Thế giới phải sát cánh cùng Đông Nam Á trong cuộc chiến chống lại COVID-19

09:05 13/06/2021

Khu vực Đông Nam Á với khoảng 675 triệu dân đang phải đấu tranh để tự bảo vệ mình trước các đợt bùng phát dịch mới. Nếu không có các nguồn vắc-xin từ nước ngoài, Đông Nam Á sẽ khó có thể vượt qua đại dịch.

Một phụ nữ được tiêm vắc-xin COVID ở Jakarta vào ngày 10 tháng 6: Nếu không có thêm vắc-xin, Đông Nam Á sẽ không thể vượt qua giai đoạn cấp tính của đại dịch. © AP

Một phụ nữ được tiêm vắc-xin COVID ở Jakarta vào ngày 10 tháng 6. Ảnh: AP.

Thảm họa COVID-19 tại Ấn Độ là một cảnh báo rõ ràng về mối đe đọa của các biến thể virus sẽ gâay ra những vết thương cho một cộng đồng vốn dễ bị tổn thương.

Ngày nay, sự gia tăng các ca bệnh nhiễm COVID-19 ở Đông Nam Á đang đe dọa về tính mạng và gây tổn hại đến đà phục hồi sau cuộc suy thoái kinh tế vào năm ngoái, điều này không chỉ đòi hỏi sự chỉ đạo từ chính phủ mà còn cả sự hỗ trợ từ toàn cầu.

Khi các biến thể COVID ở Ấn Độ và Vương quốc Anh vốn rất dễ lây lan bắt đầu bén rễ, thế giới chung tay vào cuộc hỗ trợ thay vì chỉ ngồi yên và hy vọng rằng các quốc gia Đông Nam Á với khoảng 675 triệu dân có thể một lần nữa chống chọi lại đại dịch. 

Trong thời gian trước, khu vực này vốn được đánh giá là nơi thành công trong việc ngăn chặn đại dịch, nhưng giờ đây ngay cả một số quốc gia Đông Nam Á có thành tích tốt nhất cũng đang phải vật lộn để tự bảo vệ mình trước những đợt bùng phát mới.

Thái Lan và Philippines đã công bố số ca nhiễm mới và tử vong kỷ lục trong những tuần gần đây. Malaysia cũng vậy, buộc quốc gia này phải tái phong tỏa. 

Việt Nam, một trong ba nền kinh tế Đông Nam Á duy nhất nỗ lực tăng trưởng vào năm ngoái nhờ cách quản lý có kỷ luật đối với đại dịch, hiện cũng đang phải đối mặt với đợt bùng phát dịch mới tại nhiều tỉnh, thành phố và chứng kiến số ca nhiễm tăng đột biến ở các trung tâm sản xuất công nghiệp. 

Ở Indonesia, đại dịch bùng phát dữ dội và các trường hợp mới đã tăng đột biến sau kỳ nghỉ lễ Idul Fitri, khiến các nhà chức trách lo lắng.

Ở Myanmar, sự tranh giành quyền lực của quân đội đã đẩy nền kinh tế đi xuống và phá hủy hệ thống y tế công cộng, khiến nó trở nên dễ bị tổn thương hơn bao giờ hết.

Kiểm tra, truy vết liên lạc, kiểm soát khoảng cách xã hội và các lệnh hạn chế di chuyển vẫn là một chiến lược kiểm soát đại dịch của Đông Nam Á.

Nhưng nếu không được tiếp cận khẩn cấp với vắc-xin nhiều hơn, Đông Nam Á sẽ không thể vượt qua giai đoạn cấp tính của đại dịch, và nhiều sinh mạng nữa sẽ bị mất.

Phần lớn khu vực đang chiến đấu trong cuộc chiến tiêm chủng bị cản trở bởi tình trạng thiếu nguồn cung, do dự tiêm chủng vắc xin, hạn chế về năng lực đối với các nước có thu nhập thấp hơn ở Đông Nam Á.

Trong khi Việt Nam, Thái Lan và Indonesia đang tìm cách phát triển vắc xin của riêng họ, điều này rõ ràng sẽ mất thời gian.

Do đó, nếu không có các nguồn sản xuất vắc-xin từ các nước và sự hỗ trợ bổ sung ngay lập tức của các nhà tài trợ, thì dường như hầu hết các quốc gia Đông Nam Á sẽ khó có thể tiêm vắc-xin cho một tỷ lệ đáng kể trong dân số của họ vào cuối năm 2021 và thậm chí cả vào năm 2022.

Sự trợ giúp này sẽ đến chứ? Trong những tuần gần đây, đã có những dấu hiệu đáng hoan nghênh về tham vọng toàn cầu cần thiết để đẩy nhanh các chương trình tiêm chủng ở các nước đang phát triển.

Với tỷ lệ tiêm chủng đã tăng ở Hoa Kỳ, Joe Biden đã tăng cường đáng kể vai trò lãnh đạo toàn cầu của Hoa Kỳ về đại dịch, bắt đầu bằng việc dự kiến tung 80 triệu liều để tặng và hiện cam kết mua và tặng thêm 500 triệu liều nữa cho các quốc gia có thu nhập thấp hơn. .

Tại hội nghị thượng đỉnh về sức khỏe toàn cầu của Liên minh châu Âu và G20 vào ngày 21 tháng 5, EU tuyên bố sẽ tặng 100 triệu liều vắc xin cho các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, bao gồm thông qua Cơ sở Tiếp cận Toàn cầu Vắc xin COVID-19 (COVAX-  một sáng kiến toàn cầu nhằm phân bổ công bằng các loại vắc-xin COVID-19). Các nhà sản xuất lớn cũng cam kết cũng cấp vắc xin không có lợi nhuận với mức giá thấp hơn.

Và hội nghị thượng đỉnh COVAX tại Nhật Bản vào ngày 2 tháng 6 đã huy động thêm 2,4 tỷ đô la, đủ để COVAX đảm bảo 1,8 tỷ liều vắc xin miễn phí cho các quốc gia có thu nhập thấp hơn vào năm 2021 và đầu năm 2022.

Đây là một bước khởi đầu, nhưng các nước đang phát triển vãn còn kém hơn so với các quốc gia giàu có nên còn nhiều việc phải làm.

Nguồn cung cấp vắc xin dư thừa từ các nước giàu có cần phải được vận chuyển gấp. Ở một số quốc gia, việc gia tăng nguồn cung sẽ cần phải được hỗ trợ nhiều hơn nữa để thực sự có được vắc xin.

Và bất chấp những cam kết của các nhà tài trợ mới này, vẫn còn nhu cầu cấp bách về nguồn tài trợ không hoàn lại để chống lại đại dịch trên toàn cầu.

Như lãnh đạo của Ngân hàng Thế giới và IMF đã nói, cần có tới 50 tỷ đô la tài chính để đạt được khả năng tiếp cận công bằng hơn đối với vắc xin, xét nghiệm và phương pháp điều trị.

Hơn nữa, giống như những nơi khác trên thế giới, cuộc khủng hoảng y tế ở Đông Nam Á năm 2020 cũng là một cuộc khủng hoảng kinh tế. Nhiều quốc gia Đông Nam Á hiện cần nhiều hơn vắc xin từ cộng đồng quốc tế để phục hồi sự tăng trưởng đã mất.

Mức độ nghèo đói và bất bình đẳng cao hơn, đầu tư bị bỏ qua, mất vốn nhân lực và chi phí cho sự sụp đổ của các doanh nghiệp nhỏ có thể mất nhiều năm để khắc phục.

Phụ nữ, đặc biệt là hàng triệu người làm việc của Đông Nam Á và trong các công việc du lịch và dịch vụ, đã bị ảnh hưởng một cách đáng kể.

Dân làng đứng sau hàng rào ngăn chặn để yêu cầu quyên góp thực phẩm ở Phnom Penh vào ngày 30 tháng Tư: phụ nữ đã bị ảnh hưởng một cách tương xứng. © Reuters
Người dân đứng sau hàng rào để nhận thực phẩm ở Phnom Penh vào ngày 30 tháng 4. Ảnh: Reuters.

Ngân hàng Thế giới ước tính rằng trừ khi thiệt hại sâu hơn này được giải quyết, tăng trưởng ở Đông Á và Thái Bình Dương, ngoại trừ Trung Quốc, có thể thấp hơn 1,8 điểm phần trăm so với dự báo trước COVID, thậm chí còn dẫn đến việc tăng tốc số hóa và sử dụng công nghệ mới.

Có những điều các nước Đông Nam Á có thể tiếp tục làm để tự giúp mình, nhưng các quốc gia nghèo nhất - như Đông Timor, Lào, Campuchia và Myanmar - quốc gia hậu đảo chính đang đứng trước bờ vực sụp đổ sẽ cần nhiều hơn nữa sự hỗ trợ của các nhà tài trợ.

Nếu không có khoản viện trợ bổ sung và chung tay giúp đỡ này, các khu vực Đông Nam Á có thể phải đối mặt với điều mà IMF đã mô tả là "sự khác biệt lớn" - đó là sự phục hồi kinh tế chậm lại và giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế dài hạn, thậm chí còn đẩy xa hơn khoảng cách bắt kịp với các nước phát triển.

Đã đến lúc phải hành động để hỗ trợ khu vực cực kỳ quan trọng này nằm ở ngã tư kinh tế và chiến lược của châu Á, thông qua vắc xin có thể giúp cứu sống người bệnh và hỗ trợ phục hồi kinh tế bền vững. 

Bảo Bảo (Lược dịch từ bài viết của Richard Maude - thành viên cấp cao của Học viện Chính sách Xã hội Châu Á và Kevin Rudd - Chủ tịch Hiệp hội Châu Á đồng thời là cựu thủ tướng của Úc - được đưa trên trang tin Nikkei Asia)