Thứ bảy 19/07/2025 10:36
Hotline: 024.355.63.010
Tài chính

Sức ép nợ xấu tăng do Covid-19

12/10/2020 00:00
Khác với các DN kinh doanh thông thường sớm chịu ảnh hưởng, tác động của dịch Covid-19 đến các ngân hàng lại thường có độ trễ...

Báo cáo lợi nhuận quý II/2020 cho thấy các ngân hàng đang ngấm đòn Covid, thể hiện rõ qua việc lợi nhuận sụt giảm, một phần do tín dụng tăng trưởng chậm chạp, trong khi các ngân hàng phải tăng trích lập dự phòng cho các khoản nợ xấu và nợ tiềm ẩn rủi ro từ các khoản vay của khách hàng đang gặp khó khăn bởi Covid.

Đơn cử như tại KienLongBank, lợi nhuận trước thuế và sau thuế trong 6 tháng đầu năm của ngân hàng này giảm 31% so với cùng kỳ năm trước, chỉ còn 103 tỷ đồng và 82 tỷ đồng. Nguyên nhân chính khiến lợi nhuận sụt giảm mạnh là do tín dụng của nhà băng này chỉ tăng có 1,99% trong nửa đầu năm, trong khi chi phí dự phòng rủi ro tín dụng gấp 3,2 lần cùng kỳ.

VietBank cũng vậy, lợi nhuận trước và sau thuế quý II/2020 giảm 61% so với cùng kỳ, chỉ đạt gần 58 tỷ đồng và hơn 46 tỷ đồng, trong khi chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 6 tháng tăng gần gấp đôi. Tại NCB tuy lợi nhuận có tăng so với cùng kỳ năm trước, nhưng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của NCB lại tăng đến 57%. Trong khi đó tại Sacombank, chi phí trích lập dự phòng trong 6 tháng đầu năm còn tăng hơn 86%...

Có thể thấy hệ thống ngân hàng đang đối mặt với nguy cơ nợ xấu tăng cao do khả năng trả nợ của khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Dù thời gian qua, các ngân hàng vẫn rất tích cực xử lý nợ xấu qua nhiều hình thức đấu giá, tài sản rao bán khá đa dạng bất động sản, máy móc, thiết bị sản xuất, các loại ô tô từ bình dân đến xe sang…

Tuy nhiên, việc rao bán nợ xấu đối với các ngân hàng ngày càng khó khăn dù giảm giá mạnh nhưng người mua cũng không mặn mà. Thực tế này dẫn đến tình trạng nhiều tài sản được ngân hàng đem ra đấu giá tới vài chục lần vẫn không thể bán được.

BIDV chi nhánh Phú Tài vừa thông báo đấu giá tài sản của nhóm Công ty cổ phần Thuận Thảo Nam Sài Gòn còn 800 tỷ đồng, giảm gần 2.000 tỷ đồng so với nợ gốc và lãi. Đây là lần rao bán thứ 17 của ngân hàng. Hay như Sacombank đã đấu giá lần thứ 21 tài sản có diện tích 6.382 m2 trên đường D2, P.25, Q.Bình Thạnh với mức giá khởi điểm 400,35 tỷ đồng...

Theo nhận định của các chuyên gia, nguyên nhân khiến cho hoạt động khó bán tài sản là do sau dịch Covid-19 hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN vẫn trong tình trạng cầm cự nên chưa có nhu cầu đầu tư, mở rộng kinh doanh. Trong khi người dân cũng có xu hướng thắt chặt chi tiêu do lo ngại dịch bệnh, nên cũng không mặn mà đầu tư vào tài sản có giá trị lớn như bất động sản...

Một nguyên nhân nữa ảnh hưởng đến hoạt động xử lý nợ xấu được TS. Cấn Văn Lực - Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài, chính tiền tệ quốc gia chỉ ra đó là còn nhiều vướng mắc trong việc xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42. Đó là câu chuyện thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý TSBĐ, phối hợp của cơ quan thi hành án, nhất là sự vào cuộc của các sở, ban, ngành địa phương chưa quyết liệt. Nguyên do quan điểm của các sở, ban ngành, địa phương còn những điểm khác biệt so với hướng dẫn, cơ quan công an chưa quyết liệt hỗ trợ.

Và đặc biệt, theo TS. Cấn Văn Lực, các khách hàng trở nên phức tạp hơn. Nhiều khách hàng cũng đã có dấu hiệu lợi dụng bối cảnh Covid trì hoãn trả nợ, giao tài sản thanh lý cho các TCTD khiến cho tiến trình xử lý nợ xấu, xử lý TSBĐ còn rất khó khăn. Vì vậy, thời điểm này, trong khi nợ cũ chưa giải quyết dứt điểm, tình hình nợ xấu mới có nguy cơ tăng cao do tác động Covid - 19 lại càng đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt hơn của các cơ quan công an, chính quyền địa phương. Nhất là trong quy định tại Nghị quyết 42 yêu cầu rõ vai trò, trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương trong việc phối hợp với các TCTD trong quá trình xử lý nợ xấu.

Phó tổng giám đốc VPBank Nguyễn Thành Long cho biết, trong quá trình thực thi, VPBank cũng bị vướng ngay cả khi tài sản đã thu giữ và đấu giá xong. Khi ngân hàng thực hiện sang tên nhà đất thì cơ quan nhà đất lại yêu cầu phải có biên bản bàn giao. Về nguyên tắc ngân hàng buộc thu giữ thì không thể có sự đồng thuận để có biên bản bàn giao với khách hàng. Có trường hợp ngân hàng không sang tên đổi chủ được buộc phải trả lại tiền, không những thế ngân hàng còn bị người mua kiện ra tòa.

Để thực thi được quyền thu giữ tài sản đảm bảo, ông Nguyễn Thành Long kiến nghị theo hướng đưa ra quyền và biện pháp để thực thi quyền. Theo thông lệ, những quốc gia xử lý tài sản đảm bảo tốt họ có những biện pháp thực thi theo hướng, chỉ cần có quyết định, tòa án xác nhận, thì có thể thi hành thu giữ tài sản luôn vào hôm sau. Tất nhiên là phải có sự vào cuộc của các cơ quan nhà nước.

Nghị quyết 42 đã đi một hành trình lớn, đóng góp rất nhiều cho TCTD trong việc xử lý nợ xấu. Tuy nhiên, để có sự hỗ trợ mạnh mẽ hơn, bên cạnh phải thay đổi nhận thức thói quen, trách nhiệm của người vay nợ theo giới chuyên môn cần có sự mạnh dạn, quyết liệt, đồng bộ trong triển khai cơ chế chính sách tại nghị quyết này. Có như vậy, mới có thể hỗ trợ ngân hàng xử lý nợ xấu hiệu quả được. Nếu không sẽ lại khê đọng nguồn vốn lớn trong khối nợ xấu, ảnh hưởng đến dòng chảy vốn vào nền kinh tế.

Nguyễn Vũ

Tin bài khác
Lãi suất ngân hàng ngày 19/7/2025: "Rục rịch" tăng nhẹ

Lãi suất ngân hàng ngày 19/7/2025: "Rục rịch" tăng nhẹ

Lãi suất ngân hàng ngày 19/7/2025 ghi nhận một số ngân hàng bắt đầu tăng nhẹ ở các kỳ hạn, tuy nhiên dự báo thị trường sẽ ổn định, khó tăng mạnh trong nửa cuối năm.
Ngân hàng Nhà nước siết quy định thông tin tài khoản trong giao dịch thanh toán

Ngân hàng Nhà nước siết quy định thông tin tài khoản trong giao dịch thanh toán

Việc thể hiện đúng thông tin tài khoản và cung cấp thông tin giao dịch tối thiểu được NHNN đề xuất khi sửa đổi Thông tư số 15/2024/TT-NHNN.
Lãi suất ngân hàng ngày 18/7/2025: Kỳ hạn ngắn tăng nhẹ

Lãi suất ngân hàng ngày 18/7/2025: Kỳ hạn ngắn tăng nhẹ

Lãi suất ngân hàng ngày 18/7/2025 ghi nhận sự tăng nhẹ ở một số kỳ hạn ngắn, nổi bật là Cake by VPBank. Lãi suất đặc biệt vẫn duy trì mức cao kỷ lục.
Lãi suất ngân hàng ngày 17/7/2025: Nên gửi tiết kiệm ngân hàng nào?

Lãi suất ngân hàng ngày 17/7/2025: Nên gửi tiết kiệm ngân hàng nào?

Lãi suất ngân hàng ngày 17/7/2025, tiền gửi ngân hàng tiếp tục ổn định. Cuộc đua kỳ hạn ngắn sôi động với nhiều ưu đãi, thu hút dòng tiền cá nhân.
Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục duy trì mặt bằng lãi suất điều hành ở mức thấp

Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục duy trì mặt bằng lãi suất điều hành ở mức thấp

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng cho biết, NHNN sẽ tiếp tục duy trì mặt bằng lãi suất điều hành ở mức thấp, tạo điều kiện giảm chi phí vay vốn cho người dân và doanh nghiệp.
Đề xuất giới hạn thời gian gián đoạn dịch vụ thanh toán online không quá 30 phút/lần

Đề xuất giới hạn thời gian gián đoạn dịch vụ thanh toán online không quá 30 phút/lần

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang lấy ý kiến cho Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 15 về quy định dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Một trong những điểm mới đáng chú ý của dự thảo lần này là đề xuất giới hạn thời gian gián đoạn dịch vụ thanh toán trực tuyến không quá 30 phút mỗi lần, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và bảo vệ quyền lợi người dùng.
Hơn 86 triệu tài khoản ngân hàng sẽ bị xóa sổ từ 1/9/2025

Hơn 86 triệu tài khoản ngân hàng sẽ bị xóa sổ từ 1/9/2025

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa phát đi cảnh báo về việc sẽ tiến hành xóa sổ hơn 86 triệu tài khoản ngân hàng chưa xác thực sinh trắc học kể từ ngày 1/9/2025.
Lãi suất ngân hàng ngày 16/7/2025: Bốn ngân hàng vượt 7%

Lãi suất ngân hàng ngày 16/7/2025: Bốn ngân hàng vượt 7%

Lãi suất ngân hàng ngày 16/7, ghi nhận bốn ngân hàng có lãi suất tiền gửi đặc biệt vượt 7%. Lãi suất cao nhất vẫn duy trì ở mức hấp dẫn, thu hút nguồn vốn lớn.
Trải nghiệm VIB PayFlex – 1 thẻ làm chủ mọi nguồn tiền

Trải nghiệm VIB PayFlex – 1 thẻ làm chủ mọi nguồn tiền

Bạn đã bao giờ phân vân trước quầy thanh toán, không biết nên dùng thẻ tín dụng để hưởng ưu đãi hay thẻ ghi nợ để quản lý ngân sách? Với VIB PayFlex, sự lưỡng lự đó giờ đây đã trở thành quá khứ.
Lãi suất ngân hàng ngày 15/7/2025: VCBNeo tăng các kỳ hạn ngắn

Lãi suất ngân hàng ngày 15/7/2025: VCBNeo tăng các kỳ hạn ngắn

Lãi suất ngân hàng hôm nay 15/7/2025 chứng kiến VCBNeo điều chỉnh tăng đồng loạt các kỳ hạn ngắn. Thị trường tiền gửi vẫn duy trì mức lãi suất đặc biệt cao.
Lãi suất ngân hàng ngày 14/7/2025: 8 ngân hàng vượt mốc 6%

Lãi suất ngân hàng ngày 14/7/2025: 8 ngân hàng vượt mốc 6%

Lãi suất ngân hàng hôm nay 14/7/225 chứng kiến 8 ngân hàng niêm yết mức lãi suất huy động trên 6% cho các kỳ hạn dài, bao gồm cả lãi suất đặc biệt và thông thường.
Lãi suất ngân hàng ngày 12/7/2025: Ngân hàng nào đang dẫn đầu thị trường?

Lãi suất ngân hàng ngày 12/7/2025: Ngân hàng nào đang dẫn đầu thị trường?

Lãi suất ngân hàng cập nhật mới nhất vào ngày 12/7/2025 cho thấy xu hướng tăng lãi suất vẫn tiếp diễn tại nhiều ngân hàng, mang đến cơ hội hấp dẫn chưa từng có cho người gửi tiền.
Ngân hàng tăng tín dụng năm 2025 sẽ dựa vào cho vay hạ tầng và bất động sản

Ngân hàng tăng tín dụng năm 2025 sẽ dựa vào cho vay hạ tầng và bất động sản

Theo SSI, thị trường toàn cầu còn nhiều bất định, động lực tăng trưởng tín dụng có thể đến nhiều hơn từ các dự án liên quan đến bất động sản và hạ tầng trong nửa cuối năm 2025 và năm 2026.
Lãi suất thấp, vì sao giấc mơ mua nhà ở vẫn xa vời?

Lãi suất thấp, vì sao giấc mơ mua nhà ở vẫn xa vời?

Dù lãi suất thấp kỷ lục, nhiều người mua nhà ở vẫn khó khó khăn trong việc tiếp cận vốn. Vướng mắc sổ hồng, tài sản thế chấp và điều kiện thu nhập là rào cản lớn.
Lãi suất ngân hàng ngày 11/7/2025: Kỳ hạn 12 tháng vượt 7,7%, cao nhất 9,65%

Lãi suất ngân hàng ngày 11/7/2025: Kỳ hạn 12 tháng vượt 7,7%, cao nhất 9,65%

Lãi suất ngân hàng ngày 11/7/2025 ghi nhân một số ngân hàng áp dụng mức lãi suất đặc biệt 6,5-9,65% cho khoản tiền gửi lớn. Trong đó ABBank, PVcomBank dẫn đầu.