Tại sao các doanh nghiệp nước ngoài lựa chọn Đông Nam Á là điểm đến thay thế Trung Quốc?

09:19 29/04/2021

Trung Quốc nhờ có lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú, cơ sở hạ tầng xây dựng hoàn chỉnh, nhân khẩu dồi dào và các chính sách ưu đãi giúp đất nước tỉ dân thu hút được số lượng lớn các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài xây dựng nhà máy. Cái tên “công xưởng của thế giới” đã song hành cùng nền sản xuất phát triển vượt bậc. Tuy nhiên mặt trái của sự việc được hé lộ khi chi phí lao động tăng cao, yêu cầu của nhà nước đối với các doanh nghiệp nước ngoài ngày càng khắt khe khiến nơi đây khiến nơi đây không còn là mảnh đất lí tưởng.

Trong những năm gần đây, đã có nhiều thông tin cho rằng Hoa Kỳ và Nhật Bản một lần nữa kêu gọi các công ty chuyển nhà máy tới Đông Nam Á trong nỗ lực thoát khỏi “sự phụ thuộc vào Trung Quốc”. Trên thực tế, ngay từ năm 2018, nhiều công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc đã đóng cửa nhà máy, sa thải nhân viên, chuyển dây chuyền sản xuất sang Đông Nam Á và các khu vực khác, trong đó có Việt Nam được ưu ái hơn về vốn.

Tại sao doanh nghiệp sản xuất nước ngoài rời bỏ Trung Quốc?

Khi bắt đầu cải cách và mở cửa, nhằm thu hút đầu tư nước ngoài, Trung Quốc đã đưa ra nhiều chính sách ưu đãi về thuế và đất đai, đồng thời không quá khắt khe trong vấn đề ô nhiễm môi trường và phát triển tài nguyên thiên nhiên. Trước năm 2012 là giai đoạn chia cổ tức theo nhân khẩu học của Trung Quốc. Dân số trong độ tuổi lao động 15-59 tuổi tiếp tục tăng, quốc gia có đủ nguồn lao động và chi phí thấp. Ngoài ra, cơ sở dân số khổng lồ của Trung Quốc cũng tạo nên một thị trường tiêu thụ khổng lồ. Đây đều là những yếu tố quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng và những thay đổi tương ứng của môi trường trong nước, những yếu tố thuận lợi này đã dần suy yếu dẫn đến sức hấp dẫn của đầu tư nước ngoài giảm đáng kể. Từ năm 2012 đến 2018, lực lượng lao động của Trung Quốc giảm 30 triệu người; năm 2018, thu nhập bình quân hàng tháng của lao động nhập cư là 3.721 nhân dân tệ, gần gấp đôi so với năm 2008.

Thứ hai, không còn ưu đãi thuế cho doanh nghiệp nước ngoài. Luật thuế thu nhập doanh nghiệp mới ban hành ngày 1 tháng 1 năm 2008 về cơ bản đã bãi bỏ thuế thu nhập ưu đãi đối với đối tượng trên, các chính sách ưu đãi “miễn hai, giảm ba” đã thực hiện trước đây và chính sách hoàn thuế cho nhà đầu tư nước ngoài không còn được duy trì. Kế đến, Trung Quốc quan tâm nhiều hơn đến bảo vệ môi trường. Thu hút đầu tư nước ngoài đồng nghĩa với phải đối mặt với những vấn đề ô nhiễm môi trường. 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: internet)

Không những thế, kể từ năm 2019, xung đột thương mại Mỹ - Trung ngày càng leo thang, thúc đẩy chuyển dịch đầu tư ra nước ngoài. Hiện tại, Hoa Kỳ đã tăng mức thuế quan lên 25% đối với 200 tỷ đô la Mỹ hàng hóa xuất khẩu từ Trung Quốc sang nước này. Cho dù đó là tăng chi phí lao động, bãi bỏ các ưu đãi thuế, bảo vệ môi trường, hay áp thuế xuất khẩu trong chiến tranh thương mại đều dẫn đến tăng chi phí sản xuất, tăng giá sản phẩm và giảm khả năng cạnh tranh, thâm hụt lợi nhuận của các doanh nghiệp sản xuất.

Nói cách khác, các quốc gia Đông Nam Á có chi phí lao động thấp hơn, thuế ưu đãi cùng nhiều không gian phát triển và chưa áp thuế mạnh tay đối với hàng xuất nhập khẩu. Do đó, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Trung Quốc, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất, chuyển dây chuyền sản xuất sang các quốc gia có chi phí thấp hơn là một lựa chọn hợp lý.

Tại sao đầu tư sản xuất của nước ngoài chuyển dịch sang Đông Nam Á?

Trong thu hút lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài, các nước Đông Nam Á có lợi thế gì so với khu vực miền Trung và miền Tây của Trung Quốc, thậm chí cả châu Phi và Nam Mỹ?

Đầu tiên là giá nhân công thấp. Lấy Việt Nam làm ví dụ. Năm 2016, thu nhập hàng tháng của người lao động trong khu vực doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam là 6 triệu đồng, tương đương khoảng 1.800 nhân dân tệ. Giá lao động ở khu vực miền Trung và miền Tây thấp hơn một chút so với khu vực ven biển Đông Nam Bộ nhưng chênh lệch không quá lớn do lao động tự do luân chuyển. 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: internet)

Thứ hai, vị trí địa lý vượt trội. Vị trí địa lý quyết định mức chi phí sản xuất và hiệu quả kinh doanh hàng hóa. Các vùng duyên hải và các quốc gia bám biển có lợi thế sử dụng phương tiện vận tải biển với chi phí rẻ nhất để nhập khẩu nguyên liệu thô và xuất khẩu các sản phẩm đã qua chế biến. Khu vực nội địa đa dạng các tuyến đường bộ và đường sắt cùng hàng không ngày càng phát triển. So với các tỉnh của Trung Quốc, các nước Đông Nam Á ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương sở hữu điều kiện thuận lợi về mọi mặt cho mọi mặt của ngành sản xuất và phân phối hàng hóa.

Thứ ba, các quốc gia tại khu vực này nắm giữ vị trí trung tâm của nhu cầu hàng hóa toàn cầu. Khu vực Âu - Á và Bắc Mỹ là ba trung tâm chính của nền kinh tế toàn cầu đồng thời là sở hữu nhu cầu hàng hóa tăng cao và sản phẩm sản xuất ra có thể nhanh chóng đến tay người tiêu dùng. Mặt khác, Châu Phi và Nam Mỹ ở xa trung tâm, vị trí địa lý cũng không thuận tiện như Đông Nam Á. Ngoài ra, môi trường chính trị của các nước Đông Nam Á tương đối ổn định, cơ sở hạ tầng không ngừng được cải thiện cũng là một yếu tố quan trọng trong việc thu hút đầu tư nước ngoài.

TL