Thứ sáu 25/10/2024 04:20
Hotline: 024.355.63.010
Tài chính

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Tăng trưởng tín dụng bất động sản thường cao hơn mức tăng chung của nền kinh tế

01/06/2023 17:00
Phát biểu trước Quốc hội trong phiên thảo luận sáng 1/6, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, tăng trưởng tín dụng bất động sản thường cao hơn.
aa

Sáng 1/6, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2022; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2023. Nhiều đại biểu tiếp tục có những ý kiến liên quan tới điều hành chính sách tiền tệ thời gian qua, đặc biệt là về vấn đề lãi suất, tiếp cận vốn...

Đại biểu Trịnh Xuân An (Đồng Nai) đánh giá cao trách nhiệm của Chính phủ khi phải dùng cả mệnh lệnh hành chính để yêu cầu giảm lãi suất. Tuy nhiên, đại biểu này cho rằng, việc giảm lãi suất không quan trọng bằng việc tiếp cận được vốn và đưa nguồn vốn đó vào sản xuất, kinh doanh. Việc giảm lãi suất và đơn giản điều kiện, thủ tục vay cần thực chất để vốn đến đúng, trúng và trực tiếp đối với doanh nghiệp đang cần. Cùng với tín dụng, cần tiếp tục khơi thông các kênh dẫn vốn khác như trái phiếu, chứng khoán, đồng thời cần tiếp tục rà soát để đơn giản thủ tục hành chính một cách thực chất hơn.

Bà Nguyễn Thị Hồng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Bà Nguyễn Thị Hồng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Trước ý kiến của các đại biểu, Thống đốc cho hay, về lãi suất, sở dĩ năm 2022, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) buộc phải chấp nhận mặt bằng lãi suất cao là 2 lý do.

Thứ nhất là, lãi suất quốc tế đồng loạt tăng nhanh và mạnh, trong nước lạm phát vẫn ở mức cao hơn so với năm 2021.

Thứ hai là, áp lực mất giá của đồng Việt Nam rất lớn (thời điểm tháng 9, tháng 10/2022, VNĐ chịu áp lực mất giá lên đến 9-10%). Tăng lãi suất là giải pháp để tránh mất giá đồng tiền, khiến chi phí đầu vào tăng cao, lạm phát tăng cao. Khi ổn định được tỷ giá trở lại, với điều kiện lạm phát tăng chậm lại, trong những tháng đầu năm này, NHNN đã quyết liệt điều chỉnh 3 lần mức điều hành lãi suất, đưa mặt bằng lãi suất các khoản cho vay mới giảm 0,9% bình quân so với năm 2021.

Lý giải việc không điều chỉnh room tín dụng đầu quý IV/2022 khi hàng loạt ngân hàng khát room, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, sự cố rút tiền hàng loạt xảy ra tại SCB tháng 10/2022 gây nguy cơ tác động lan truyền tới hệ thống ngân hàng. Trong bối cảnh đó, Ngân hàng Nhà nước đã tập trung ưu tiên vừa ổn định thị trường ngoại hối và đặc biệt là đảm bảo an toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng, đảm bảo chi trả cho người dân.

Vì vậy, không thể điều chỉnh room tín dụng vào thời điểm đó, sau khi thanh khoản ổn định trở lại thì Ngân hàng Nhà nước mới điều chỉnh tăng trưởng tín dụng.Từ việc đổ vỡ của nhiều ngân hàng Mỹ thời gian qua, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho rằng, ưu tiên đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ là lựa chọn đúng đắn.

Về tín dụng, Thống đốc thừa nhận tín dụng 5 tháng đầu năm nay tăng thấp (khoảng 3%). Tuy nhiên, người đứng đầu NHNN cho rằng, không thể nói tăng trưởng tín dụng thấp là do chính sách bởi thanh khoản tiền được duy trì dồi dào, thậm chí dư thừa. Sang nửa đầu năm nay, dư địa room tín dụng của các ngân hàng rất rộng rãi, dư thừa, không có lý do gì để các tổ chức tín dụng huy động tiền gửi, trả lãi cho người gửi tiền mà khi doanh nghiệp đủ điều kiện vay vốn lại không cho vay.

Nguyên nhân chính khiến tín dụng khó tăng, theo NHNN là từ phía doanh nghiệp không có đơn hàng, không có đầu ra nên cầu tín dụng yếu. Hiện nay, Thủ tướng đã chỉ đạo quyết liệt để xúc tiến thương mại nhưng cần có thêm thời gian. Thống đốc cho rằng, doanh nghiệp cũng như các cơ quan cần hướng đến khai thác thị trường nội địa với 100 triệu dân để thay thế cho sự suy giảm của cầu nước ngoài.

"Về phía Ngân hàng Nhà nước thì trong những tháng đầu năm, khi điều kiện thuận lợi và cầu tín dụng thấp, chúng tôi điều hành để duy trì thanh khoản dồi dào, điều chỉnh giảm lãi suất điều hành, cũng ban hành thông tư để cho phép cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ và cũng chỉ đạo các tổ chức tín dụng phải rà soát để giảm thủ tục hành chính cũng như là cho vay, căn cứ trên cơ sở phương án khả thi và có khả năng trả nợ và cũng không nhất thiết phải có tài sản đảm bảo", Thống đốc khẳng định.

Về tín dụng bất động sản, Thống đốc thừa nhận tăng trưởng tín dụng bất động sản thường cao hơn so với mức tăng chung của nền kinh tế. Mặc dù vậy, muốn thúc đẩy tín dụng lĩnh vực này, đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp cần tháo gỡ khó khăn pháp lý.

“Những khó khăn của thị trường bất động sản hiện nay thì 70% là khó khăn về pháp lý, nên giải pháp bây giờ phải tập trung và tháo gỡ vướng mắc pháp lý, các doanh nghiệp cũng cần rà soát để điều chỉnh giá bất động sản để kích thích tín dụng doanh nghiệp bất động sản cũng như người mua nhà", Thống đốc nhận định.

Về gói tín dụng 120.000 tỷ đồng do 4 ngân hàng thương mại có vốn Nhà nước tự nguyện tham gia để thực hiện mục tiêu 1 triệu căn hộ cho công nhân cũng như người có thu nhập thấp, Bộ Xây dựng đã có hướng dẫn và ủy quyền cho các địa phương công bố danh mục dự án. Thực tế, nhu cầu về nhà ở xã hội và nhà ở công nhân cao, nhưng nhu cầu vay lại là vấn đề, bởi quyết định vay để mua một căn hộ là do người dân. Việc này, theo Thống đốc, sẽ được triển khai trong thời gian tới, đặc biệt trong luật nhà ở hiện nay trình Quốc hội kỳ này đã có điểm "cho phép doanh nghiệp mua nhà để bố trí nhà ở cho công nhân.

Riêng về việc tái cơ cấu ngân hàng yếu kém, Thống đốc thừa nhận đây là việc tồn đọng, khó xử lý. Thống đốc mong đại biểu Quốc hội thấu hiểu, chia sẻ bởi tái cơ cấu một ngân hàng yếu kém trong điều kiện khó khăn càng khó hơn. Tuy nhiên, thực tế Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ rất quyết liệt thực hiện. Ngay từ khi nhận nhiệm vụ, Thủ tướng Chính phủ đã họp với ngân hàng đầu tiên và cũng yêu cầu phải tiến hành quyết liệt các giải pháp để tái cơ cấu.

"Cho đến nay, các ngân hàng yếu kém đã trình xin chủ trương cấp có thẩm quyền và hiện nay Ngân hàng Nhà nước cũng như các bộ, các ngành dưới sự chỉ đạo của Chính phủ đang thực hiện rất quyết liệt các bước để trước khi phê duyệt đề án chi tiết theo đúng chủ trương của cấp có thẩm quyền và theo đúng quy định của pháp luật", Thống đốc cho biết thêm.

Hà Phan

Tin bài khác
SeABank lãi trước thuế 4.508 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm, CASA duy trì đà tăng trưởng

SeABank lãi trước thuế 4.508 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm, CASA duy trì đà tăng trưởng

Kết thúc 9 tháng đầu năm 2024, SeABank đạt lợi nhuận trước thuế 4.508 tỷ đồng, tăng ròng 1.352 tỷ đồng, tương đương 43% so với cùng kỳ năm 2023.
Lãi suất ngân hàng 24/10: Những biến động nổi bật của thị trường

Lãi suất ngân hàng 24/10: Những biến động nổi bật của thị trường

Thị trường lãi suất ngân hàng đang có nhiều biến động, đặc biệt từ NCB và VPBank.
Đề xuất bổ sung 20.695 tỷ đồng vốn nhà nước cho Vietcombank

Đề xuất bổ sung 20.695 tỷ đồng vốn nhà nước cho Vietcombank

Việc đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại Vietcombank hoàn toàn phù hợp với Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng đến năm 2025, tầm nhìn 2030.
Gói tín dụng vay mua nhà ở xã hội tăng lên 145.000 tỷ đồng

Gói tín dụng vay mua nhà ở xã hội tăng lên 145.000 tỷ đồng

Gói tín dụng vay mua nhà ở xã hội 120.000 tỷ đồng đã được tăng lên 145.000 tỷ đồng với sự tham gia của 9 ngân hàng, thu hút sự quan tâm từ doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Lãi suất ngân hàng 23/10: Những điều chỉnh đáng chú ý từ các ông lớn

Lãi suất ngân hàng 23/10: Những điều chỉnh đáng chú ý từ các ông lớn

Thị trường lãi suất ngân hàng hôm nay, 23/10, đã có những điều chỉnh bất ngờ, thu hút sự chú ý của người tiêu dùng và nhà đầu tư.
NHNN sẽ tiếp tục kiểm soát đặc biệt Dong A Bank và SCB

NHNN sẽ tiếp tục kiểm soát đặc biệt Dong A Bank và SCB

Ngân hàng Đông Á (Dong A Bank) và Ngân hàng Sài Gòn (SCB) tiếp tục trong diện kiểm soát đặc biệt để đảm bảo các vấn đề tài chính phức tạp được xử lý triệt để.
Ngân hàng nào có lợi nhuận "khủng" nhất trong quý III?

Ngân hàng nào có lợi nhuận "khủng" nhất trong quý III?

Trong quý III năm 2024, thị trường ngân hàng ghi nhận lợi nhuận ấn tượng từ nhiều ngân hàng.
BIDV tiên phong triển khai Khung quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động tài trợ thương mại

BIDV tiên phong triển khai Khung quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động tài trợ thương mại

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã ban hành Khung quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động tài trợ thương mại (Khung ESMS)
Lãi suất ngân hàng 22/10: Lãi suất huy động ghi nhận tăng mạnh

Lãi suất ngân hàng 22/10: Lãi suất huy động ghi nhận tăng mạnh

Lãi suất ngân hàng hôm nay tăng mạnh, phản ánh xu hướng điều chỉnh để thu hút vốn. Nhiều ngân hàng lớn như Vietcombank, VietinBank, Agribank, và BIDV đã công bố mức lãi suất mới.
Giao dịch phái sinh “thả ga” không phí tại VPBankS

Giao dịch phái sinh “thả ga” không phí tại VPBankS

VPBankS mới đây tích hợp việc giao dịch các hợp đồng tương lai chỉ số VN30 trên app NEO Invest với miễn phí giao dịch không giới hạn thời gian và số lượng hợp đồng.
Lãi suất ngân hàng 21/10: Những ngân hàng nào đã vượt mốc 6%

Lãi suất ngân hàng 21/10: Những ngân hàng nào đã vượt mốc 6%

Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 21/10/20224, nhiều ngân hàng đã công bố điều chỉnh lãi suất huy động, với một số ngân hàng đã vượt mức 6%.
Những ngân hàng nào ngừng giao dịch điện tử không chính chủ?

Những ngân hàng nào ngừng giao dịch điện tử không chính chủ?

Trong bối cảnh công nghệ tài chính (Fintech) bùng nổ, quyết định của Techcombank và SHB tạm ngừng giao dịch điện tử với tài khoản không chính chủ đã gây xáo trộn trên thị trường tài chính.
Khai trương chi nhánh Ngân hàng OCB đầu tiên tại tỉnh Phú Thọ

Khai trương chi nhánh Ngân hàng OCB đầu tiên tại tỉnh Phú Thọ

Ngày 19/10, Ngân hàng Phương Đông (OCB) khai trương chi nhánh đầu tiên tại số 2049 - 2051, đường Hùng Vương, phường Gia Cẩm, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Thách thức và cơ hội trong việc giải ngân dòng vốn xanh

Thách thức và cơ hội trong việc giải ngân dòng vốn xanh

Trong bối cảnh bảo vệ môi trường ngày càng được chú trọng, vốn xanh trở thành chủ đề nóng tại Việt Nam.
Nhu cầu vốn tín dụng cho doanh nghiệp tăng cao dịp cuối năm

Nhu cầu vốn tín dụng cho doanh nghiệp tăng cao dịp cuối năm

Trong 3 tháng cuối năm, nhu cầu vốn tín dụng được dự báo tăng mạnh. Các ngân hàng đang cung cấp gói tín dụng ưu đãi với lãi suất thấp cho doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu.