Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động và huy động nguồn lực của doanh nghiệp nhà nước
- 148
- Doanh nghiệp
- 16:18 13/05/2022
DNHN - Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Nghị quyết số 68/NQ-CP về tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động và huy động nguồn lực của doanh nghiệp nhà nước ( DNNN), trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty trong phát triển kinh tế-xã hội.

Nghị quyết nêu rõ, khu vực DNNN là lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước. Trong các năm qua, DNNN đã đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, an sinh xã hội, thực hiện các nhiệm vụ chính trị do Đảng và Nhà nước giao, thể hiện vai trò nòng cốt trong một số ngành, lĩnh vực và tạo nguồn thu đáng kể cho ngân sách nhà nước. Đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19 và những biến động trong khu vực và quốc tế, DNNN đã tích cực triển khai và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.
Bên cạnh các kết quả đạt được, khu vực DNNN vẫn còn một số tồn tại, hạn chế trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như trong huy động nguồn lực, cụ thể:
Vai trò dẫn dắt, tạo động lực, mở đường, thúc đẩy các thành phần kinh tế khác chưa được phát huy rõ nét. Năng lực đổi mới sáng tạo còn hạn chế, đặc biệt trong các ngành có khả năng dẫn dắt chuyển đổi cơ cấu kinh tế như các công nghệ lõi, công nghệ số trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0; các ngành năng lượng mới, năng lượng sạch; các ngành chứa đựng giá trị khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo cao...
Hiệu quả hoạt động của khu vực DNNN chưa tương xứng với nguồn lực nắm giữ, vẫn còn doanh nghiệp, dự án sản xuất, kinh doanh hiệu quả thấp, thua lỗ kéo dài. Trong giai đoạn 2016 - 2020, hầu như các tập đoàn kinh tế, tổng công ty không khởi công các dự án, công trình mới, nguồn lực đầu tư giảm dần. Các DNNN chưa liên kết chặt chẽ với nhau, chưa tạo điều kiện thuận lợi nhất để doanh nghiệp tư nhân, trong đó có các doanh nghiệp nhỏ và vừa cùng tham gia vào chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị. Công tác cổ phần hóa, thoái vốn còn chậm so với tiến độ đề ra, việc cơ cấu lại DNNN vẫn chưa mang tính toàn diện và đi vào thực chất. Công tác đổi mới quản trị doanh nghiệp còn chậm, chưa theo kịp yêu cầu biến động của thị trường. Công tác quản lý đầu tư, quản lý tài chính, quản lý rủi ro, thực hành tiết kiệm và chống lãng phí, thất thoát còn lỏng lẻo; chi phí sản xuất kinh doanh còn lớn, chất lượng nguồn nhân lực chưa cao. Nhiều doanh nghiệp chưa triệt để ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành, dẫn đến chưa phát hiện kịp thời các vấn đề phát sinh trong kinh doanh. Chế độ đãi ngộ và xử lý trách nhiệm của người quản lý doanh nghiệp cơ bản vẫn theo nguyên tắc như đối với viên chức nhà nước, chưa tạo được động lực gắn với trách nhiệm theo cơ chế thị trường.
Những hạn chế, yếu kém nêu trên của DNNN do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. về nguyên nhân khách quan, tình hình kinh tế chính trị trên thế giới có nhiều biến động, dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất kinh doanh của DNNN. Các DNNN thực hiện sắp xếp, đổi mới trong giai đoạn này hầu hết là các doanh nghiệp lớn, còn tồn tại nhiều vướng mắc về tài chính, sở hữu nhiều đất đai nên công tác triển khai kéo dài. về nguyên nhân chủ quan, việc thể chế hóa và tổ chức thực hiện các chủ trương của Đảng về DNNN còn bất cập, chưa kịp thời thay đổi cơ chế, chính sách nhằm tháo bỏ rào cản hành chính, khuyến khích doanh nghiệp chủ động đầu tư mở rộng kinh doanh, đổi mới, sáng tạo. Chưa rõ cơ chế phối hợp, cơ quan đầu mối tổng hợp về tình hình hoạt động của DNNN để kịp thời tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các giải pháp toàn diện, hiệu quả đối với hoạt động của DNNN. Các DNNN chưa nỗ lực nắm bắt được thời cơ và thu hút nguồn lực của thị trường, chưa tham gia sâu, rộng hội nhập kinh tế quốc tế, chưa tạo được giá trị gia tăng cao. Vai trò, nhận thức, trách nhiệm của người đứng đầu DNNN còn hạn chế.
Để tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nhất là trong công tác đầu tư nhằm khơi thông nguồn lực, phát huy vai trò của DNNN trong phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là địa phương), Hội đồng thành viên, Người đại diện phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp khẩn trương quán triệt, thực hiện quyết liệt, hiệu quả những nội dung sau.
Cụ thể, đến hết năm 2025, phấn đấu 100% tập đoàn kinh tế, tổng công ty có dự án triển khai mới, trong đó có một số dự án đầu tư tiêu biểu, có tính chất dẫn dắt, lan tỏa, mang thương hiệu của doanh nghiệp nhà nước.
Có ít nhất 25 doanh nghiệp nhà nước có vốn chủ sở hữu hoặc vốn hóa trên thị trường chứng khoán đạt trên 1 tỷ đôla Mỹ, trong đó có ít nhất 10 doanh nghiệp đạt mức trên 5 tỷ đôla Mỹ; 100% doanh nghiệp nhà nước có định hướng và thực hiện chuyển dịch đầu tư, hướng đến các dự án đầu tư, sử dụng công nghệ xanh, sạch và giảm thải khí carbon.
Đóng góp của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước vào ngân sách nhà nước bình quân giai đoạn 2021-2025 tăng khoảng 5%-10% so với giai đoạn 2016-2020.
PV
Bài liên quan
# phát triển kinh tế-xã hội

Kiểm soát dịch bệnh để vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa khôi phục, phát triển kinh tế-xã hội
Sáng 9/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đã chủ trì họp trực tuyến toàn quốc Ban Chỉ đạo với các địa phương để đánh giá công tác phòng, chống dịch COVID-19 thời gian qua; nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống dịch phục vụ phục hồi phát triển kinh tế-xã hội thời gian tới.
Đọc thêm Doanh nghiệp
Dừng làm thủ tục hải quan để cưỡng chế thuế LORENZ FOOD Việt Nam
Công ty TNHH LORENZ FOOD Việt Nam đã chậm nộp thuế quá 90 ngày kể từ thời gian hết hạn nộp theo quy định. Công ty này có người đại diện pháp luật là Trần Bảo Ngọc, hoạt động từ tháng 11/2019.
Xử lý Dược phẩm Tritydo Hưng Phước do sai phạm trong kinh doanh
Cục An toàn thực phẩm xác định Công ty TNHH Dược phẩm Tritydo Hưng Phước đã có hành vi sai phạm về chất lượng sản phẩm và ghi nhãn đối với hai sản phẩm: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Viên dạ dày Tritydo simekitt gold và Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Gel dạ dày Tritydo gel dạ cẩm đều do Công ty CP Dược phẩm Quốc tế STP sản xuất.
Thanh tra tỉnh Hòa Bình: Kiến nghị thu hồi đất của Công ty Mai Bình do không thực hiện dự án
Qua gần 10 năm triển khai dự án trồng rừng phòng hộ kết hợp kinh tế, tạo vùng nguyên liệu tập trung tại 2 xóm Táu Nà và Cun, xã Cun Pheo (Mai Châu), Công ty TNHH XNK Mai Bình (Công ty Mai Bình) vẫn chưa thực hiện theo cam kết, còn để xảy ra việc sử dụng đất sai mục đích.
Quảng Nam: phạt 2 doanh nghiệp xây dựng không phép gần 300 triệu
Ngày 24/5, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quang Bửu đã ký và ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 260 triệu đồng đối với 2 doanh nghiệp vì hành vi xây dựng trái phép.
Hai công ty trúng đấu giá đất Thủ Thiêm đang chậm nộp hơn 150 tỉ đồng
Nếu đến ngày 6/7 không hoàn thành nghĩa vụ tài chính, 2 công ty sẽ mất tiền cọc 300 tỉ đồng, trong đó 115,69 tỉ đồng của Công ty CP Dream Republic và 203,755 tỉ đồng của Công ty CP Sheen Mega.
Chứng khoán Globalmind Capital bị xử phạt do sai phạm về thuế
RoSE bị phạt 408 triệu đồng, cùng với truy thu thuế 2,6 tỷ đồng, tiền chậm nộp 879 triệu đồng. Tổng cộng, Công ty CP Chứng khoán Globalmind Capital bị phạt và truy thu 3,86 tỷ đồng.
Tập đoàn Yeah 1 đặt mục tiêu doanh thu giảm gần 46% so với năm 2021
Công ty CP Tập đoàn Yeah 1 đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất năm 2022 đạt 588 tỷ đồng, giảm gần 46% so với năm 2021.
Soát xét tiến độ các dự án do Tập đoàn TH đề xuất đầu tư tại Hà Tĩnh
Tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo làm rõ những kết quả đã làm được, chưa làm được của Nhà đầu tư sau hơn 2 năm khảo sát, nghiên cứu, đề xuất đầu tư trên địa bàn; làm rõ nguyên nhân.
Thế giới Di động sắp bán 20% vốn tại chuỗi Bách Hóa Xanh
Nếu thuận lợi giao dịch, Thế giới Di động sẽ không sở hữu trực tiếp Công ty cổ phần Thương mại Bách Hóa Xanh mà sở hữu gián tiếp qua Công ty cổ phần Công nghệ và Đầu tư Bách Hóa Xanh.
Thuduc House giải thể Công ty CP Đầu tư Huế - Nhà Thủ Đức
Đơn vị vừa bị giải thể là công ty được Thuduc House thành lập năm 2009 với vốn điều lệ là 30 tỷ đồng, trong đó Thuduc House góp vốn 75%.