45
tsmc, nhà máy sản xuất chip, nhật bản, google, qualcomm, intel, sony, samsung, chất bán dẫn, chip
aa
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: internet)

Nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới đang chuẩn bị xây dựng nhà máy sản xuất đầu tiên tại Nhật Bản, được đánh giá là một chiến thắng to lớn đối với một quốc gia đang nỗ lực tái thiết ngành công nghiệp bán dẫn sau nhiều năm suy thoái. TSMC đã công bố kế hoạch vào thứ năm và chính phủ Nhật Bản lên tiếng ủng hộ dự án với mức trợ cấp ước tính 8 tỷ đô la Mỹ. Nhưng, chính xác nhà máy sẽ sản xuất những mặt hàng nào và ai sẽ hưởng lợi từ khoản đầu tư.

Tại sao TSMC xây dựng nhà máy tại Nhật Bản?

Mục tiêu xây dựng nhà máy tại đây chủ yếu để phục vụ Sony và các khách hàng Nhật Bản khác. Tuy nhiên, khoản đầu tư cũng nằm trong một phần nỗ lực toàn cầu rộng lớn hơn của nhà sản xuất chip. Áp lực địa chính trị gia tăng do sự gián đoạn Covid-19 và tình trạng thiếu chip chưa từng có đang tác động đến ngành công nghiệp ô tô. Đầu năm nay, Mỹ nhận định khi ngành công nghiệp công nghệ phụ thuộc nhiều vào Đài Loan sẽ dẫn đến một rủi ro tiềm tàng đối với chuỗi cung ứng toàn cầu.

Hiện TSMC dành 100 tỷ đô la cho chiến lược mở rộng ra nước ngoài trong ba năm đến năm 2023. Vào tháng 6, tập đoàn đã động thổ một nhà máy ở Arizona, cơ sở tiên tiến nhất bên ngoài Đài Loan. Công ty cũng đang xem xét xây dựng một nhà máy sản xuất chip ở Đức nhưng nhà máy ở Nhật Bản không nằm trong kế hoạch 100 tỷ đô.

Nhà máy sản xuất loại chip nào?

Nhà máy mới sẽ được đặt tại Kumamoto, phía Tây Nhật Bản, trên khu đất gần nhà máy sản xuất chip thuộc sở hữu của Sony, khách hàng lớn nhất của TSMC tại thị trường này. Chi phí xây dựng ước tính khoảng 1 nghìn tỷ yên (8,8 tỷ đô la) và chính phủ Nhật Bản dự kiến ​​sẽ hỗ trợ dự án trong nhiều năm.

Nhà máy sẽ sản xuất nhiều loại chip, chủ yếu là bộ xử lý tín hiệu hình ảnh đến bộ vi điều khiển sử dụng công nghệ sản xuất 22 và 28 nm. Tuy nhiên, công nghệ này vẫn thua xa 5-nm tiên tiến nhất của TSMC đang được sử dụng tại các nhà máy trong nước, chủ yếu dành cho các bộ vi xử lý điện thoại thông minh và máy tính. Mặt khác, chip 22 và 28 nm được xem là những lựa chọn tiết kiệm chi phí nhất với nhiều ứng dụng cho các ngành công nghiệp điện tử tiêu dùng, máy tính và ô tô. Để hiểu rõ hơn, kích thước nanomet đề cập đến khoảng cách trên một chất bán dẫn, kích thước càng nhỏ thì chip càng cao cấp. Samsung của Hàn Quốc hiện là nhà sản xuất chip duy nhất ngoài TSMC có thể sản xuất hàng loạt chip 5 nm.

Rủi ro khi mở rộng ra nước ngoài

Trong nhiều thập kỷ, TSMC đã tập trung hoạt động tại Đài Loan và nhận được ưu ái từ chính phủ từ đảm bảo nguồn nước, nguồn điện và đất đai. Nguồn nhân sự tài năng và chuỗi cung ứng trưởng thành tại đây giúp công ty duy trì chi phí hoạt động tương đối thấp ngay cả khi theo đuổi công nghệ tiên tiến.

Người sáng lập TSMC, Morris Chang, nhiều lần cảnh báo về những rủi ro khi mở rộng ra nước ngoài, cụ thể là chi phí cao hơn và sản xuất thiếu hụt. Hơn nữa, các nhà điều hành trong ngành cho biết xây dựng nhà máy mới có thể tốn gấp 2-3 lần so với việc xây dựng một nhà máy sản xuất chip tương tự ở Đài Loan. Đồng thời, các nguồn tin thân cận với công ty cho biết TSMC cần tìm các địa điểm ngoài Đài Loan để tăng trưởng dài hạn vì khu vực này chịu nhiều hạn chế về tài nguyên, chẳng hạn như tình trạng thiếu nước và điện xảy ra đầu năm nay.

Nhật Bản thu được gì từ khoản đầu tư này?

Nhật Bản cũng đang tham gia cuộc đua chip toàn cầu. Tân Thủ tướng Fumio Kishida coi công cuộc tái xây dựng ngành công nghiệp chip của đất nước là một phần quan trọng trong chính sách kinh tế, dự định khởi động một khuôn khổ hỗ trợ các nhà sản xuất công nghệ cao.

"Ngành công nghiệp bán dẫn của đất nước sẽ đóng vai trò quan trọng và trở nên tự chủ hơn, đóng góp lớn vào an ninh kinh tế", Kishida phát biểu trong một cuộc họp báo vào tối thứ năm. Quyết định xây dựng một nhà máy với công nghệ sản xuất tương đối hoàn thiện có thể phản ánh nhu cầu của những khách hàng. Chẳng hạn như Sony hiện cần các loại chip khác ngoài chip 5 nm nhưng phía các khách hàng Mỹ của TSMC gồm Apple và Google yêu cầu công nghệ tốt nhất.

Ý nghĩa đối với cuộc khủng hoảng chip toàn cầu và ngành công nghiệp

Các nhà máy mới của TSMC sẽ không có tác động ngay lập tức đến tình trạng thiếu chip, vì cả nhà máy ở Arizona và nhà máy ở Kumamoto dự kiến ​​sẽ đi vào sản xuất hàng loạt cho đến năm 2024. Hơn nữa, TSMC cho rằng tình trạng thiếu hụt hiện tại, đặc biệt trong lĩnh vực ô tô, liên quan nhiều hơn đến sự gián đoạn gây ra bởi Covid-19 ở Đông Nam Á. Tình trạng mất điện và hạn chế gần đây ở Trung Quốc cũng đang siết chặt nguồn cung chip.

Tuy nhiên, kế hoạch của nhà sản xuất chip Đài Loan xuất phát từ bối cảnh các đối thủ chi lớn để mở rộng công suất. Intel, nhà sản xuất chip lớn nhất của Mỹ chi 20 tỷ đô xây dựng các cơ sở sản xuất ở Arizona với hy vọng giành được đơn đặt hàng từ Apple và Qualcomm. Giám đốc điều hành công ty cho biết sẽ chi tới 80 tỷ euro trong thập kỷ tới ở châu Âu để nâng cao năng lực sản xuất chip của châu lục này.

Trong khi đó, Samsung đặt mục tiêu đổ vốn hàng tỷ đô la để mở rộng cơ sở sản xuất ở Texas, đáp ứng lời kêu gọi của Washington. "Gã khổng lồ" Hàn Quốc tự sản xuất chip cho chính mình và những người chơi khác, như Qualcomm và Google đồng thời nỗ lực thu hút nhiều khách hàng hơn đến với doanh nghiệp.

TL (theo Nikkie Asia)

Tin bài khác
Meta phát triển công cụ tìm kiếm mới bằng AI nhằm cạnh tranh với Google và Microsoft

Meta phát triển công cụ tìm kiếm mới bằng AI nhằm cạnh tranh với Google và Microsoft

Động thái của Meta là một phần trong xu hướng lớn hơn khi nhiều công ty công nghệ lớn, như Apple và OpenAI, đang nỗ lực phát triển nền tảng tìm kiếm AI riêng.
Microsoft tố Google hạ uy tín công ty tại châu Âu bằng chiến dịch ngầm

Microsoft tố Google hạ uy tín công ty tại châu Âu bằng chiến dịch ngầm

Việc Microsoft tố Google mở ra xung đột mới giữa 2 công ty đang cạnh tranh trong lĩnh vực hạ tầng đám mây, cũng như quảng cáo trực tuyến và phần mềm công việc.

Công ty mẹ của Google dự kiến báo cáo tăng trưởng doanh thu thấp kỷ lục

Công ty mẹ của Google dự kiến công bố tăng trưởng doanh thu thấp nhất trong 4 quý gần đây, khi Google Search và YouTube đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt.
Có bao nhiêu % dân số thế giới chưa được tiếp cận với internet di động?

Có bao nhiêu % dân số thế giới chưa được tiếp cận với internet di động?

Thời đại 4.0 “bùng nổ” việc sử dụng internet di động là nhu cầu thiết yếu, nhưng hiện nay có bao % dân số thế giới chưa được tiếp cận với internet di động?
Mỹ siết đầu tư AI vào Trung Quốc: Động thái chiến lược nhằm bảo vệ an ninh

Mỹ siết đầu tư AI vào Trung Quốc: Động thái chiến lược nhằm bảo vệ an ninh

Việc Mỹ siết đầu tư AI vào Trung Quốc nhằm ngăn chặn công nghệ và nguồn vốn Mỹ có thể bị sử dụng cho các mục tiêu quân sự hoặc an ninh quốc gia của Trung Quốc.
Apple Intelligence ra mắt trên iOS 18.1: Người dùng có thể trải nghiệm tính năng gì?

Apple Intelligence ra mắt trên iOS 18.1: Người dùng có thể trải nghiệm tính năng gì?

Trên iOS 18.1, lần đầu Apple cung cấp tính năng ghi âm cuộc gọi, sau đó Apple Intelligence có thể hỗ trợ chuyển giọng nói thành văn bản, tóm tắt nội dung chính.
Vì sao iPhone 16 không được phép tiếp thị tại Indonesia?

Vì sao iPhone 16 không được phép tiếp thị tại Indonesia?

Đây là trở ngại lớn đối với Apple, vốn đang tận hưởng doanh số bán hàng tốt của sản phẩm chủ lực là iPhone 16, đặc biệt khi nhu cầu tăng cao tại Trung Quốc.
Nguyên nhân gì khiến tốc độ 5G chưa ổn định, có lúc chậm hơn 4G?

Nguyên nhân gì khiến tốc độ 5G chưa ổn định, có lúc chậm hơn 4G?

Trước phản hồi của một số người dùng về việc gặp khó khăn trong truy cập và tốc độ mạng 5G chậm, đại diện Viettel đã đưa ra lời giải thích để làm rõ vấn đề này.
Apple chật vật giữ thị phần tại Trung Quốc giữa cuộc đua smartphone khốc liệt

Apple chật vật giữ thị phần tại Trung Quốc giữa cuộc đua smartphone khốc liệt

Apple đã phải đối mặt với thêm nhiều trở ngại ở thị trường Trung Quốc, gồm cả lệnh hạn chế sử dụng iPhone của một số cơ quan chính phủ.
Viettel An Giang ra mắt mạng 5G đầu tiên tại Việt Nam, đánh dấu 20 năm hành trình kết nối công nghệ

Viettel An Giang ra mắt mạng 5G đầu tiên tại Việt Nam, đánh dấu 20 năm hành trình kết nối công nghệ

Viettel chính thức khai trương mạng 5G đầu tiên tại Việt Nam, trùng với dịp kỷ niệm 20 năm kinh doanh dịch vụ di động và hướng tới 80 năm ngày thành lập QĐND.
Apple có thể đã yêu cầu đối tác cắt giảm sản lượng iPhone 16

Apple có thể đã yêu cầu đối tác cắt giảm sản lượng iPhone 16

Các chuyên gia chỉ ra rằng, việc thiếu đổi mới về phần cứng là một trong những nguyên nhân khiến nhu cầu đối với các mẫu iPhone mới của Apple trở nên giảm sút.
Chính sách hoa hồng mới của Temu liệu có thực sự hấp dẫn người dùng Việt?

Chính sách hoa hồng mới của Temu liệu có thực sự hấp dẫn người dùng Việt?

Vừa qua, Temu – sàn thương mại điện tử của Trung Quốc đã tung ra mức hoa hồng hấp dẫn khi cho người dùng tại Việt Nam đăng ký chương trình tiếp thị liên kết.
EVNSPC trao đổi kinh nghiệm về quản lí lưới điện thông minh với Công ty Energy Pool (Pháp)

EVNSPC trao đổi kinh nghiệm về quản lí lưới điện thông minh với Công ty Energy Pool (Pháp)

Sáng 23/10, EVNSPC làm việc với Công ty Energy Pool, trao đổi về kinh nghiệm, giải pháp trong quản lý lưới điện thông minh và khả năng hợp tác giữa hai bên.
Bà Rịa- Vũng Tàu: Đẩy mạnh tuyên truyền phòng, chống lừa đảo trên không gian mạng

Bà Rịa- Vũng Tàu: Đẩy mạnh tuyên truyền phòng, chống lừa đảo trên không gian mạng

Để nâng cao kỹ năng phòng, chống lừa đảo trực tuyến cho người dân, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã triển khai nhiều biện pháp chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng.
Ngành hàng nào dẫn đầu về doanh số trên sàn thương mại điện tử trong quý III?

Ngành hàng nào dẫn đầu về doanh số trên sàn thương mại điện tử trong quý III?

Quý III, thị trường thương mại điện tử Việt Nam ghi nhận sự phát triển mạnh mẽ trong các ngành hàng như làm đẹp, giày dép nam, bách hóa - thực phẩm, thời trang.