Thay đổi cơ cấu tiêu dùng hậu đại dịch khiến xuất khẩu châu Á tiếp tục gặp khó khăn

10:54 21/10/2021

Số lượng đơn đặt hàng mới ngày càng giảm chỉ ra một thực tế khắc nghiệt hơn: Sau khi thế giới tích trữ hàng hóa mà châu Á sản xuất, chắc chắn sẽ xảy ra tình trạng tạm lắng, tăng trưởng xuất khẩu của châu Á sẽ chững lại. Các trụ cột kinh tế có lẽ sẽ không bị lung lay nhưng không còn đủ để gánh vác các nền kinh tế trong khu vực.

 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: Import Globals)

Đại dịch đã mang lại lợi ích cho các nhà xuất khẩu trong khu vực nhưng tình thế lạc quan sắp kết thúc. Các lô hàng mới dự kiến sẽ hạ nhiệt và thương mại chậm dần trong năm tới, gây ra khó khăn tăng trưởng trong khu vực.

Covid-19 làm suy giảm phát triển trên toàn cầu, phá hủy cuộc sống và sinh kế ở hầu hết các quốc gia, đối với nền kinh tế châu Á dựa vào một trong số các trụ cột để phục hồi là tăng sản lượng hàng hóa. Tuy nhiên, cơ cấu tiêu dùng toàn cầu thay đổi mạnh mẽ đem lại thách thức mới. Trước đây, phần lớn chi tiêu trên thế giới dành cho nghỉ dưỡng, du lịch và thương mại nói chung hiện đều bị cắt giảm nghiêm trọng. Thay vào đó, người tiêu dùng nói riêng chuyển sang nhu cầu ít "cấp thiết hơn". Nhiều hộ gia đình có khả năng chi trả đã vung tiền mua tivi, đồ nội thất mới, thậm chí thiếu nguồn cung máy xay sinh tố khi ngày càng nhiều người tìm đến nấu ăn làm niềm vui. 

Tại Hoa Kỳ, doanh số bán lẻ đã tăng 700 tỷ đô la hàng năm, tương đương 16%, so với mức trước đại dịch. Mặt khác, các doanh nghiệp tăng cường nhập hàng từ thiết bị mạng đến máy móc. Theo lẽ thông thường sẽ các nhà cung cấp sẽ ngày càng phụ thuộc vào khu vực phương Đông, nhưng khi nền kinh tế toàn cầu phục hồi, một sự đảo ngược đang diễn ra. Nhu cầu dịch vụ quay trở lại. Theo thời gian, các hộ gia đình sẽ giảm tốc mua các mặt hàng đã giúp họ vượt qua đại dịch. Doanh nghiệp chuyển trọng tâm đưa nhân viên trở lại văn phòng và tương tác trực tiếp với khách hàng.

Sự thay đổi  trong cơ cấu GDP được cảm nhận sâu sắc ở châu Á. Tăng trưởng xuất khẩu tăng mạnh trong hơn một năm nay, sẽ bắt đầu khó khăn ngay cả khi hoạt động kinh tế trên toàn thế giới tiếp tục có tiến triển. Số lượng đơn đặt hàng mới ngày càng giảm chỉ ra một thực tế khắc nghiệt hơn: Sau khi thế giới tích trữ hàng hóa mà châu Á sản xuất, chắc chắn sẽ xảy ra tình trạng tạm lắng, tăng trưởng xuất khẩu của châu Á sẽ chững lại. Trụ cột vững chắc có lẽ sẽ không bị lung lay, nhưng không còn đủ để gánh vác các nền kinh tế trong khu vực. 

TL (theo SCMP)