Quy định pháp luật xung quanh tên gọi của doanh nghiệp
- Luật sư của doanh nghiệp
- 09:26 16/01/2021
DNHN - Tên doanh nghiệp thường do chủ doanh nghiệp đặt. Tuy nhiên, pháp luật quy định các nguyên tắc đặt tên cho doanh nghiệp và bắt buộc mọi doanh nghiệp phải tuân thủ.
Mỗi một doanh nghiệp khi thành lập đều gắn với một tên gọi. Trước khi đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp cần tra cứu tên các doanh nghiệp đã đăng ký trong cơ sở dữu liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Không được đăng ký tên doanh nghiệp trùng hoặc gây nhầm lẫn
Đó là một trong những nội dung được quy định tại Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 4/1/2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.

Nghị định số 01/2021/NĐ-CP của Chính phủ nêu rõ, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp không được đăng ký tên doanh nghiệp trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc, trừ những doanh nghiệp đã giải thể hoặc đã có quyết định có hiệu lực của Tòa án tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản.
Phòng Đăng ký kinh doanh có quyền chấp thuận, từ chối tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Để tránh tên doanh nghiệp bị trùng, nhầm và vi phạm quy định về đặt tên doanh nghiệp, ý kiến Phòng Đăng ký kinh doanh là quyết định cuối cùng. Trường hợp không đồng ý với quyết định của Phòng Đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp có thể khởi kiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
Doanh nghiệp hoạt động theo Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương được cấp trước ngày 01/7/2015 được tiếp tục sử dụng tên doanh nghiệp đã đăng ký và không bắt buộc phải đăng ký đổi tên doanh nghiệp trong trường hợp có tên trùng, tên gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Tuy nhiên, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có tên trùng và tên gây nhầm lẫn tự thương lượng với nhau để đăng ký đổi tên doanh nghiệp.
Nghị định số 01/2021/NĐ-CP cũng quy định về đăng ký tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh. Theo đó, tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh, cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với văn phòng đại diện, cụm từ “Địa điểm kinh doanh” đối với địa điểm kinh doanh.
Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do chi nhánh, văn phòng đại diện phát hành.
Ngoài tên bằng tiếng Việt, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt. Tên bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Tên viết tắt được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.
Phần tên riêng trong tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.
Nghị định số 01/2021/NĐ-CP nêu rõ, đối với những doanh nghiệp 100% vốn nhà nước khi chuyển thành đơn vị hạch toán phụ thuộc do yêu cầu tổ chức lại thì được phép giữ nguyên tên doanh nghiệp nhà nước trước khi tổ chức lại.
Tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
Điều 19, Nghị định số 01/2021/NĐ-CP quy định cụ thể như sau: các tổ chức, cá nhân không được sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của tổ chức, cá nhân đã được bảo hộ để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp được sự chấp thuận của chủ sở hữu tên thương mại, nhãn hiệu đó.

Trước khi đăng ký đặt tên doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp tham khảo các nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đã đăng ký và được lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu về nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý của cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp.
Căn cứ để xác định tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp được thực hiện theo các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu đặt tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Trường hợp tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp thì doanh nghiệp có tên vi phạm phải đăng ký thay đổi tên doanh nghiệp.
Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp có quyền gửi văn bản đề nghị đến Phòng Đăng ký kinh doanh để yêu cầu doanh nghiệp có tên xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp phải thay đổi tên doanh nghiệp cho phù hợp. Kèm theo văn bản đề nghị của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp phải có bản sao các giấy tờ sau đây: Văn bản kết luận của cơ quan có thẩm quyền về việc sử dụng tên doanh nghiệp là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý; bản trích lục sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ do cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp cấp; Giấy chứng nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam do cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp cấp; hợp đồng sử dụng đối tượng quyền sở hữu công nghiệp trong trường hợp người yêu cầu là người được chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ giấy tờ trên, Phòng Đăng ký kinh doanh ra thông báo yêu cầu doanh nghiệp có tên xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp phải thay đổi tên doanh nghiệp và tiến hành thủ tục đăng ký thay đổi tên doanh nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ra thông báo.
Sau thời 10 ngày, nếu doanh nghiệp không đăng ký thay đổi tên doanh nghiệp theo yêu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền đề xử lý theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Trường hợp cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, theo đó áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thay đổi tên doanh nghiệp hoặc buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trong tên doanh nghiệp nhưng tổ chức, cá nhân vi phạm không thực hiện trong thời hạn do pháp luật quy định thì cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm thông báo cho Phòng Đăng ký kinh doanh để yêu cầu doanh nghiệp báo cáo theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 216 Luật Doanh nghiệp.
Đối với doanh nghiệp không báo cáo, Phòng Đăng ký kinh doanh thực hiện thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 212 Luật Doanh nghiệp.
Bảo Ngân
Tin liên quan
Đọc thêm Luật sư của doanh nghiệp
Một số ý kiến về việc đăng ký thành lập công ty tại đặc khu hành chính Hồng Kông
Cùng với đường lối chính sách hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, Nhà nước khuyến khích đầu tư ra nước ngoài, hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam ngày càng tăng trong những năm gần đây.
Một số quy định pháp luật về ngôn ngữ hợp đồng
Bài viết này dẫn chiếu một số quy định pháp luật Việt Nam về ngôn ngữ hợp đồng nhằm giúp doanh nghiệp nắm bắt và vận dụng đúng quy định pháp luật, nhận diện rủi ro có thể xảy ra, có được giao dịch hiệu quả hơn.
Điều cần biết về việc doanh nghiệp phải thực hiện biện pháp cách ly y tế tập trung
Thông báo của Bộ Y tế, từ 25/1/2021 đến 08/2/2021 đã ghi nhận 451 trường hợp mắc Covid 19 trong cộng đồng tại 12 tỉnh, thành phố.
Luật Kinh doanh bảo hiểm được đề xuất sửa đổi vì chưa theo kịp với thực tế
Việc sửa đổi Luật kinh doanh bảo hiểm là thực sự cần thiết để đáp ứng yêu cầu về sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật có liên quan và yêu cầu mới phát sinh trong thực tiễn.
Khởi tố, bắt giam nguyên lãnh đạo Văn phòng Đăng ký đất đai thành phố Phan Thiết
Sáng 7/01, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Bình Thuận đã trực tiếp tống đạt các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với cán bộ thành phố Phan Thiết
Bài 2: Ai xúi giục khách hàng tố Công ty Kim Oanh lừa đảo?
Trong vụ án hình sự Trốn thuế và lừa đảo chiếm đoạt tài sản liên quan đến bà Đặng Thị Kim Oanh – Tổng Giám đốc Công ty CP Dịch vụ - Thương mại & Xây dựng địa ốc Kim Oanh mà Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Dương đang khởi tố, điều tra. Điều đáng nói trong vụ án này, những người tố giác tội phạm lại cung cấp nhiều thông tin bất ngờ, hé lộ nhiều “góc tối” của quá trình giải quyết.
UBND xã Kim Chung, Hoài Đức: Có hay không giá gói thầu được “phù phép” cao hơn thị trường?
Nhiều hàng hóa trong gói thầu có dấu hiệu được đẩy giá cao hơn so với ngoài thị trường, gói thầu có chỉ số tiết kiệm thấp, là những bất thường trong gói thầu do UBND xã Kim Chung, huyện Hoài Đức làm chủ đầu tư?
Luật đầu tư 2020: Bệ đỡ vững chắc cho quá trình đầu tư của doanh nghiệp
Luật Đầu tư 2020 đã được Quốc hội Việt Nam thông qua và dự báo sẽ tác động lớn đối với hoạt động của doanh nghiệp.
Doanh nhân Đặng Thị Kim Oanh - Nỗi đau thương trường
Ba năm nay sóng gió không phút nào ngừng nghỉ với Doanh nhân Đặng Thị Kim Oanh - nữ thuyền trưởng của Công ty CP Địa ốc Kim Oanh, cùng với hàng nghìn người lao động. Không có ngày nào được yên bình trọn vẹn, thị phi, kiện tụng, minh oan rồi lại vào vòng xoay tố tụng. Nụ cười trộn trong nước mắt, người hùng hay tội đồ danh giới thật mong manh. Giờ đây khi mà Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết tâm đồng hành cùng doanh nghiệp, bảo vệ doanh nghiệp, nữ doanh nhân Kim Oanh chỉ trông chờ vào sự công minh của luật pháp, đạo đức, sự nhân văn của xã hội để vượt qua được kiếp nạn này. Tạp chí Doanh nghiệp và hội nhập thực hiện loạt bài phản ánh, tổng thể xâu chuỗi, phân tích, bình luận, khách quan đa chiều xung quanh những vụ việc của doanh nhân Kim Oanh với chủ đề: "Doanh nhân Đặng Thị Kim Oanh - Nỗi đau thương trường".
Một số lưu ý về việc yêu cầu công nhận và thi hành phán quyết trọng tài tại Trung Quốc
Cùng với tiến trình Việt Nam hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới, sự gia tăng lựa chọn của doanh nghiệp Việt Nam đối với phương thức giải quyết tranh chấp ngoài tòa án, các vụ việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại cũng tăng lên.