Sinh viên Đại học Trần Đại Nghĩa trong giờ thực hành
Tuy nhiên, hiện nay, trước tốc độ phát triển của công nghệ thông tin và cơ hội việc làm, cải thiện cuộc sống từ nhóm ngành Khoa học Tự nhiên khiến cho thí sinh đăng ký thi Đại học có xu hướng quay lung lại với các nhóm ngành KHXH & NV. Điều này đang dẫn đến tình trạng báo động về sự chênh lệch cán cân các ngành nghề ở nước ta. Liệu trong mùa tuyển sinh 2018 các chỉ số này có xu hướng tăng trưởng hay không?
Thực trạng tuyển sinh các ngành KHXH&NV những năm gần đây
Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, hồ sơ ĐKDT năm 2012 vào ngành KHXH&NV chỉ chiếm tỷ lệ 4,43% thí sinh dự thi cho thấy sự “lép vế” rất rõ của ngành này. Trong số hơn 1,8 triệu lượt hồ sơ chỉ có hơn 80.000 hồ sơ ĐKDT vào ngành KHXH&NV. Thực tế, khi xét theo số lượng hồ sơ thì nhóm ngành này lại giảm đến gần 8%, từ khoảng 87.000 hồ sơ năm 2011 còn 80.298 hồ sơ.
Như trường hợp ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), dẫu đứng trong số các trường khá dễ dàng về tuyển sinh và điểm tuyển đầu vào thuộc nhóm cao, nhưng trong vòng 5 năm trở lại đây, bình quân mỗi năm số thí sinh thi khối C cũng giảm khoảng 10%, nhiều ngành phải lấy cận điểm sàn mới đủ học viên.
Tới mùa tuyển sinh năm 2014 tỷ lệ này đã được cải thiện hơn với các năm trước đó, cụ thể như Trường Đại học KHXH&NV Hà Nội, tổng số hồ sơ đăng ký dự thi vào trường ở tất cả các khối là 6.691, trong số đó có 3.861 thí sinh dự thi khối C. Đến ngày 7/9 có 2.589 thí sinh khối C làm thủ tục đăng ký, đạt tỷ lệ trên 67%.
Theo số liệu thống kê Kỳ thi THPT quốc gia 2018 của Bộ GD-ĐT cho thấy, có 688.641 thí sinh dự thi đăng ký xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ sư phạm, tổng chỉ tiêu của các trường là 455.174 và đã có tổng số 2.750.444 nguyện vọng đăng ký vào bảy khối ngành. Trong số này, tỷ lệ này đạt cao nhất là 7,88 (một chỉ tiêu có gần tám nguyện vọng đăng ký) ở Khối ngành VII (Nhân văn, Khoa học xã hội và hành vi, Báo chí và thông tin, Dịch vụ xã hội, An ninh quốc phòng…). Đây cũng là tín hiệu đáng mừng cho khối đào tạo KHXH&NV ở Việt Nam trong thời gian tới.
Khối ngành KHXH & NV cần gắn giáo dục với thực tiễn & hướng nghiệp
Theo thống kế của một số đơn vị chức năng, hiện nay trong số 21 top ngành nghề dễ kiếm được việc làm sau đào tạo thì có tới 4 đến 5 nhóm ngành nằm trong khối ngành KHXH&NV như: Báo chí, Marketing, Phát triển nhân sách, chăm sóc khách hàng… Điều này cho thấy cơ hội của khối ngành của xã hội luôn có.
Sinh viên Đại học Trần Đại Nghĩa trong giờ thực nghiệm tại cơ sở.
Trước tốc độ phát triển của công nghệ thông tin, cơ hội nghề nghiệp từ các nhóm ngành thuộc Khoa học tự nhiên cũng như các ngành khác ngày càng nhiều. Điều đó đang đặt ra cho những nhà làm giáo dục cũng như học viên trong nhóm ngành KHXH&NV ở nước ta nhiều cơ hội cũng như thách thức lớn.
Để vượt qua được những thách thức về sự cạnh tranh nhân lực với các nhóm ngành khác, khối ngành KHXH&NV bắt buộc phải thay đổi cách thức đào tạo chỉ đơn thuần về lý thuyết. Việc giáo dục đào tạo cho sinh viên phải gắn liền với thực tiễn xã hội, cho học viên trải nghiệm thực tiễn càng nhiều càng tạo ra nhiều cơ hội cho các em sau tốt nghiệp.
Mỗi trường đại học có khối ngành KHXH&NV cần tăng cường hoạt động giáo dục hướng nghiệp đã được Bộ GD-ĐT đưa vào chương trình học chính khóa. Việc thu hút được thí sinh và nguồn nhân lực vào ngành KHXH, các trường ĐH tuyển sinh khối ngành này nên có sự kết hợp chặt chẽ với các trường THPT trong công tác hướng nghiệp ngay từ trên ghế nhà trường. Khi đã có sự hiểu biết, cũng như nhận thức rõ vai trò của các ngành học KHXH, số lượng thí sinh đăng ký và theo học khối ngành này sẽ được cải thiện; đồng thời sẽ góp phần giảm bớt sức ép nhu cầu của nền kinh tế, của xã hội về nguồn nhân lực KHXH.
Bài và ảnh: Ths Trần Ngọc Cảnh
(Giảng viên bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh – Khoa KHXH&NV Đại học Trần Đại Nghĩa)