Tình hình hoạt động xuất nhập khẩu năm 2021 của Tây Ban Nha
- 230
- Cơ hội giao thương
- 14:30 24/02/2022
DNHN - Xuất khẩu của Tây Ban Nha tăng 21,2% trong giai đoạn từ tháng 1-12 năm 2021 so với cùng kỳ giai đoạn 2020.
Về kim ngạch
Xuất khẩu của Tây Ban Nha tăng 21,2% trong giai đoạn từ tháng 1-12 năm 2021 so với cùng kỳ giai đoạn 2020 đạt 316,61 tỷ Euro và nhập khẩu tăng 24,8% lên 342,79 tỷ Euro. Theo thực tế, xuất khẩu tăng 12,4% so với cùng kỳ năm ngoái, do giá xuất khẩu tăng 7,9%, và nhập khẩu tăng 13,8% so với cùng kỳ năm ngoái do giá nhập khẩu tăng 9,7%.
Thâm hụt thương mại của Tây Ban Nha tăng lên 26,18 tỷ Euro (so với thâm hụt 13,42 tỷ euro cùng kỳ giai đoạn 2020). Tỷ lệ xuất/nhập khẩu đạt 92,4%, thấp hơn 2,7 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2020 (95,1%, số liệu tạm tính). Cán cân thương mại không tính sản phẩm năng lượng thâm hụt 852,2 triệu Euro, trái ngược với thặng dư 1,11 tỷ euro trong năm 2020, và cán cân thương mại các sản phẩm năng lượng thâm hụt tăng 74,3% so với cùng kỳ năm ngoái lên 25,33 tỷ Euro.
Về cơ cấu ngành hàng
Các lĩnh vực xuất khẩu chính của Tây Ban Nha trong năm 2021 là tư liệu sản xuất (chiếm 18,6% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 13,8% so với cùng kỳ năm trước), thực phẩm, đồ uống và thuốc lá (18,0% tổng kim ngạch, tăng 11,1%), sản phẩm hóa chất (17,0% trong tổng xuất khẩu, tăng 32,3%) và phương tiện đi lại (12,8% trong tổng xuất khẩu, tăng 5,0%).
Thị phần lớn nhất theo ngành hàng nhập khẩu của Tây Ban Nha là tư liệu sản xuất (chiếm 20,7% tổng nhập khẩu và tăng 14,3% so với cùng kỳ năm trước), theo đó là sản phẩm hóa chất (18,5% tổng kim ngạch nhập khẩu, tăng 28,5%), năng lượng (13,6% tổng nhập khẩu, tăng 72,3%) và thực phẩm, đồ uống và thuốc lá (11,5% tổng nhập khẩu, tăng 16,5%).
Trong số các phân ngành, đóng góp tích cực lớn nhất vào sự thay đổi hàng năm trong xuất khẩu của Tây Ban Nha (tăng 21,2%) là dầu và phụ phẩm (2,3 điểm phần trăm), thuốc chữa bệnh (1,9 điểm) và sắt thép (1,3 điểm điểm). Mặt khác, đóng góp tiêu cực lớn nhất theo phân ngành tương ứng với máy bay (-0,2 điểm).
Các phân ngành có đóng góp tích cực nhất vào sự thay đổi hàng năm trong nhập khẩu của Tây Ban Nha trong năm 2021 (tăng 24,8%) là dầu và phụ phẩm (4,7 điểm), thuốc chữa bệnh (2,2 điểm) và khí (1,7 điểm). Đóng góp tiêu cực duy nhất là máy bay (-0,1 điểm).
Sự phục hồi tăng trưởng kinh tế thế giới, nhất là khu vực thị trường xuất khẩu chính của Tây Ban Nha như EU, Bắc Mỹ và châu Mỹ la tinh; việc tăng cường thực hiện các chính sách kích thích kinh tế - tài chính, trong đó đặc biệt là Kế hoạch Hồi phục, Chuyển đổi và Tự cường (Recovery, Transformation and Resilience Plan); và cùng với dự kiến hoàn thành mở rộng diện tiêm chủng vắc-xin cho tất cả các đối tượng khoảng trên 95% dân số ngay trong nửa đầu năm 2022 là những yếu tố cơ bản cho dự báo tình hình hoạt động xuất nhập khẩu năm 2022 của Tây Ban Nha sẽ tiếp tục đà tăng trưởng khả quan.
PV
Bài liên quan
# kim ngạch xuất khẩu

262 doanh nghiệp đạt tiêu chí vào vòng sơ tuyển doanh nghiệp xuất khẩu uy tín năm 2020
Bộ Công Thương xét chọn các doanh nghiệp dựa trên cơ sở các tiêu chí quy định về mức kim ngạch xuất khẩu tối thiểu, về uy tín trong kinh doanh đối với bạn hàng nước ngoài, về việc chấp hành nghĩa vụ đối với Nhà nước trong lĩnh vực hải quan, lĩnh vực thuế, lĩnh vực môi trường… của các doanh nghiệp.
Đọc thêm Cơ hội giao thương
Đồng hành cùng doanh nghiệp trong nước đẩy mạnh tiêu thụ hàng Việt tại khu vực Bắc Âu
Hội doanh nghiệp Việt Nam tại Thụy Điển chính thức ra mắt vào tháng 11/2021, là cầu nối và hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận với thị trường Thụy Điển cũng như Bắc Âu...
Chú trọng vận tải đường sắt khi xuất khẩu sang Trung Quốc
Đó là lời khuyên của bà Đặng Thị Thanh Phương - Phó trưởng phòng Đông Bắc Á, Vụ Thị trường châu Á, châu Phi (Bộ Công Thương) với các doanh nghiệp xuất hàng qua Trung Quốc vì đây là kênh tốt nhất trong điều kiện Trung Quốc vẫn đang thực hiện chính sách “Zero Covid-19”.
Giới thiệu môi trường đầu tư TP. Đà Nẵng cho người Việt Nam ở nước ngoài
Nhằm phát huy nguồn lực người Việt Nam ở nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng, trong đó tăng cường các hoạt động thu hút đầu tư của người Việt Nam ở nước ngoài đối với thành phố Đà Nẵng, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng phối hợp với Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài – Bộ Ngoại giao và Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài TP. Hồ Chí Minh tổ chức “Tọa đàm giới thiệu môi trường đầu tư thành phố Đà Nẵng hướng đến Người Việt Nam ở nước ngoài”, vào ngày 12/8/2022.
Doanh nghiệp Lào mong muốn đưa nông sản, hàng hóa vào hệ thống siêu thị tại Hà Nội
Trong khuôn khổ Chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch với chủ đề “Hà Nội - Viêng Chăn, hợp tác cùng phát triển”, đoàn công tác đến từ Viêng Chăn, Lào đã có chuyến khảo sát các siêu thị, trung tâm thương mại tại Hà Nội.
Giải pháp đảy mạnh xuất khẩu hàng dệt may
Trong 6 tháng qua, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt hơn 22,3 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, với mục tiêu kế hoạch cả năm là 43,5 tỷ USD, chặng đường phía trước còn nhiều gian nan và đòi hỏi các doanh nghiệp phải nỗ lực hơn nữa ngay từ bây giờ...
Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa trực tiếp Vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Từ ngày 5/8 đến 9/8, tại Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra chương trình Kết nối giao thương giữa nhà cung cấp Vùng Đồng bằng sông Cửu Long với các doanh nghiệp xuất khẩu và tổ chức xúc tiến thương mại. Chương trình cung cấp thông tin, giải pháp giúp doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa trực tiếp vào các mạng lưới phân phối nước ngoài và tham gia hiệu quả chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu.
Lãnh đạo tỉnh Long An làm việc với Chủ tịch Tập đoàn GS - Yongsoo Huh tại Hàn Quốc
Nhân dịp tham dự Hội thảo xúc tiến đầu tư, Diễn đàn khu vực biển Hoàng Hải lần thứ 8 tổ chức tại tỉnh Chungcheongnam (Hàn Quốc), Đoàn công tác tỉnh Long An do ông Nguyễn Văn Út - Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng đoàn cùng lãnh đạo các sở, ngành có cuộc gặp gỡ, làm việc với Chủ tịch Tập đoàn GS - Yongsoo Huh tại Hàn Quốc.
Tận dụng cơ hội từ UKVFTA trong thúc đẩy xuất khẩu cà phê sang thị trường Vương quốc Anh
Bộ Công Thương nhận định, các doanh nghiệp Việt Nam cần nhanh chóng tận dụng cơ hội từ UKVFTA mang lại trong thúc đẩy xuất khẩu cà phê sang Anh. Bởi theo cam kết của UKVFTA, sau 6 năm kể từ khi UKVFTA có hiệu lực, Vương quốc Anh sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Tư vấn xuất khẩu gia vị Việt sang thị trường Trung Đông
Cục Xúc tiến thương mại phối hợp với các Thương vụ Việt Nam tại các nước Trung Đông, châu Phi tổ chức Phiên tư vấn xuất khẩu gia vị sang các thị trường này.
Những điều cần biết về thị trường Đan Mạch
Môi trường kinh doanh của Đan Mạch được đánh giá là thân thiện, 10 năm liền được Ngân hàng Thế giới xếp hạng là nước có môi trường kinh doanh tốt nhất châu Âu và luôn đứng trong 5 nước có môi trường kinh doanh tốt nhất thế giới.