TS. Nguyễn Văn Thân: 5 thách thức mà các DN Việt Nam sẽ phải đối mặt khi thực thi Hiệp định EVFTA
- Sự kiện
- 15:16 03/10/2020
DNHN - Ngày 3/10, tại Hà Nội diễn ra Hội thảo Hợp tác kinh tế Việt Nam - Cộng hòa Liên bang Đức do Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam phối hợp cùng Đài tiếng nói Việt Nam đồng tổ chức nhằm thúc đẩy hơn nữa sự hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước, đồng thởi mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam giao thương sâu, rộng hơn vào thị trường châu Âu trong điều kiện thuận lợi mà Hiệp định EVFTA vừa có hiệu lực. Tham gia hội thảo, TS. Nguyễn Văn Thân - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đã có những ý kiến về các cơ hội cũng như thách thức của Hiệp dịnh EVFTA trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn ra.
Toàn cảnh Hội thảo
Theo TS. Nguyễn Văn Thân, đây là một hội thảo có ý nghĩa rất lớn với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Hội thảo được tổ chức trong bối cảnh làn sóng thứ 2 của đại dịch Covid-19 đang làm chao đảo hầu hết các nền kinh tế trên thế giới, trong đó có cả nền kinh tế Việt Nam và Liên minh châu Âu. Tuy nhiên, chúng ta phải chúc mừng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phòng, chống đại dịch Covid-19 trên toàn lãnh thổ Việt Nam.Việc ngăn chặn thành công làn sóng thứ nhất của đại dịch Covid-19 một lần nữa thể hiện đường lối đúng đắn, sự đoàn kết trên dưới một lòng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Sự thắng lợi của 3 năm liền thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước và việc phòng, chống đại dịch Covid-19 là một minh chứng đầy thuyết phục cho nhân dân cả nước, cộng đồng quốc tế, và đặc biệt là các nhà đầu tư trong và ngoài nước rằng: “Việt Nam là “một điểm đến đáng sống, đáng để hợp tác và đầu tu".
TS. Nguyễn Văn Thân - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam
Cũng tại Hội nghị, ông cho rằng cơ hội của hiệp định là rất lớn, nhưng thách thức cũng không hề nhỏ, muốn thành công thì phải biết rõ được những khó khăn và hạn chế từ phía mình. Thị trường EU là một thị trường rất lớn: bao gồm 27 quốc gia với dân số khoảng gần 500 triệu người, thu nhập bình quân rất cao (lên đến 36.000 USD/người); có một nền tảng vững chắc về thể chế, chính sách và pháp luật - một thị trường rất khó tính, đòi hỏi phải có: Một tấm thế “đổi mới, cầu thị, hợp tác và thành công”.
Từ góc nhìn của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa. TS. Nguyễn Văn Thân - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa đã nêu ra 5 thách thức điển hình mà các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đối mặt khi thực thi Hiệp định này:
1) Thách thức từ tư duy của các cơ quan quản lý nhà nước và cơ chế trao đổi thông tin.
- Chủ trương phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước là vô cùng đúng đắn; Việt Nam hiện đã có 16 Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, cả song phương lần đa phương, và gần đây nhất là Hiệp định CPTPP và EVFTA, nhưng kết quả gặt hái được từ các hiệp định này là chưa nhiều. Nguyên nhân chính là bởi các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp vẫn chưa mặn mà với vấn đề này, dẫn đến việc phối hợp chưa đạt hiệu quả cao.
2) Thách thức từ nguồn lực lao động:
- Nhìn chung là năng suất lao động của người Việt Nam so với các nước trong khu vực và châu Âu là tương đối thấp, nên các doanh nghiệp nước ngoài khi đầu tư vào nước ta, rất khó có thể tuyển dụng được lao động đáp ứng đầy đủ các tiêu chí đầu vào của họ. Vấn đề nằm ở chỗ: Đào tạo nguồn nhân lực của Việt Nam vẫn tập trung nhiều vào hệ đại học mà chưa tập trung vào đào tạo nghề. Về phía doanh nghiệp, họ cũng thờ ơ với việc tập huấn, nâng cao tay nghề cho người lao động, nên hằng năm chúng tôi thấy số lượng đơn đặt hàng của doanh nghiệp với các trường đào tạo nghề còn hạn chế.
Về phía Chính phủ, nên tập trung nhiều hơn cho lĩnh vực dạy nghề, đảm bảo cả về số lượng và chất lượng học sinh ra trường có tay nghề cao.
Về phía doanh nghiệp, cần liên kết với các trường dạy nghề để xây dựng kế hoạch đào tạo hằng năm cho lực lượng lao động, thậm chí có đơn đặt hàng cụ thể cho doanh nghiệp mình.
3) Thách thức từ “cơ sở hạ tầng cứng”:
- Trong nhiều năm gần đây, chúng ta nhìn thấy rất ít bóng dáng của các nhà đầu tư châu Âu vào các dự án xây dựng đường xá, cầu phà, logistic... Vậy chúng tôi thiết nghĩ, với Hiệp định EVFTA này, Chính phủ nên tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Liên
minh châu Âu tham gia vào các dự án đầu tư công trong nước. Chúng ta nên tận dụng khoa học công nghệ, máy móc, kỹ thuật hiện đại của 27 nước châu Âu, nhưng cũng không quên đặt điều kiện với họ, chẳng hạn như phải có trách nhiệm thuê các nhà thầu phụ của Việt Nam và sử dụng lao động trong nước với một tỷ lệ nhất định.
4) Thách thức từ việc tuân thủ các nguyên tắc của Hiệp định:
- Chính phủ, các Bộ ngành và địa phương đã rất tích cực hành động để đảm bảo các doanh nghiệp trong nước tuân thủ nguyên tắc của hiệp định về bảo vệ môi trường, bảo vệ người lao động và trách nhiệm với xã hội... Tuy nhiên để giải quyết vấn đề này một cách căn cơ thì Chính phủ nên đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng về nội dung của các hiệp định. Nên có cơ chế khen thưởng, tuyên dương xứng đáng đối với các điển hình tiên tiên trong việc tuân thủ tốt các quy định; đồng thời cũng phải tăng hình phạt đối với các doanh nghiệp vi phạm.
5) Thách thức từ cạnh tranh trên thị trường nội địa:
Việc giao thương với các nước EU không phải là điều mới mẻ đối với Việt Nam, cả trên thực tế đã có nhiều doanh nghiệp của ta làm việc với thị trường này, nhất là trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản, dệt may và da giày. Vậy để cạnh tranh được với các doanh nghiệp châu Âu trên sân nhà thì các doanh nghiệp chưa tiếp cận với thị trường EU, nên trở thành “vệ tinh” của các doanh nghiệp đã có kinh nghiệm, để học hỏi và tránh những vi phạm đáng tiếc xảy ra. Khi các vệ tinh này “đủ chín” và có thể tách riêng, thì | họ sẽ trở thành những doanh nghiệp đầu chuỗi và tiếp tục thu nhận các “vệ tinh” mới. Về phía Chính phủ, các cơ quan chức năng cũng nên phối hợp chặt chẽ với các Hiệp hội doanh nghiệp và doanh nghiệp xuất khẩu để tuyên truyền, quảng bá về các hiệp định FTA.
Cuối cùng, thay mặt cộng đồng DNNVV Việt Nam,TS Nguyễn Văn Thân chúc cho sự hợp tác giữa Việt nam và EU nói chung và Việt Nam - Đức nói riêng ngày càng đi vào chiều sâu và bền vững.
Bảo Trinh
Tin liên quan
#Hiệp định EVFTA

"Trái ngọt" cho hoạt động xuất khẩu từ khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực
Sau gần 5 tháng thực thi Hiệp định EVFTA, mặc dù thời gian chưa phải dài nhưng cũng đủ để nhìn nhận được những “trái ngọt” từ hiệp định này mang lại..

Thực thi quy tắc xuất xứ trong Hiệp định EVFTA
Từ khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực vào ngày 01 tháng 8 năm 2020, mặc dù diễn biến dịch bệnh tại EU và các nước trên thế giới rất phức tạp, nhưng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU vẫn liên tục ghi nhận mức tăng cao. Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU các tháng 8, 9, 10/2020 lần lượt đạt 3,25 tỷ USD, 3,07 tỷ USD và 3,3 tỷ USD, tăng 4,2%, 8,7% và 6,3% so với cùng kỳ năm 2019.

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa quốc tế sẽ mang đến sự năng động và đổi mới cho Việt Nam
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam và Liên minh châu Âu-EU (EVFTA) là một FTA thế hệ mới giữa Việt Nam và 27 nước thành viên EU, đồng thời, cũng là một FTA có mức cam kết rộng và cao nhất của Việt Nam từ trước tới nay. Cú huých từ Hiệp định đã góp phần đẩy mạnh tăng trưởng xuất khẩu và thu hút đầu tư trong thời gian qua cho Việt Nam. Hiệp định EVFTA thực thi không chỉ tạo động lực cho kinh tế Việt Nam phát triển, hội nhập mạnh mẽ mà còn làm gia tăng vai trò, vị thế Việt Nam trên quốc tế nói chung và tại Vương quốc Hà Lan nói riêng. Xoay quanh vấn đề về thúc đẩy quan hệ song phương thông qua Hiệp định EVFTA, Tạp chí Doanh nghiệp & Hội nhập đã có cuộc trao đổi với ông Christoph Prommersberger - Phó Đại sứ của Đại sứ quán Vương quốc Hà Lan tại Hà Nội.

Từ chuyện xuất khẩu nông sản đến chuyện “đi đánh xứ người”
Hiệp định EVFTA mang đến vô vàn lợi ích nhưng không có nghĩa là được trải thảm đỏ cho các doanh nghiệp. Để vào được thị trường EU thì doanh nghiệp phải vượt qua những tiêu chí rất ngặt nghèo, phải chắt chiu từ những việc làm nhỏ, đảm bảo chuẩn mực, chữ tín và lựa chọn hướng đi bền vững…

Hội thảo Hợp tác kinh tế Việt Nam - Cộng hòa Liên bang Đức
Ngày 3/10, tại Hà Nội diễn ra Hội thảo Hợp tác kinh tế Việt Nam - Cộng hòa Liên bang Đức do Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam phối hợp cùng Đài tiếng nói Việt Nam đồng tổ chức nhằm thúc đẩy hơn nữa sự hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước, đồng thởi mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam giao thương sâu, rộng hơn vào thị trường châu Âu trong điều kiện thuận lợi mà Hiệp định EVFTA vừa có hiệu lực

Xuất khẩu 'chạy nước rút' về đích
Sau giai đoạn bị gián đoạn vì COVID-19 do đối tác huỷ, hoãn đơn hàng, hoạt động xuất khẩu đang cho thấy nhiều tín hiệu khởi sắc trở lại.
Đọc thêm Sự kiện
Trung ương xem xét, đề cử nhân sự 4 chức danh lãnh đạo chủ chốt khóa XIII
Tại Hội nghị Trung ương 15 khai mạc sáng 16/1, Trung ương khóa XII sẽ xem xét, đề cử nhân sự 4 chức danh lãnh đạo chủ chốt khóa XIII.
Trao Quyết định thành lập Hội đồng Y khoa Quốc gia
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã trao Quyết định thành lập Hội đồng Y khoa Quốc gia và Quyết định bổ nhiệm lãnh đạo Hội đồng Y khoa Quốc gia.
Việt Nam chính thức có trung tâm xử lý tin giả
Bộ Thông tin và Truyền thông vừa tổ chức khai trương Trung tâm xử lý tin giả Việt Nam (tingia.gov.vn) và ra mắt đầu số tiếp nhận phản ánh tin giả 18008108.
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh tiếp Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Singapore tại Việt Nam
Ngày 15/1, tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã có buổi tiếp xã giao bà Catherine Wong, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Singapore tại Việt Nam trước khi bà Đại sứ kết thúc nhiệm kỳ tại Việt Nam.
Kiên Giang phấn đấu tất cả các xã đạt chuẩn nông thôn mới trong 5 năm tới
Giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Kiên Giang tập trung huy động các nguồn lực đầu tư phát triển nông thôn, phấn đấu 100% số xã (117 xã) đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2025.
Chủ sàn thương mại điện tử lo lắng nghị định làm khó thu hút vốn ngoại
Tại Hội thảo góp ý dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 52/2013 (NĐ52) về thương mại điện tử mới đây, nhiều chuyên gia, luật sư, chủ sàn cũng bày tỏ lo ngại nghị định sẽ bó hẹp không gian phát triển, làm khó chủ sàn.
Kiên Giang: Thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng
Ngày 14/01/2021, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 71/QĐ-UBND, phê duyệt Đề án thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
Chương trình cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo của Việt Nam góp phần xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững
Sáng 14/1, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tổng kết chương trình cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo giai đoạn 2016 – 2020.
Ngành BHXH năm 2021 phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu
Thể hiện ở diện bao phủ BHXH được mở rộng với hơn 16,164 triệu người tham gia, đạt 32,7% lực lượng lao động trong độ tuổi. Đặc biệt số người tham gia BHYT khoảng 88 triệu người, hoàn thành mục tiêu BHYT toàn dân và về đích trước thời hạn.
Kiên Giang: Thông qua 17 Nghị quyết phát triển kinh tế-xã hội
Ngày 13/1, Kỳ họp thứ 26 Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Kiên khóa IX bước vào phiên làm việc cuối cùng, tiến hành thảo luận các dự thảo Nghị quyết, những vấn đề có ý kiến khác nhau trong nội dung trình kỳ họp.