![]() |
Thị trường nhóm nông sản 28/3: Giá lúa mì và ngô giảm, đậu tương tăng |
Giá hợp đồng tương lai lúa mì mùa đông mềm đỏ giao tháng 5 (WK25) trên sàn CBOT giảm 3,25 cent, xuống 5,32 USD/giạ, sau khi chạm đáy hợp đồng tại 5,2605 USD/giạ. Trong khi đó, hợp đồng lúa mì cứng đỏ mùa đông KC tháng 5 (KWK25) tăng nhẹ 1,25 cent, đạt 5,6625 USD/giạ.
Giá giảm do dự báo mưa tại vùng trồng lúa mì Hoa Kỳ và Nga, kèm theo đó là doanh số xuất khẩu thấp hơn dự kiến, chỉ đạt 100.300 tấn trong niên vụ 2024/25 theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA). Bên cạnh đó, thoả thuận ngừng bắn tại Biển Đen giữa Nga và Ukraine khiến nhà đầu tư thậu thận trên thị trường.
Giá ngô giao tháng 5 (CK25) trên sàn CBOT giảm 1,25 cent, đạt 4,50 USD/giạ, sau khi chạm mức thấp nhất trong hơn ba tuần. Nguyên nhân chính là dự báo nông dân Mỹ tăng diện tích gieo trồng ngô lên 94,361 triệu mẫu Anh, cao hơn mức 90,594 triệu mẫu năm 2024, theo điều tra của Reuters.
Bộ Nông nghiệp Mỹ báo cáo doanh số xuất khẩu ngô Hoa Kỳ đạt 1,039 triệu tấn, vượt dự báo, nhưng không đủ để đảo ngược đà giảm. Ngoài ra, thị trường cũng chờ đợi dữ liệu về trồng trọng và dự trữ ngũ cốc sắp công bố vào ngày 31/3 từ USDA.
Trái ngược với lúa mì và ngô, giá đậu tương giao tháng 5 (SK25) trên CBOT tăng 15,75 cent, đạt 10,1675 USD/giạ, khi đồng USD suy yếu hỗ trợ giá hàng hóa.
Thành phần chế biến từ đậu tương cũng đi lên, với giá bột đậu tương (SMK25) tăng 90 cent, đạt 294,50 USD/tấn ngắn, còn dầu đậu tương (BOK25) tăng 1,63 cent, đạt 44,27 cent/pound.
Thị trường đậu tương nhận được hỗ trợ từ chính sách nhiên liệu sinh học của Mỹ khi chính quyền Trump mời gọi các nhà sản xuất dầu và nhiên liệu sinh học thảo luận về giai đoạn tiếp theo của chương trình Tiêu chuẩn Nhiên liệu Tái tạo (RFS). Ngoài ra, nhu cầu mạnh từ Trung Quốc đối với vụ mùa bội thu của Brazil cũng góp phần đẩy giá.