Thúc đẩy kết nối cơ hội kinh doanh giữa Trung Quốc và Việt Nam
- Cơ hội giao thương
- 17:36 22/01/2021
DNHN - Ngày 22/1, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME) đã tham gia Hội nghị Kết nối Cơ hội kinh doanh giữa Trung Quốc và Việt Nam.
Hội nghị được diễn ra dưới hình thức trực tuyến nhằm giao lưu, trao đổi kinh nghiệm và tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa hai nước, hỗ trợ cho doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc giao thương, thúc đẩy mối quan hệ hợp tác thương mại trong năm 2021.

Về phía VINASME, có TS. Tô Hoài Nam - Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng thư ký VINASME; ông Nguyễn Văn Từ - Chánh Văn phòng VINASME, ông Trần Văn Hiển - Phó Trưởng ban Đào tạo và Hội viên. Cùng tham dự còn có đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc.
Tại Hội nghị, TS. Tô Hoài Nam đã cập nhật về tình hình phát triển kinh tế đất nước và giới thiệu về những cơ hội đầu tư vào Việt Nam. Ông chia sẻ: "Sự năng động của Việt Nam trong những năm qua được phản ánh qua dân số trẻ, sự giàu có ngày càng gia tăng, thái độ tiêu dùng thay đổi, khả năng di chuyển và đô thị hóa nhiều hơn - đang thúc đẩy Việt Nam trải qua một thời kỳ hội nhập mạnh mẽ vào kinh tế thế giới. thúc đẩy hợp tác quốc tế, thúc đẩy phục hồi kinh tế sau Đại dịch Covid-19"
Hiện nay, Việt Nam dẫn đầu khu vực ASEAN về thu hút FDI. Việt Nam cũng là một trong số rất ít quốc gia đã kiểm soát được Đại dịch Covid 19. Tầng lớp trung lưu đang gia tăng và nền kinh tế thị trường mang lại khả năng tiếp cận với các cơ hội đầu tư kinh doanh hấp dẫn, trong đó có lĩnh vực sản xuất, may mặc và nuôi trồng thủy sản.
Cũng tại Hội nghị, TS Tô Hoài Nam chia sẻ về sáu nhân tố tạo động lực tăng trưởng mở ra cơ hội cho các nhà đầu tư tại Việt Nam, bao gồm:
Thứ nhất, các Hiệp định Thương mại tự do mới như CTPPP, EVFTA, RCEP được ký kết sẽ nâng cao khả năng hội nhập của nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế toàn cầu.
Thứ hai, với nền kinh tế tăng trưởng cao và ổn định, Việt Nam trở thành một trong những nước có nền kinh tế năng động nhất thế giới, với GDP tăng trưởng từ khoảng 6,2% trong năm 2016 lên 7,0% vào năm 2019.
Thứ ba, lợi thế đầu tư sản xuất hàng hoá, dịch vụ cạnh tranh với chi phí đầu tư và chi phí nhân công thấp, có trình độ tay nghề .
Thứ tư, môi trường chính trị - xã hội ổn định với cam kết của Chính phủ tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng, hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Mặc dù bị ảnh hưởng bởi Đại dịch COVID-19, tác động ở Việt Nam là không quá nghiêm trọng như nhiều nước khác, nhờ sự chủ động và hiệu quả các biện pháp đối phó từ trung ương đến địa phương để ổn định nền kinh tế.
Thứ năm, lực lượng lao động trẻ, am hiểu kỹ thuật số và đang phát triển, có trình độ học vấn. Việt Nam đang trong thời kỳ dân số vàng, với cơ cấu 68% dân số trong độ tuổi lao động. Tỷ lệ người sử dụng smartphone chiếm 44,9% dân số.
Thứ sáu, cơ sở hạ tầng được phát triển. Nhu cầu cơ sở hạ tầng quy mô lớn tạo ra cơ hội đầu tư. Tăng trưởng bình quân hàng năm 9,7% trong giai đoạn 2015-2018, ngành xây dựng đã đăng ký mức tăng trưởng thực tế hàng năm là 9,1% vào năm 2019.
Có thể nhận thấy, với bất kể lý do đầu tư vào Việt Nam là gì, thì việc xác định con đường phù hợp vào thị trường địa phương có thể là một thách thức nếu như không được trang bị đầy đủ thông tin về địa phương đó. Với tư cách là đơn vị đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa Viêt Nam, VINASME đã kêu gọi sáng kiến đầu tư vào Việt Nam và cam kết sẵn sàng hỗ trợ kết nối với doanh nghiệp và thị trường trong nước, đảm bảo mang lại hiệu quả đầu tư.
Cảm ơn sự có mặt của VINASME và đồng tình với những phát biểu của TS.Tô Hoài Nam, ông Nông Đức Lai - Trưởng Chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc đánh giá cao những thành tựu của quan hệ hai nước. Ông chia sẻ: "Chúng tôi rất vui vì mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Trung Quốc với Việt Nam nói chung và với các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng trong thời gian qua, Thông qua buổi gặp gỡ lần này, tôi mong muốn cả Việt Nam và Trung Quốc cùng tạo một môi trường đầu tư kinh doanh mang đến thuận lợi cho các doanh nghiệp hai bên cùng hợp tác và phát triển".
Đại diện chính quyền địa phương tại Trung Quốc cũng cho biết, ngày nay, với sự khuyến khích của chính quyền địa phương Trung Quốc, các tập đoàn thương mại quốc tế, các doanh nghiệp Trung Quốc cũng mong muốn có nhiều điều kiện để phát triển ra nước ngoài và tìm kiếm một môi trường kinh doanh đầu tư mới. Vì vậy, chúng tôi mong muốn thông qua hội nghị kết nối này có thể chia sẻ những thông tin nêu trên với tất cả các quý vị và đại diện doanh nghiệp tại đây, để các doanh nghiệp Trung Quốc thêm tin tưởng vào đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam, tăng cường hợp tác thương mại với các doanh nghiệp Việt Nam.
Hội nghị lần này chính là dấu mốc thiết lập mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, tiến tới thúc đẩy quan hệ tác và hướng tới những cơ hội hợp tác đầu tư sau này.
Bảo Bảo
Tin liên quan
#VINASME

VINASME gặp gỡ và làm việc với Chi hội nữ Doanh nhân doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam
Ngày 5/2/2021, Chi hội nữ Doanh nhân doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đã có buổi gặp gỡ và làm việc với Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME) để bàn về công tác kiện toàn tổ chức Chi hội.

Đại hội Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Đắk Lắk nhiệm kỳ 2020 - 2025
Chiều ngày 7/1, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Đại hội khóa IV, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Tham dự đại hội có Tiến sĩ Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.

Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình gặp mặt đoàn đại biểu doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu thuộc VINASME
Chiều 7/1, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đã gặp mặt đoàn đại biểu doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME)

Ra mắt cổng thông tin chuyển đổi số cho cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam
Chiều 23/12/2020, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Hành trình chuyển đổi số - Xây dựng thành phố thông minh cho doanh nghiệp”, đồng thời ra mắt Cổng thông tin chuyển đổi số cho cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (smespeed.vn).

VINASME cùng UNDP tổ chức Khóa học “Quản trị rủi ro và Hoạt động kinh doanh liên tục” cho các DNNVV
Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam và Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) thống nhất, ký kết thực hiện Dự án “Thúc đẩy an sinh cho người dân - Không để ai lại phía sau trong bối cảnh Covid - 19 tại Việt Nam”. Dự án thực hiện chương trình đào tạo tại 03 thành phố (27 - 28/11/2020 tại TP. Hồ Chí Minh, 04 - 05/12/2020 tại Hà Nội và 11 - 12/12/2020 tại Đà Nẵng).

VINASME và UNDP tổ chức các Khóa học “Quản trị rủi ro và Hoạt động kinh doanh liên tục” cho các DNNV
Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME) phối hợp với Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) tổ chức khóa đào tạo Quản trị rủi ro và Hoạt động kinh doanh liên tục.
Đọc thêm Cơ hội giao thương
Bảo Yên - Lào Cai: Dự án kè Bảo Hà phấn đấu hoàn thành vượt tiến độ
Dù thời tiết, dịch bệnh gây ảnh hưởng không nhỏ nhưng Dự án kè bảo vệ cư dân khu vực đền Bảo Hà (huyện Bảo Yên) đang được tập trung phương tiện, nhân lực để hoàn thiện các hạng mục dự án, phấn đấu hoàn thành vượt tiến độ đề ra.
Đại dịch khiến các doanh nghiệp lữ hành của Hàn Quốc sụt giảm doanh thu
Đối với 17.664 công ty lữ hành tại Hàn Quốc cho thấy, doanh thu năm 2020 đã giảm tới 83,7% xuống còn 206.000 tỷ won.
Những quốc gia yêu cầu Google và Facebook trả tiền cho các hãng tin tức
Nếu các nhà lập pháp Úc có thể cân bằng lại mối quan hệ giữa các nền tảng công nghệ mới với những hình thức truyền thông cũ thì có thể sẽ đặt nền móng và tạo tiền lệ cho nhiều quốc gia khác trên thế giới.
Israel mở cửa lại nền kinh tế sau khi gần 1 nửa dân số tiêm vắc-xin phòng chống COVID-19
Theo tờ Der Spiegel, kết quả mới nhất trong một loạt dữ liệu tích cực về Israel, quốc gia đã tiêm vaccine COVID-19 theo đầu người nhiều hơn bất kỳ nơi nào trên thế giới. Gần một nửa dân số Israel đã tiêm ít nhất 1 liều vaccine.
Ngành nhà hàng Mỹ ứng phó với “bình thường mới” sau COVID 19.
Bài viết dưới đây mô tả ảnh hưởng của COVID 19 đối với ngành nhà hàng nước Mỹ và đưa ra dự đoán viễn cảnh phục hồi trong tương lai.
Nền kinh tế Trung Quốc tỏa sáng với tốc độ phục hồi nhanh chóng hậu Covid-19
Nền kinh tế Trung Quốc đang dần hồi phục. Đây là nền kinh tế lớn duy nhất trên thế giới có mức tăng trưởng dương vào năm 2020, ở mức 2,3%. Với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng 6,5% trong quý cuối cùng, đất nước đã trở lại quỹ đạo như trước Covid-19.
Doanh số bán hàng trên thương mại điện tử ở thị trường Trung Quốc vượt xa so với bán lẻ truyền thống
Theo công ty nghiên cứu eMarketer, khoảng 52,1% tổng doanh số bán lẻ của Trung Quốc dự kiến đến từ các giao dịch thương mại điện tử trong năm nay.
G7 nhóm họp, chú trọng kế hoạch phục hồi nền kinh tế hậu COVID-19
Cuộc họp của lãnh đạo G7, nhóm các quốc gia kiểm soát gần một nửa nền kinh tế thế giới, được tổ chức theo hình thức trực tuyến với lời kêu gọi về một kế hoạch tái thiết nền kinh tế toàn cầu vốn chịu tác động nghiêm trọng của đại dịch COVID-19.
EU cứng rắn trong đàm phán thương mại là do đâu?
Ủy ban châu Âu tin rằng đã đến lúc đẩy mạnh thương mại trên toàn thế giới hơn nữa nhưng theo một cách cứng rắn hơn trong tương lai.
Điều gì nằm ở mối quan hệ giữa Google, Facebook và báo chí tại các quốc gia?
Trong hai thập kỷ vừa qua, các hãng tin tức toàn cầu phàn nàn rằng các công ty internet đang làm giàu bằng chi phí của họ, bán quảng cáo liên quan đến bài báo của họ mà không chia sẻ doanh thu.