Thứ tư 05/02/2025 19:00
Hotline: 024.355.63.010
Email: banbientap.dnhn@gmail.com
Tài chính

Thanh toán không dùng tiền mặt ở nông thôn còn nhiều thách thức

12/10/2020 00:00
Mục tiêu thanh toán không dùng tiền mặt ở dưới mức 10% vào năm 2020 theo Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2016-2020 là khó khả thi, nhất là tại vùng nông thôn nếu không đưa ra các giải pháp hỗ trợ, tạo niềm tin để người dân t

Người dân nông thôn vẫn chưa có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ và tiện ích thanh toán hiện đại

Xu thế chung

Theo khảo sát của Ngân hàng Thế giới, thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) đã trở thành phương thức thanh toán phổ biến tại nhiều quốc gia phát triển với giá trị chi tiêu của người dân chiếm tới hơn 90% tổng số giao dịch hàng ngày. Tỷ lệ tiền mặt trong tổng lượng tiền của nền kinh tế chỉ chiếm khoảng hơn 7,7% ở Mỹ và 10% ở khu vực đồng tiền chung châu Âu vào năm 2016. Điển hình tại Thụy Điển tiền mặt chỉ chiếm khoảng 2% tổng lượng tiền trong nền kinh tế.

Tại Việt Nam, ngày 8/8/2018, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 986/QĐ-TTg về Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó định hướng đẩy mạnh phát triển TTKDTM, tối ưu hóa mạng lưới ATM và POS. Đến cuối năm 2020, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở dưới mức 10%; đến cuối năm 2025, con số này rút xuống còn 8% và đặc biệt quan tâm phát triển TTKDTM ở khu vực nông thôn.

Với chiến lược phát triển đó, thời gian qua, TTKDTM tại Việt Nam nói chung đã có nhiều chuyển biến mạnh mẽ; khuôn khổ pháp lý ngày càng được hoàn thiện; cơ sở hạ tầng, công nghệ phục vụ TTKDTM đã có bước phát triển theo hướng hiện đại; các phương tiện và dịch vụ thanh toán phát triển đa dạng, nhiều phương tiện thanh toán và dịch vụ thanh toán mới, hiện đại, tiện ích đã ra đời, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của người sử dụng dịch vụ thanh toán cũng như yêu cầu của nền kinh tế; nhận thức, thói quen của người dân, doanh nghiệp về TTKDTM có sự chuyển biến mới.

Riêng đối với khu vực nông thôn, ông Phạm Tiến Nam, Phó Chủ tịch Hội nông dân Việt Nam nhận định, thanh toán điện tử được khuyến khích bởi những hoạt động thanh toán này sẽ để lại dấu vết điện tử mà nhà chức trách có thể dễ dàng kiểm tra, giám sát. Người dân, đặc biệt là những người nông dân ở nông thôn, vùng sâu vùng xa cũng sẽ không phải đến ngân hàng để rút tiền, gửi tiền và có thể thanh toán ở bất cứ nơi nào, bất cứ thời gian nào. Giao dịch trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn, góp phần kích thích hoạt động thương mại.

Vẫn nhiều e ngại

Để thúc đẩy TTKDTM ở khu vực nông thôn, hiện Ngân hàng Nhà nước đã xây dựng và triển khai Đề án thí điểm một số hình thức TTKDTM ở khu vực nông thôn, qua đó sử dụng các phương thức thanh toán hiện đại nhưng dễ sử dụng, phù hợp với địa bàn nông thôn để mở rộng, thúc đẩy TTKDTM trên địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa, hải đảo.

Đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã chấp thuận triển khai thí điểm 3 mô hình: Dịch vụ chuyển tiền nhanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Xăng dầu Petrolimex trên cơ sở hợp tác sử dụng mạng lưới các chi nhánh, cửa hàng xăng dầu của Petrolimex tại các khu vực nông thôn; dịch vụ chuyển tiền giá trị nhỏ của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trên cơ sở hợp tác sử dụng mạng lưới các đại lý viễn thông của Công ty Cổ phần Di động Trực tuyến (M_Service) ở khu vực nông thôn; dịch vụ chuyển tiền của Ngân hàng Quân đội trên cơ sở hợp tác sử dụng mạng lưới của Tổng công ty Viễn thông Quân đội (Viettel) ở địa bàn nông thôn, miền núi, hải đảo.

Theo số liệu từ Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước), tính đến cuối quý I/2018, các mô hình thí điểm trên đã xây dựng được trên 72.000 điểm cung cấp dịch vụ thanh toán, chuyển tiền trên toàn quốc, phục vụ cho khoảng 7 triệu lượt khách hàng bao gồm cả các khách hàng chưa có tài khoản tại ngân hàng.

Tuy vậy, đến thời điểm hiện nay việc phát triển TTKDTM ở Việt Nam đặc biệt là khu vực nông nghiệp, nông thôn còn nhiều hạn chế. Số liệu công bố mới nhất cho biết, 40% số dân Việt Nam đã có tài khoản ngân hàng, nhưng vẫn còn tới 90% chi tiêu hằng ngày sử dụng tiền mặt, 99% sử dụng tiền mặt khi thanh toán các mặt hàng dưới 100 nghìn đồng và có tới gần 85% giao dịch tại ATM là giao dịch rút tiền. Những số liệu này cho thấy, việc phát triển TTKDTM hướng tới mục tiêu năm 2020, tiền mặt chỉ xuất hiện ở mức thấp hơn 10% trên tổng phương diện thanh toán là hết sức khó khăn, nhiều thách thức.

Riêng đối với những vùng như nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa, ông Phạm Tiến Nam cho rằng, đại bộ phận người dân chưa có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ và tiện ích thanh toán hiện đại. Hiện hệ thống cơ sở hạ tầng thúc đẩy TTKDTM tại vùng nông nghiệp, nông thôn còn ít. Mặc dù số lượng tài khoản ngân hàng gia tăng nhưng việc tiếp cận các dịch vụ ngân hàng truyền thống ở vùng sâu, vùng xa hoặc nông thôn vẫn còn thấp. Mặt khác, các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ việc rút, sử dụng và trả nợ của người vay bằng tiền mặt còn rất lớn. Đối với các hợp tác xã, các hộ sản xuất kinh doanh cá thể, chủ trang trại, tỷ trọng sử dụng tiền mặt còn lớn hơn. “Thói quen tiêu dùng bằng tiền mặt đã ăn sâu, bén rễ vào tiềm thức của dân chúng, cho nên việc triển khai thanh toán TTKDTM gặp nhiều khó khăn”- ông Nam nói.

Cũng theo ông Nghiêm Thanh Sơn - Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước), TTKDTM ở nông thôn chưa phổ biến vì tâm lý e ngại khi tiếp cận với công nghệ thanh toán mới, lo ngại về an ninh an toàn khi sử dụng các phương thức thanh toán điện tử của người dân. Mặt khác, chưa có cơ sở pháp lý cho hoạt động ngân hàng đại lý; thiếu cơ sở hạ tầng dữ liệu định danh điện tử; đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật trước rủi ro an ninh mạng, các hành vi lừa đảo; gian lận; đảm bảo an toàn dữ liệu cá nhân; mạng lưới chi nhánh, cơ sở hạ tầng thanh toán chủ yếu tập trung ở khu vực đô thị, chưa vươn tới được khu vực nông thôn…

Bên cạnh đó, hiện còn khá nhiều rào cản để người dân nông thôn tiếp cận dịch vụ, như: các sản phẩm, dịch vụ tài chính chưa được thiết kế để phù hợp với hành vi, nhu cầu người sử dụng ở khu vực nông thôn, nhất là dịch vụ tài chính số, thanh toán qua điện thoại di động; quy trình xử lý giao dịch như mở tài khoản, nộp rút tiền, gửi tiết kiệm, vay vốn, …còn nặng về giấy tờ, thủ tục, chưa thuận tiện cho khách hàng ở khu vực nông thôn…

Muốn TTKDTM thì phải có tài khoản ở ngân hàng và tài khoản đó phải có tiền. Còn ở Việt Nam, tỷ lệ người dân sống ở nông thôn cao (khoảng 70%), do đó những người có tài khoản ở ngân hàng chủ yếu là cán bộ, công chức, viên chức được trả lương qua tài khoản theo Chỉ thị 20/2007 của Chính phủ và người dân sống ở các đô thị. Do đó, ông Phạm Tiến Nam đề xuất, muốn phát triển TTKDTM, trước hết phải giúp cho mỗi người dân hiểu rõ những tiện ích của phương tiện thanh toán này; tuyên truyền một cách cụ thể cho các hoạt động TTKDTM hiện nay trong nền kinh tế chứ không phải tung hô cho các hình thức thanh toán mới sẽ khiến khách hàng hiểu hơn, nắm được ưu nhược điểm của từng hình thức, rồi từ đó tự quyết định chọn lựa hình thức phù hợp nhất với mình.

Để thúc TTKDTM ở khu vực nông thôn, Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra một số giải pháp chính: Xây dựng hành lang pháp lý, cơ chế chính sách tạo thuận lợi, lĩnh vực phi ngân hàng tham gia vào việc cung ứng dịch vụ thanh toán hiện đại, phù hợp với địa bàn nông thôn; ứng dụng mạnh mẽ các thành tựu công nghệ; hoàn thiện quy trình xử lý giao dịch của ngân hàng theo hướng số hóa, tự động hóa, an toàn và thuận tiện.

Hoa Quỳnh

Tin bài khác
Lãi suất liên ngân hàng bật tăng, Ngân hàng Nhà nước bơm ròng hơn 35.000 tỷ đồng

Lãi suất liên ngân hàng bật tăng, Ngân hàng Nhà nước bơm ròng hơn 35.000 tỷ đồng

Động thái bơm tiền của Ngân hàng Nhà nước diễn ra trong bối cảnh lãi suất liên ngân hàng có dấu hiệu gia tăng trở lại sau kỳ nghỉ Tết, cụ thể tăng lên mức 4,75%/năm.
TP. Hồ Chí Minh: Ít nhất 200 nghìn tỷ cho chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp

TP. Hồ Chí Minh: Ít nhất 200 nghìn tỷ cho chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp

Chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp không chỉ là hành động thiết thực trong thực hiện chính sách tiền tệ mà còn giúp nâng cao khả năng tiếp cận vốn.
Lãi suất ngân hàng ngày 5/2/2025: Techcombank tăng lãi suất, PVcomBank dẫn đầu

Lãi suất ngân hàng ngày 5/2/2025: Techcombank tăng lãi suất, PVcomBank dẫn đầu

Lãi suất ngân hàng ngày 5/2/2025, Techcombank bất ngờ điều chỉnh lãi suất huy động, trong khi các ngân hàng lớn như PVcomBank và HDBank niêm yết mức cao.
Xuân đến nhà, lộc đến tay – giao dịch ngay cùng DongA Bank

Xuân đến nhà, lộc đến tay – giao dịch ngay cùng DongA Bank

Chào đón một mùa Xuân mới, Xuân Ất Tỵ 2025, DongA Bank mang đến chương trình khuyến mãi đặc biệt với thông điệp đầy sức sống: “XUÂN ẤT TỴ – MỞ TÀI LỘC, ĐÓN MAY MẮN.”
Ngân hàng BacABank đạt lãi sau thuế vượt 1.000 tỷ đồng

Ngân hàng BacABank đạt lãi sau thuế vượt 1.000 tỷ đồng

Ngân hàng BacABank đạt lãi sau thuế vượt 1.000 tỷ đồng trong năm 2024, nhưng nợ có khả năng mất vốn tăng mạnh 73%, khiến tỷ lệ nợ xấu nội bảng đạt mức cao mới.
Lãi suất ngân hàng hôm nay 4/2/2025: Techcombank điều chỉnh bất ngờ

Lãi suất ngân hàng hôm nay 4/2/2025: Techcombank điều chỉnh bất ngờ

Lãi suất ngân hàng ngày 4/2/2025, ghi nhận sự thay đổi đáng chú ý từ ngân hàng Techcombank đã điều chỉnh lãi suất với mức giảm 0,2% cho tất cả các kỳ hạn ngắn.
Lãi suất ngân hàng ngày 3/2/2025: Mức cao nhất 9% cho kỳ hạn 12 tháng

Lãi suất ngân hàng ngày 3/2/2025: Mức cao nhất 9% cho kỳ hạn 12 tháng

Lãi suất ngân hàng ngày 3/2/2025, ghi nhận tăng ở các mức hấp dẫn, đặc biệt là kỳ hạn dài từ 12 tháng trở lên được áp dụng mức cao nhất là 9%.
Nhiều giải pháp chống lừa đảo lấy tiền trong tài khoản ngân hàng năm 2025

Nhiều giải pháp chống lừa đảo lấy tiền trong tài khoản ngân hàng năm 2025

Bên cạnh triển khai đối chiếu thông tin sinh trắc học, các ngân hàng liên tục gia tăng cảnh báo tới khách hàng về những phương thức, thủ đoạn lừa đảo mới qua nhiều hình thức.
Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú: Ngành Ngân hàng tiếp tục triển khai các giải pháp tín dụng linh hoạt trong năm 2025

Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú: Ngành Ngân hàng tiếp tục triển khai các giải pháp tín dụng linh hoạt trong năm 2025

Năm 2025 ngành Ngân hàng tiếp tục triển khai các giải pháp tín dụng linh hoạt nhằm phù hợp với biến động của nền kinh tế vĩ mô và đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế. Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước (NHNN), ông Đào Minh Tú, đã có những chia sẻ về vấn đề này trong buổi phỏng vấn với báo chí.
ABBANK chung tay vì Yên Bái: Gây quỹ 100.000 cây xanh vì tương lai xanh

ABBANK chung tay vì Yên Bái: Gây quỹ 100.000 cây xanh vì tương lai xanh

Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) vừa phối hợp với Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường, chính thức phát động chương trình Tết An Bình 2025 với chủ đề “Khởi sắc xanh yêu thương”.
Kinh doanh tích cực, loạt ngân hàng báo lãi lớn

Kinh doanh tích cực, loạt ngân hàng báo lãi lớn

Triển vọng ngành ngân hàng năm 2025 được kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ với lợi nhuận toàn ngành dự báo tăng 15-18% nhờ nhiều yếu tố hỗ trợ.
Lãi suất ngân hàng ngày 23/1/2025: PVcomBank với mức lãi suất tiết kiệm đặc biệt lên đến 9,0%/năm

Lãi suất ngân hàng ngày 23/1/2025: PVcomBank với mức lãi suất tiết kiệm đặc biệt lên đến 9,0%/năm

Thị trường lãi suất ngân hàng ngày 23/1/2025 tiếp tục tăng mạnh, đặc biệt tại các ngân hàng như PVcomBank, HDBank và MSB với mức lãi suất tiết kiệm cao.
BIDV và MISA hợp tác triển khai dịch vụ ngân hàng tích hợp

BIDV và MISA hợp tác triển khai dịch vụ ngân hàng tích hợp

Mới đây, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Công ty Cổ phần MISA (MISA) đã ký thỏa thuận hợp tác cung cấp dịch vụ ngân hàng tích hợp trên nền tảng quản lý bán hàng của MISA.
Ngân hàng ACB lãi trước thuế 21.006 tỷ đồng năm 2024, tăng 5%

Ngân hàng ACB lãi trước thuế 21.006 tỷ đồng năm 2024, tăng 5%

Ngân hàng Á Châu (ACB) ghi nhận lãi trước thuế 21.006 tỷ đồng trong năm 2024, tăng 5%. CASA tăng mạnh lên 23,3%, trong khi đầu tư vào chuyển đổi số thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ.
Lãi suất ngân hàng ngày 22/1/2025: Kỳ hạn 3 tháng tăng vọt

Lãi suất ngân hàng ngày 22/1/2025: Kỳ hạn 3 tháng tăng vọt

Thị trường lãi suất ngân hàng ngày 22/1/2025 ghi nhận nhiều thay đổi đáng chú ý. Một số ngân hàng liên tiếp điều chỉnh lãi suất, với lãi suất tiền gửi kỳ hạn 3 tháng có mức cao nhất đạt 4,75%/năm.