
Saigonbank hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu
Năm 2022, mặc dù trải qua nhiều kỳ lợi nhuận sụt giảm so với năm trước nhưng lợi nhuận trước thuế tại ngân hàng Saigonbank vẫn đạt 237 tỷ đồng, đạt 125% kế hoạch cả năm.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương (Saigonbank, mã: SGB) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2022 cũng như kết quả kinh doanh cả năm 2022.
Trong đó, dư nợ cấp tín dụng tăng 14,93% và nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư tăng 13,22% so với năm 2021.

Về các mảng kinh doanh, trong quý IV/2022 tổng thu nhập hoạt động của Saigonbank đạt 1.055 tỷ đồng, tăng 20% so với năm trước. Trong đó, thu nhập từ lãi thuần hơn 875 tỷ đồng, tăng 49% so với năm trước. Song song đó, thu nhập từ hoạt động kinh doanh dịch vụ cũng tăng trưởng mạnh 38%.
Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) đạt 15,06%, cao hơn so với quy định; tỷ lệ cho vay so với tổng tiền gửi chiếm 77,21%, đáp ứng đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Trong quý IV/2022, nhằm gia tăng dự trữ thanh khoản nên Saigonbank đã đầu tư thêm 1.000 tỷ đồng Trái phiếu Chính phủ, dẫn đến lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm 450 tỷ đồng. Kết quả, tại quý IV/2022, Saigonbank báo lãi trước thuế 91 tỷ đồng, tăng tới 97% so với quý IV/2021.
Trước đó, tại quý III/2022, ngân hàng này đã tăng chi phí hoạt động và dự phòng rủi ro khiến lợi nhuận trước thuế suy giảm 8% so với cùng kỳ 2021 về còn 48 tỷ đồng. Cũng trong quý II/2022, Saigonbank tăng cường trích lập dự phòng gấp ba lần từ hơn 35 tỷ đồng lên 103 tỷ đồng kéo theo lợi nhuận trước thuế quý này của ngân hàng chỉ đạt 77 tỷ đồng. Lũy kế cả năm 2022, lợi nhuận trước thuế tại ngân hàng này đạt 237 tỷ đồng, tăng 54% so với cùng kỳ và bằng 125% kế hoạch cả năm.
PV (t/h)
- An Giang đứng đầu tại ĐBSCL về lượng khách du lịch trong Tết Quý Mão 2023
- Cán cân thương mại thặng dư gần 3,6 tỷ USD trong tháng đầu năm
- Tổng giá trị thương mại Việt Nam - Ấn Độ năm 2022 đạt 15,05 tỷ USD, tăng 13,6%
- Thêm 10,8 nghìn doanh nghiệp thành lập mới trong tháng đầu năm 2023
- Chi hơn 1 tỷ USD cung cấp miễn phí wifi trên máy bay để cạnh tranh và thu hút khách
Cùng chuyên mục


Chứng khoán KB Việt Nam: Năm 2023 ngân hàng Nhà nước có thể mua khoảng 12 tỷ USD

Ngân hàng Nhà nước: Tăng trưởng tín dụng 2023 khoảng 14 - 15%

Ngân hàng Trung ương duy trì thắt chặt chính sách tiền tệ, tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát

Ngân hàng Nhà nước đặt mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô trong năm 2023

BIDV tham gia diễn đàn kết nối ngân hàng và DNNVV do phụ nữ làm chủ
-
TS. Phan Đức Hiếu: Những kết quả tích cực đạt được năm 2022 sẽ tạo đà tốt cho năm 2023
-
TS Cấn Văn Lực: Doanh nghiệp bất động sản cần thúc đẩy số hóa, cấu trúc lại nguồn vốn
-
Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký VINASME: Mong muốn nhất của cộng đồng doanh nghiệp vẫn là dẫn vốn cho nền kinh tế
-
Mở rộng đổi mới sáng tạo: Thách thức đáng để giải quyết
-
Đâu là nút thắt cản trở sự hồi phục của du khách quốc tế đến Việt Nam ở thời điểm này?