Sản xuất tại Trung Quốc phục hồi chậm lại do việc làm giảm
- Cơ hội giao thương
- 15:17 01/03/2021
DNHN - Một cuộc khảo sát do Caixin cho thấy kinh tế Trung Quốc tiếp tục phục hồi trong tháng 2 vừa rồi nhưng có phần chậm lại một chút.
Theo một báo cáo được công bố hôm thứ Hai, chỉ số PMI (chỉ số kinh tế khảo sát các nhà quản lý mua hàng tại các doanh nghiệp) của Caixin Trung Quốc, đưa ra một bức tranh tổng thể về lĩnh vực sản xuất của nước này. Cụ thể, chỉ số PMI Caixin tháng 2 chỉ đạt 50,9 điểm, thấp hơn mức 51,5 trong tháng 1
Chỉ số PMI trên 50 điểm cho thấy ngành/lĩnh vực được khảo sát ghi nhận tăng trưởng. Kết quả tháng 2 cho thấy hoạt động sản xuất đã mở rộng trong 10 tháng liên tiếp; tuy nhiên, tốc độ đã chậm lại trong tháng thứ ba liên tiếp.
Sự phân tích của PMI cho thấy cả cung và cầu trong lĩnh vực sản xuất đều tăng chậm lại, do các chỉ số của tổng số đơn đặt hàng mới và sản lượng giảm trong tháng thứ ba liên tiếp. Công việc tồn đọng của các nhà sản xuất lần đầu tiên giảm trong chín tháng.
Nhu cầu hàng hóa ở nước ngoài vẫn chậm với số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới giảm tháng thứ hai liên tiếp.
Thị trường việc làm trở nên tồi tệ hơn khi chỉ số phụ về việc làm tại Trung Quốc tiếp tục suy giảm trong tháng thứ ba liên tiếp. Wang Zhe, nhà kinh tế cấp cao của Caixin Insight Group cho biết: “Các công ty đang xem xét tình hình và không vội vàng lấp đầy các vị trí tuyển dụng".
Áp lực lạm phát gia tăng khi chi phí tăng. Theo khảo sát, thước đo chi phí đầu vào sản xuất trong cả ba tháng qua đều đạt mức cao chưa từng thấy kể từ tháng 12 năm 2017. Các nhà sản xuất được khảo sát cho biết giá nguyên liệu thô, đặc biệt là kim loại công nghiệp, tăng nhanh và giá vận tải cũng tăng theo.
Giá đầu ra cũng tăng trong tháng trước. Calxin cũng cho biết trong báo cáo: “Chi phí nguyên liệu đầu vào của các nhà sản xuất liên tục tăng khiến cho các công ty đã chuyển một phần gánh nặng chi phí cho khách hàng".
Các nhà sản xuất đã tự tin hơn khi nói về triển vọng kinh doanh trong 12 tháng tới. Calxin cho biết tâm lý tích cực được hỗ trợ bởi dự báo về nhu cầu toàn cầu gia tăng khi đại dịch dần lắng xướng và và nhu cầu sản phẩm sẽ tăng mạnh
Về nền kinh tế Trung Quốc, nhiều nhà kinh tế kỳ vọng tăng trưởng trong nước vững chắc trong tương lai gần khi tình hình đại dịch đang tốt hơn. Zhang Zhiwei, nhà kinh tế trưởng tại Pinpoint Asset Management, viết: “Dữ liệu kinh tế vĩ mô từ tháng 1 đến tháng 2 được công bố trong tháng 3 có thể tăng mạnh và khả năng chính phủ sẽ thắt chặt các chính sách dựa trên sự phục hồi kinh tế được công bố vào đầu tháng này.
Minh Bảo (Theo Nikkei Asia)
Tin liên quan
Đọc thêm Cơ hội giao thương
10 nền kinh tế lớn nhất thế giới trước và sau đại dịch
Đại dịch Covid-19 đã làm xáo trộn xếp hạng những nền kinh tế lớn nhất thế giới sau khi đẩy nhiều quốc gia vào cuộc suy thoái lịch sử.
Kinh tế người nổi tiếng – KOLs
Chắc hẳn thuật ngữ “người nổi tiếng”, “người có sức ảnh hưởng” hay “KOLs” đã không còn xa lạ. Họ là những nhân vật có tiếng nói trên mạng xã hội và thời đại công nghệ thông tin bùng nổ hiện nay tạo điều kiện cho kinh tế KOLs thỏa sức vẫy vùng. Người nổi tiếng có “ma lực” gì mà có thể tiêu thụ hàng hóa nhanh đến vậy? Bài viết này phân tích đặc điểm của hệ thống kinh tế KOL nổi tiếng trên Internet.
Xu hướng hợp đồng điện tử đang được chú ý tại Trung Quốc
Xét về mặt thời điểm, năm 2020 cùng với sự tiến bộ của chính sách và sự bùng nổ của nhu cầu chuyển đổi số từ phía doanh nghiệp, lĩnh vực hóa đơn điện tử và hợp đồng điện tử đã phát triển nhanh chóng và việc ký kết hợp đồng dưới hình thức mới đã bắt đầu được áp dụng trên quy mô lớn. Kỷ nguyên đầu tiên hóa đơn điện tử thương mại ở Trung Quốc được mở ra. Tính đến hết năm 2020, số lượng hóa đơn điện tử đã vượt qua hóa đơn giấy rơi vào khoảng 25 tỷ bản.
Một siêu chu kỳ hàng hóa mới?
Trong khi hầu hết các nhà đầu tư để mắt tới sàn Nasdaq hay Bitcoin nhưng trên thực thế nhóm ngành có sự bứt phá nhất kể từ đầu năm nay (bao gồm cả tiền tệ) là hàng hóa. Giá cả dầu thô Brent đã trở lại ngưỡng trên 60 đô la, giá đồng đạt mức cao nhất trong tám năm và paladi quay trở về đỉnh cao như 6 năm trước đây.
Bong bóng du lịch giữa Úc - New Zealand đã chính thức đi vào hoạt động
Hàng trăm hành khách Úc hôm nay (19/4) đã được chào đón tại Sân bay Auckland với những biển báo chào mừng và nhạc sống sôi động, đánh dấu lần đầu tiên New Zealand mở cửa lại du lịch kể khi khi bùng nổ đại dịch Covid-19.
Điện toán đám mây phi tập trung đã giúp Trung Quốc trở nên nổi bật như thế nào?
Công nghệ điện toán đám mây đang phát triển rầm rộ, nhưng những “điện toán đám mây” này được mặc định là “tập trung” tức là điện toán cụm từ xa tập trung và thống nhất. Tuy nhiên, sự xuất hiện của điện toán đám mây "phi tập trung" đã và đang nhanh chóng đổ bộ thị trường công nghệ toàn cầu.
Quý I/2021, thương mại 2 chiều Việt Nam - Châu Á đạt 99,72 tỷ USD
Thị trường mà Việt Nam có giao dịch thương mại lớn tại khu vực Châu Á như Trung Quốc với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam, đạt 36,9 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu 12,56 tỷ USD, nhập khẩu 24,34 tỷ USD.
Trung Quốc hoàn tất tiến trình thông qua RCEP
Ngày 16/4, Bộ Thương mại Trung Quốc thông báo đã hoàn tất tiến trình thông qua Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) sau khi nước này trình văn kiện thông qua tới Tổng Thư ký Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Uber đang đầu tư 18 tỷ cổ đô la trên toàn cầu trong đó có cổ phần trị giá 5 tỷ đô la đến từ thương vụ đình đám với SPAC của Grab
Uber là một trong những bên chiến thắng từ thỏa thuận đình đám của Grab vừa qua với SPAC. Cụ thể, công ty là một trong những cổ đông lớn nhất của Grab và với trị giá 40 tỷ đô la của công ty gọi xe là Grab, Uber hiện đang nắm giữ số cổ phần trị giá hơn 5 tỷ đô la.
Vĩnh Phúc: Tổ chức hội chợ tạo môi trường lành mạnh để phát triển làng nghề truyền thống
DNHN - Vừa qua được sự nhất trí của sở ban nghành tỉnh Vĩnh Phúc Hội chợ giới thiệu sản phẩm làng nghề và trưng bày sinh vật cảnh tỉnh Vĩnh Phúc được diện ra từ ngày 10/4/2021 đến hết ngày 20/4/2021 tại Quảng trường Hồ Chí Minh, TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc với hàng trăm gian hàng đa dạng chủng loại mẫu mã.