Thứ bảy 10/05/2025 09:14
Hotline: 024.355.63.010
Kinh tế số

Tại sao mạng viễn thông Huawei bị tẩy chay tại một số nước?

12/10/2020 00:00
Kể từ năm 2013, Huawei và ZTE đã không thể bán thiết bị hay tham gia đấu thầu các dự án của chính phủ Hoa Kỳ do lo ngại các công ty này có thể giúp đỡ chính phủ Trung Quốc đánh cắp dữ liệu…

Hiện tại, Bộ tư pháp Hoa Kỳ đã khởi kiện Huawei với 23 tội danh, kéo theo một số đồng minh khác tham gia tẩy chay công nghệ viễn thông của hãng này như Pháp, Nhật Bản, Australia, New Zealand, Hàn Quốc và sắp tới có thể là Canada.

Mặc dù hiện tại các rủi ro từ mạng 5G còn chưa rõ ràng, song Hoa Kỳ và một số cơ quan an ninh đã đưa ra một số lo ngại về việc Trung Quốc có thể lợi dụng các thiết bị của Huawei để thực hiện các hoạt động tình báo và phá hoại trong tương lai. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Tại sao Huawei là mối đe dọa an ninh?

Huawei (Hoa Vĩ) là tập đoàn chuyên cung cấp các giải pháp công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) hàng đầu Trung Quốc và thế giới, tương tự Nokia và Ericsson. Huawei đã phát triển thị phần điện thoại thông minh (smartphone) cao nhất Trung Quốc (hơn 25%) và hiện chiếm 16% thị phần smartphone toàn cầu, chỉ sau Samsung và Apple.

Hiện nay, tập đoàn này cũng đang tham gia cuộc đua dẫn đầu thế giới trong cung cấp dịch vụ 5G, vốn đang được rất nhiều quốc gia quan tâm và thử nghiệm, trong đó có cả Việt Nam. Về cơ bản, công nghệ mạng 5G cho phép các thiết bị viễn thông đạt được tốc độ truy cập internet và download dữ liệu nhanh gấp từ 10 đến 20 lần so với 4G, giúp người sử dụng tận hưởng nhiều loại hình giải trí chất lượng cao cũng như thúc đẩy internet vạn vật (internet of things) vốn được coi là tương lai phát triển của công nghệ. 5G cũng được coi là mỏ vàng trong tương lai. Nó giúp các công ty viễn thông nâng cao thị phần, kiếm được hàng tỷ USD từ phí bản quyền và bán điện thoại mới.

Do hệ thống 5G có hạ tầng và kết nối với nhiều thiết bị hơn 4G, nên việc bảo vệ khỏi các hoạt động tội phạm mạng là mối quan tâm lớn đối với các cá nhân và chính phủ. Mặc dù hiện tại các rủi ro từ mạng 5G còn chưa rõ ràng, song Hoa Kỳ và một số cơ quan an ninh đã đưa ra một số lo ngại về việc Trung Quốc có thể lợi dụng các thiết bị của Huawei để thực hiện các hoạt động tình báo và phá hoại trong tương lai. Theo luật tình báo mới được Trung Quốc thông qua vào năm 2017, cơ quan tình báo Trung Quốc được phép lục soát, thu giữ tài sản và huy động các cá nhân hoặc tổ chức để phục vụ hoạt động tình báo. Nó cũng cung cấp cho các cơ quan tình báo cơ sở pháp lý để hoạt động cả trong và ngoài Trung Quốc. Bản thân Tập đoàn Huawei cũng được Nhậm Chính Phi (Ren Zhengfei), có xuất thân là sĩ quan quân đội Trung Quốc, thành lập từ năm 1987 và có lợi thế đặc biệt về giá cả do được chính phủ Trung Quốc cho vay ưu đãi.

Về nguyên tắc, bên kiểm soát công nghệ vận hành các mạng truyền thông có thể thực hiện các hoạt động gián điệp hoặc phá vỡ liên lạc trong bất kỳ thời điểm nào trong tương lai, đặc biệt khi internet vạn vật cho phép các phương tiện di chuyển, thiết bị gia dụng đều có thể kết nối internet. Do đó, Hoa Kỳ, Australia và New Zealand đều đã chặn các công ty trong nước sử dụng công nghệ của Huawei trong mạng lưới 5G của mình.

Vào tháng 12 năm 2018, Chính phủ Canada đã bắt giữ giám đốc tài chính của Huawei, Mạnh Vãn Châu, theo yêu cầu của Hoa Kỳ. Washinton cáo buộc bà phạm tội lừa đảo khi nói dối các ngân hàng Mỹ về mối quan hệ giữa Huawei với một công ty viễn thông ở Iran – hành động cố tình vi phạm lệnh trừng phạt đối với Iran.

Bộ Tư pháp Hoa Kỳ cũng đã khởi kiện Huawei với 23 tội danh. Trong bản cáo trạng này, Huawei bị tố cáo đã tiếp tục kinh doanh tại Iran sau khi lệnh trừng phạt được áp dụng vào năm ngoái thông qua hai công ty con và đã đánh cắp một mảnh robot “Tappy” của công ty viễn thông Hoa Kỳ T-Mobile. Nội dung của cáo buộc cũng cho thấy thông qua các báo cáo hằng năm của Quốc hội Hoa Kỳ và các tổ chức tình báo, Chính phủ Trung Quốc đang tận dụng các hoạt động xuyên quốc gia của Huawei nhằm do thám các quốc gia khác. Tổng thống Donald Trump cũng đã kêu gọi các đồng minh tham gia cấm Huawei và các công ty công nghệ khác của Trung Quốc như ZTE tiến hành thử nghiệm 5G tại quốc gia mình do các lo ngại về vấn đề an ninh. Về phần mình, Huawei bác bỏ mọi cáo buộc, cho rằng mình là nạn nhân trong cuộc xung đột lớn hơn giữa Chính phủ Hoa Kỳ và Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc cũng coi đây là các cáo buộc quy chụp trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa hai quốc gia, rằng đây là hành vi cạnh tranh bất bình đẳng đối với một lĩnh vực có vị trí quan trọng trong tương lai.

Mặc dù Huawei đang đối mặt với hàng rào ngăn cách các thiết bị 5G của mình tại một số nước như Hoa Kỳ, Pháp, Australia, New Zealand, Nhật Bản và Hàn Quốc, song nhờ giá rẻ mà Huawei vẫn được chào đón tại một số nước đang phát triển. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Liệu xu thế trên có tiếp diễn?

Mặc dù Huawei đang đối mặt với hàng rào ngăn cách các thiết bị 5G của mình tại một số nước như Hoa Kỳ, Pháp, Australia, New Zealand, Nhật Bản và Hàn Quốc, song nhờ giá rẻ mà Huawei vẫn được chào đón tại một số nước đang phát triển. Thực tế cho thấy, ngay cả các thiết bị viễn thông không phải của Trung Quốc vẫn có thế chứa phần mềm gián điệp hoặc dễ bị tấn công bởi các phần mềm gián điệp.

Ấn Độ và Italia vẫn đang bật đèn xanh cho Huawei tham gia đấu thầu cung cấp mạng 5G. Bất chấp khuyến nghị từ Hội đồng Xúc tiến Xuất khẩu thiết bị và Dịch vụ Viễn thông Ấn Độ (TEPC), rằng Ấn Độ nên cấm sử dụng thiết bị từ các nhà cung cấp Trung Quốc như Huawei hay ZTE, đặc biệt là mạng fiberhome của chính phủ, thì Chính phủ Ấn Độ lại không hề đề xuất cấm Huawei. Đặc biệt, trong một bức thư của Hiệp Hội các nhà khai thác Di động Ấn Độ (COAI) nhằm kêu gọi Cục Viễn thông Ấn Độ không cấm Huawei, họ đã chỉ ra rằng Huawei là nhà cung cấp phù hợp cho việc xây dựng và chuẩn bị khai thác mạng viễn thông 5G tại Ấn Độ, cũng như đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của chính phủ.

Mặc dù Cục Viễn thông Ấn Độ đã có những động thái tưởng chừng sẽ cấm Huawei tham gia thử nghiệm 5G, xong vào tháng 12 năm 2018, Ấn Độ đã cho phép Huawei được thử nghiệm hạ tầng 5G tại quốc gia này. Huawei cũng đã đề nghị chia sẻ mã nguồn được sử dụng trong sản phẩm của mình để xóa tan lo ngại về bảo mật của nhà cầm quyền. Có ba lý do chính cho quyết định này của Chính phủ Ấn Độ. Thứ nhất, Ấn Độ không muốn chậm chân trong việc tiếp thu công nghệ 5G từ Trung Quốc so với các nước khác. Thứ hai, các công ty Ấn Độ hiện hầu như không có khả năng cạnh tranh với các đối thủ Trung Quốc cả về mặt công nghệ lẫn giá cả, đặc biệt trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ cho chính phủ. Thứ ba, đây là động thái cho thấy Ấn Độ thực sự nghiêm túc trong quan hệ với Trung Quốc. Thống kê được Bộ Thương mại và Công nghiệp cho thấy, năm 2017, Ấn Độ đã nhập khẩu linh kiện thiết bị di động và thiết bị mạng từ Trung Quốc đạt 9,4 tỷ USD.

Hiện tại, mục tiêu trong ngắn hạn của Chính phủ Ấn Độ là thúc đẩy việc sử dụng 5G và các công ty Ấn Độ hiện đang thử nghiệm công nghệ 5G với các thiết bị của Huawei. Bản thân các công ty viễn thông Ấn Độ cũng không tán thành lệnh cấm đối với Huawei. Tại một thị trường viễn thông mà doanh thu trung bình từ mỗi người dùng (ARPU) thuộc nhóm thấp nhất thế giới như Ấn Độ thì chi phí thấp là điều cực kỳ quan trọng. Điều này cho thấy lệnh cấm tại Ấn Độ về cơ bản là đã muộn. Tuy nhiên, Ấn Độ vẫn sẽ phải xây dựng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt khi nhập khẩu các thiết bị viễn thông vì lý do an ninh. Mặc dù cũng là đồng minh của Hoa Kỳ, song Anh, Canada và Đức cũng đang cân nhắc trong việc có nên cấm Huawei hay không. Huawei đã cung cấp công nghệ cho các công ty của Anh trong hơn một thập kỷ qua và bản thân nước này cũng rất muốn duy trì quan hệ tốt với Trung Quốc về thương mại và đầu tư trong bối cảnh Anh đang chuẩn bị thực hiện kế hoạch Brexit. Cần biết thêm là hiện tại các thỏa thuận song phương giữa Anh với Hòa Kỳ và Nhật Bản cũng đều hầu như dậm chân tại chỗ. Hầu hết các công ty viễn thông của Anh như Vodafone, EE và Three đều đã hợp tác với Huawei trong triển khai dịch vụ 5G và sẽ không dễ dàng để thay đổi một sớm một chiều. Trung tâm An ninh mạng Quốc gia của Anh cũng cho biết việc sử dụng các nhà cung cấp khác nhau và hạn chế cấp phép một số cấu phần của mạng 5G có thể giúp giảm thiểu rủi ro từ Huawei. Còn với Đức, nước này có lập trường tương tự với Anh khi cho rằng rủi ro Huawei gây ra có thể được kiểm soát và đã trì hoãn quyết định có cấm các thiết bị của Huawei hay không hồi tháng 2. Các bộ ngành của Đức hiện cũng có quan điểm trái chiều về vấn đề này, đặc biệt trong bối cảnh Tổng thống Donald Trump đang dọa áp thuế bổ sung đối với ô tô nhập khẩu từ châu Âu, thứ có tác động đến kinh tế Đức rõ ràng hơn so với công nghệ 5G.

Riêng với Canada, việc đưa ra lệnh cấm có thể khiến Trung Quốc trả đũa và bản thân Hiệp ước bảo vệ nhà đầu tư cũng đang đe dọa làm phức tạp hóa mọi kế hoạch mà chính phủ của Thủ tướng Trudeau nhằm ngăn cản Huawei tiếp cận mạng 5G của nước này. Trung Quốc cũng đã bắt giữ hai công dân Canada là Michael Spavor và Michael Kovrig sau khi Canada bắt bà Mạnh Vãn Châu.

Có thể thấy, việc bản thân các đồng minh như Canada, Anh và Đức nếu không tham gia cùng Hoa Kỳ bật đèn đỏ đối với các thiết bị viễn thông của Huawei có thể làm chậm lại nỗ lực của Tổng thống Donald Trump trong việc thúc đẩy lệnh cấm Huawei trên toàn cầu.

Nguyễn Trần Minh Trí

Tin bài khác
Bảng giá điện thoại Samsung tháng 5/2025: Đa dạng mọi phân khúc cho người dùng

Bảng giá điện thoại Samsung tháng 5/2025: Đa dạng mọi phân khúc cho người dùng

Từ Galaxy A giá mềm đến dòng Z màn hình gập thời thượng, bảng giá điện thoại Samsung tháng 5/2025 mang đến hàng loạt lựa chọn đa dạng cho mọi nhu cầu.
Lý do gì khiến Apple dự kiến thay đổi lịch ra mắt iPhone từ năm 2026?

Lý do gì khiến Apple dự kiến thay đổi lịch ra mắt iPhone từ năm 2026?

Trong năm 2026, Apple dự kiến ra mắt iPhone 18 Pro, 18 Pro Max và 18 Air/Slim vào tháng 9. Còn iPhone 18 tiêu chuẩn và 18e sẽ được công bố vào đầu năm 2027.
Hôm nay, Quốc hội sẽ thảo luận Luật Công nghiệp công nghệ số

Hôm nay, Quốc hội sẽ thảo luận Luật Công nghiệp công nghệ số

Luật Công nghiệp công nghệ số đặt ra khung pháp lý quan trọng cho các lĩnh vực mới như trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ bán dẫn, tài sản mã hóa và các dịch vụ số hiện đại.
Thuế quan chưa đủ để Apple chuyển sản xuất iPhone về Mỹ

Thuế quan chưa đủ để Apple chuyển sản xuất iPhone về Mỹ

CEO Apple Tim Cook từng so sánh những người làm khuôn và công cụ ở Mỹ chỉ nhét vừa 1 căn phòng trong khi con số đó ở Trung Quốc phải cần tới nhiều sân bóng đá.
Smartphone gập siêu mỏng Galaxy Z Fold7 sẽ vượt mặt Oppo Find N5?

Smartphone gập siêu mỏng Galaxy Z Fold7 sẽ vượt mặt Oppo Find N5?

Theo thông tin được chia sẻ bởi tài khoản leaker nổi tiếng Ice Universe (nay là Ice Cat), Galaxy Z Fold7 có độ dày chỉ 3,9 mm khi mở ra và 8,2 mm khi gập lại.
Apple kháng cáo khoản tiền phạt 500 triệu euro từ EU

Apple kháng cáo khoản tiền phạt 500 triệu euro từ EU

Theo Apple, Ủy ban châu Âu đã bỏ qua các nỗ lực tuân thủ pháp lý của công ty. Điều này khiến Apple cho rằng EC đã “ngầm định hướng” cho một án phạt từ trước khi quyết định chính thức được ban hành.
Grab chuẩn bị thâu tóm GoTo với giá 7 tỷ USD ?

Grab chuẩn bị thâu tóm GoTo với giá 7 tỷ USD ?

Dù cả Grab lẫn GoTo đều từ chối bình luận, giới đầu tư và phân tích đang đặc biệt quan tâm đến diễn biến thương vụ được xem là có thể làm “rung chuyển” thị trường gọi xe Đông Nam Á.
Ông Donald Trump hủy quy định về hạn chế xuất khẩu chip AI từ thời ông Biden

Ông Donald Trump hủy quy định về hạn chế xuất khẩu chip AI từ thời ông Biden

Chính quyền ông Donald Trump cho rằng quy định này “quá phức tạp, quan liêu và làm cản trở sự đổi mới”. Động thái này được cho là đơn giản hóa chính sách kiểm soát xuất khẩu công nghệ
Galaxy S25 Edge sẽ ra mắt ngày 13/5: Thiết kế mỏng nhẹ, tích hợp AI ấn tượng

Galaxy S25 Edge sẽ ra mắt ngày 13/5: Thiết kế mỏng nhẹ, tích hợp AI ấn tượng

Điểm nhấn không thể bỏ qua của Galaxy S25 Edge chính là bộ công nghệ Galaxy AI, được Samsung phát triển nhằm nâng cao trải nghiệm người dùng ở mọi khía cạnh.
Bảng giá điện thoại Xiaomi tháng 5/2025: Nhiều mẫu giảm sâu, lựa chọn đa dạng

Bảng giá điện thoại Xiaomi tháng 5/2025: Nhiều mẫu giảm sâu, lựa chọn đa dạng

Bảng giá điện thoại Xiaomi mới nhất cho thấy nhiều mẫu giảm giá, trong khi các flagship như Xiaomi 15 Ultra và MIX Fold 3 vẫn giữ sức hút nhờ công nghệ tiên tiến.
OPPO Reno14 sẽ ra mắt vào 15/5 với nhiều nâng cấp ấn tượng

OPPO Reno14 sẽ ra mắt vào 15/5 với nhiều nâng cấp ấn tượng

Dòng OPPO Reno14 dự kiến có hai phiên bản chính: Reno14 và Reno14 Pro. Cả hai đều sử dụng tấm nền OLED LTPS độ phân giải 1.5K, tần số quét 120Hz.
iOS 18.5 sắp ra mắt: iPhone 13 có kết nối vệ tinh, thêm nhiều tính năng mới

iOS 18.5 sắp ra mắt: iPhone 13 có kết nối vệ tinh, thêm nhiều tính năng mới

Với iOS 18.5, Apple không chỉ tiếp tục cải thiện trải nghiệm người dùng mà còn góp phần mở rộng khả năng tiếp cận công nghệ vệ tinh - một xu hướng đang ngày càng được chú trọng.
Số hóa có thể làm giảm bất bình đẳng dai dẳng ở châu Á - Thái Bình Dương

Số hóa có thể làm giảm bất bình đẳng dai dẳng ở châu Á - Thái Bình Dương

Theo báo cáo mới của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), số hóa có thể là một công cụ mạnh mẽ giúp giảm bất bình đẳng kinh tế dai dẳng ở châu Á - Thái Bình Dương. Nhưng để khai thác tiềm năng của nó, các chính phủ cần thu hẹp “khoảng cách số”, bao gồm khoảng cách về cơ sở hạ tầng, khả năng tiếp cận và kỹ năng...
OpenAI công bố hủy kế hoạch chuyển sang mô hình vì lợi nhuận

OpenAI công bố hủy kế hoạch chuyển sang mô hình vì lợi nhuận

Quyết định này đánh dấu một bước lùi đáng kể so với kế hoạch trước đó của OpenAI, trong đó công ty dự định chuyển đổi từ mô hình phi lợi nhuận sang một loại hình doanh nghiệp vì lợi nhuận giới hạn.
Bảng giá điện thoại Realme tháng 5/2025: Cơ hội sở hữu smartphone cấu hình tốt giá mềm

Bảng giá điện thoại Realme tháng 5/2025: Cơ hội sở hữu smartphone cấu hình tốt giá mềm

Tháng 5/2025, bảng giá điện thoại Realme có nhiều mẫu giảm giá mạnh, đáng chú ý trong phân khúc giá rẻ và tầm trung có nhiều dòng để người dùng lựa chọn.