Chủ nhật 22/12/2024 12:40
Hotline: 024.355.63.010
Email: banbientap.dnhn@gmail.com
Thị trường

Quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam – Mông Cổ, góp phần phát triển kinh tế song phương

22/12/2021 23:48
Mông Cổ là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới công nhận và thiết lập mối quan hệ ngoại giao với Việt Nam (ngày 17/11/1954). Mở đầu là chuyến thăm của Chủ tịch
Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Sân bay Ulanbator (Mông Cổ). Ảnh tư liệu.
Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Sân bay Ulanbator (Mông Cổ). Ảnh tư liệu.

Tiếp đó là chuyến viếng thăm của Đoàn đại biểu Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam sang thăm Mông Cổ vào các năm 1973 dẫn đầu là đồng chí Phạm Văn Đồng, đồng chí Trường Chinh vào năm 1984. Và vào các năm 1959 và 1979, các đồng chí Iu.Xê-đen-ban và Gi.Bat-mơn-khơ với cương vị là người đứng đầu Đảng và Nhà nước Mông Cổ đã lần lượt sang thăm hữu nghị chính thức Việt Nam, đặt nền móng cho tình hữu nghị bền chặt và quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai quốc gia.

Việt Nam – Mông Cổ, tình anh em thuỷ chung

Kể từ khi mối quan hệ ngoại giao được thiết lập, quan hệ hợp tác và hữu nghị giữa hai quốc gia đã có những bước phát triển tích cực với nhiều thành tựu trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giao lưu nhân dân..., góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế -xã hội ở mỗi nước.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Chủ tịch Quốc hội Mông Cổ Miyegombo Enkhbold đến thăm Việt Nam vào ngày 22/01/2018. Ảnh: Kinhtedothi.vn
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (hiện nay là Chủ tịch nước) tiếp Chủ tịch Quốc hội Mông Cổ Miyegombo Enkhbold đến thăm Việt Nam vào ngày 22/01/2018. Ảnh: Kinhtedothi.vn.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (hiện nay là Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam) đã từng đánh giá: “Chúng ta đều đã biết quan hệ Việt Nam - Mông Cổ có lịch sử truyền thống trên 60 năm. Mông Cổ là một trong những nước có phong trào ủng hộ Việt Nam mạnh mẽ và sâu rộng nhất. Mông Cổ đã ủng hộ, giúp đỡ Việt Nam rất nhiều trong những năm kháng chiến giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và những năm qua, mối quan hệ đó tiếp tục được củng cố vững chắc”.

Ủy ban liên Chính phủ hai nước về hợp tác kinh tế, khoa học - kỹ thuật được thành lập tháng 12-1979, đến nay đã tiến hành với nhiều kỳ họp, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển hợp tác kinh tế - thương mại song phương. Các hội hữu nghị: Mông Cổ- Việt Nam (thành lập năm 1960) và Việt Nam- Mông Cổ (thành lập năm 1961) tích cực hoạt động, góp phần to lớn vào việc tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước.

Vừa qua, thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Mông Cổ J. Enkhbayar cũng đã khẳng định: Mông Cổ và Việt Nam là hai nước anh em, dù thời cuộc có thay đổi nhưng tình cảm và tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước, trước sau như một, vẫn còn nguyên giá trị đối với nhân dân Mông Cổ. Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, với tinh thần quan hệ hữu nghị truyền thống hai nước, Chính phủ Việt Nam đã quyết định hỗ trợ Chính phủ Mông Cổ 50.000 USD để chung tay ứng phó với đại dịch COVID-19.

Tăng cường kết nối giao thương giữa doanh nghiệp 2 nước

Hai nước đã ký các Hiệp ước hữu nghị, hợp tác (1961, 1979, 2000) và hơn 20 hiệp định về hợp tác kinh tế, thương mại, văn hóa, giáo dục, khoa học - kỹ thuật và các lĩnh vực khác. Hiệp định thương mại đầu tiên giữa Việt Nam và Mông Cổ được ký vào năm 1958. Hai nước cũng đã ký một loạt hiệp định song phương và thoả thuận cấp nhà nước, tạo cơ sở pháp lý cho quan hệ hợp tác lâu dài giữa hai quốc gia.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Mông Cổ vào tháng 7/2016. (Ảnh: dantri.com.vn)
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Mông Cổ vào tháng 7/2016. (Ảnh tư liệu, Nguồn: dantri.com.vn).

Xét về lâu dài, Mông Cổ là thị trường giàu tiềm năng để Việt Nam đẩy mạnh xuất, nhập khẩu hàng hoá, tăng cường quan hệ thương mại song phương, phát huy thế mạnh của mỗi bên. Bên cạnh đó, với một thị trường đã có quan hệ gắn bó từ lâu với Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều thuận lợi khi thâm nhập và mở rộng hoạt động ở thị trường Mông Cổ. Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mông Cổ các sản phẩm công nghiệp nhẹ, một số hàng nông sản như dưa leo, măng và các loại gạo chất lượng cao, trà, cà phê, sản phẩm đồ gỗ, góm sứ, nhựa, dệt may, thủ công mỹ nghệ, một số mặt hàng như trái cây nhiệt đới sấy khô, rau gia vị, dầu thực vật và nhiều mặt hàng tiêu dùng khác. Mông Cổ có thể cung cấp cho thị trường Việt Nam nhiều mặt hàng mà Việt Nam có nhu cầu lớn như hàng da và da nguyên liệu, nông sản chế biến, thịt bò, dê, sữa bột, các chế phẩm từ sữa, lông cừu, gỗ thông.

Thạc sĩ, bác sĩ Galbaa Davkharbayar, Giám đốc Công ty Dược phẩm Monopole, Mông Cổ (hàng trên, trái) ký kết hợp tác với ông Đỗ Xuân Thắng, Giám đốc Công ty Cổ phần Tinh túy Việt Nam.
Thạc sĩ, bác sĩ Galbaa Davkharbayar, Giám đốc Công ty Dược phẩm Monopole, Mông Cổ (hàng trên, trái) ký kết hợp tác với ông Đỗ Xuân Thắng, Giám đốc Công ty Cổ phần Tinh túy Việt Nam. Ảnh: baoquocte.vn

Hai quốc gia cũng đã có những định hướng đẩy mạnh hợp tác giữa hai nước thông qua việc phát huy thế mạnh của hai bên trong các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm (chế bến, bảo quản rau quả); cơ sở hạ tầng (xây dựng, sửa chữa cầu đường); chăn nuôi (đưa kỹ thuật, công nghệ mới vào lĩnh vực chế biến mặt hàng từ gia súc, phát triển nghề nuôi cá); nông nghiệp (đưa máy móc công nghệ nhỏ và vừa vào sản xuất, tổ chức gieo trồng hệ thống tưới tiêu); sản xuất vừa và nhỏ (xây dựng nhà máy liên doanh dệt thảm, may mặc); du lịch. Việc Việt Nam gia nhập WTO vào ngày 07/11/2006 là động lực quan trọng đưa quá trình hợp tác kinh tế, thương mại với Mông Cổ đi vào thực chất, tạo ra bước chuyển biến thành công trong mối quan hệ hợp tác trên lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư với Mông Cổ; theo đó là môi trường kinh doanh cho doanh nhân hai nước trở nên thuận lợi và gia tăng cơ hội. Các nội dung hợp tác trên trên lĩnh vực kinh tế, thuơng mại, đầu tư đã đem lại kết quả thiết thực cho cả hai bên, có những thuận lợi và triển vọng to lớn; nhưng vẫn chưa tương xứng so với tiềm năng phát triển cũng như mong muốn của hai nước.

Các lĩnh vực khác như hợp tác trao đổi sinh viên, giao lưu, hợp tác văn hóa, khoa học công nghệ..., đã được thực hiện từ những năm 60 của thế kỷ trước, theo hiệp định ký giữa hai chính phủ. Về lĩnh vực hợp tác khoa học – công nghệ, Việt Nam đã bố trí kinh phí và thành lập nhóm nghiên cứu với đội ngũ các nhà khoa học có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực dược liệu để kết hợp với các nhà khoa học của Viện Hàn lâm khoa học Mông Cổ thực hiện dự án “Nghiên cứu và phát triển các sản phẩm từ cây dược liệu Mông Cổ để phòng ngừa và điều trị bệnh gan và xương khớp”. Đối với lĩnh vực hợp tác văn hoá – giáo dục, đến nay, Mông Cổ đã đào tạo trên hàng trăm cán bộ Việt Nam về khoa học - kỹ thuật bậc đại học và trên đại học. Mỗi năm có 15 sinh viên Mông Cổ sang Việt Nam du học và 5 sinh viên Việt Nam sang Mông Cổ du học theo Hiệp định hợp tác giáo dục giữa hai nước. Hiện có 57 sinh viên Mông Cổ đang theo học các bậc đào tạo đại học và sau đại học tại Việt Nam. Bắt đầu từ năm 2020, mức học bổng cho sinh viên Việt Nam du học tại Mông Cổ đã được tăng lên gần gấp đôi so với năm trước, khoảng 150 USD/tháng. Bên cạnh đó, nhiều sinh viên ở các tỉnh, thành, vùng sâu, vùng xa của Mông Cổ đã được sang Việt Nam du học theo diện học bổng của Hiệp định hai nước. Các sinh viên này sẽ tạo nguồn nhân lực cho các địa phương và góp phần thúc đẩy hợp tác kinh tế, văn hóa giữa các địa phương Mông Cổ - Việt Nam có hiệu quả thiết thực hơn.

Đất nước Mông Cổ - “Miền đất của bầu trời xanh”

Mông Cổ là đất nước trải dài từ Trung Á sang Đông Á. Phía Bắc giáp với Nga, 3 phía còn lại được bao tròn bởi Trung Quốc. Diện tích của Mông Cổ khá rộng với hơn 1.500.000 km2, thế nhưng dân số nước này chỉ có 3,3 triệu người. Trong đó có tới 45% sinh sống tại thủ đô Ulan Bator - một thành phố nằm ở độ cao 1.310 m so với mực nước biển và được xếp vào Top 20 thành phố lạnh nhất trên thế giới. Trái tim của thành phố là quảng trường Ukhbaatar rộng lớn. Phía trước quảng trường và toà nhà Quốc hội có 9 tượng lớn được đặt để tưởng niệm 9 vị anh hùng. Trong đó, tượng của Thành Cát Tư Hãn đặt chính giữa để vinh danh thời đại của những chiến binh đã đi vào huyền thoại.

Người Mông Cổ và cuộc sống nơi băng giá âm 40 độ C dưới bầu trời xanh xuyên suốt quanh năm
Người Mông Cổ và cuộc sống nơi băng giá âm 40 độ C dưới bầu trời xanh xuyên suốt quanh năm. Ảnh: gabalo.vn

Người dân Mông Cổ vẫn tự hào gọi đất nước của mình là “Miền đất của bầu trời xanh” - xanh thăm thẳm của bầu trời, xanh trong của mặt nước hồ và xanh mướt của đồng cỏ. Cuộc sống trên lưng ngựa với nền văn hoá du mục lâu đời cùng nền văn minh cổ đại với cảnh quan hùng vĩ của các thảo nguyên bao la chính là những điểm thú vị thu hút du lịch của đất nước Mông Cổ.

Từ năm 1990, Mông Cổ thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, đa phương và không liên kết. Trong đó, ưu tiên phát triển toàn diện quan hệ với 2 cường quốc láng giềng là Nga và Trung Quốc; coi trọng quan hệ với Mỹ, coi đây là sự bảo đảm cho việc củng cố nền dân chủ, cơ chế thị trường ở Mông Cổ; phát triển quan hệ bình đẳng, cùng có lợi với Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức và với các nước khác. Mông Cổ phát triển quan hệ nhiều mặt với Liên hợp quốc, phong trào Không liên kết... Hiện nay Mông Cổ là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Diễn đàn Hợp tác Á-Âu (ASEM), và đang phấn đấu để gia nhập Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC).

Kế thừa và phát huy mối quan hệ hữu nghị thực chất và hiệu quả

Trước những biến đổi không ngừng của khu vực và thế giới, cũng như sự phát triển của mỗi quốc gia, đồng thời với những tiền đề của một mối quan hệ tốt đẹp được phát triển trên cơ sở vững chắc từ thời kỳ cả hai quốc gia cùng xây dựng con đường xã hội chủ nghĩa, đến nay, việc thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác Việt nam – Mông Cổ trên tất cả các lĩnh vực chính trị - xã hội, quốc phòng, an ninh, nông nghiệp, văn hóa, giáo dục, đặc biệt là lĩnh vực thương mại, đầu tư nhằm đưa quan hệ hai quốc gia lên tầm cao mới mạnh mẽ và toàn diện vì lợi ích nhân dân hai nước và góp phần vào hoà bình, ổn định khu vực và thế giới là vấn đề cấp thiết.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Mông Cổ Ukhnaagin Khurelsukh. (Ảnh: TTXVN)
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Mông Cổ Ukhnaagin Khurelsukh. (Ảnh: TTXVN).

Tại buổi hội kiến vào tháng 9/2021 vừa qua, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Mông Cổ Ukhnaagin Khurelsukh cùng khẳng định, luôn coi trọng mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước. Hai nhà lãnh đạo nhất trí tiếp tục duy trì và thúc đẩy các hoạt động trao đổi đoàn và tiếp xúc ở các cấp bằng hình thức linh hoạt như trực tiếp, trực tuyến hay điện đàm. Đi cùng với phát huy vai trò của cơ chế Ủy ban liên Chính phủ và tăng cường giao lưu nhân dân, qua đó tạo môi trường thuận lợi để thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực.

Bên cạnh duy trì mối quan hệ chính trị, hai quốc gia sẽ có những phương hướng và biện pháp lớn thúc đẩy quan hệ hai nước:

- Tăng cường trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài và phát triển kinh tế mậu biên; đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực xuất nhập khẩu nông sản, dầu mỏ, dược phẩm và thủy điện; Xem xét tháo gỡ các nút thắt, tăng cường kết nối doanh nghiệp, thị trường hai nước, cũng như tạo thuận lời để khuyến khích doanh nghiệp hai nước đầu tư, kinh doanh, hướng đến nâng kim ngạch thương mại 2 chiều đạt 100 triệu USD vào năm 2022.

- Thúc đẩy mở đường bay thẳng giữa Việt Nam và Mông Cổ nhằm đẩy mạnh giao thương và du lịch. Bằng cách đó, khả năng vận chuyển hàng hóa sẽ được tăng cường, bao gồm cả các sản phẩm biển và thực phẩm dễ hỏng trong một khoảng thời gian ngắn. Hoàn thành có thể tin tưởng vào mục tiêu tăng kim ngạch thương mại hai chiều lên 70 triệu USD, nếu hai nước có các chuyến bay trực tiếp.

- Sớm công nhận lẫn nhau về tiêu chuẩn vệ sinh kiểm dịch đối với các sản phẩm nông, thủy sản của Việt Nam và các sản phẩm chăn nuôi (thịt dê, cừu) của Mông Cổ; giảm bớt thủ tục và chi phí, tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại hàng hóa mà hai nước có thế mạnh, trong đó Việt Nam có thể cung ứng cho Mông Cổ nhiều mặt hàng như gạo, hoa quả, chè, đường, một số loại nông, lâm sản khác… Việt Nam cũng mong muốn phía Mông Cổ cung cấp thịt, các sản phẩm gia súc, da thuộc, len…

- Tăng cường hợp tác văn hoá - giáo dục, để thế hệ trẻ hai nước được học hỏi lẫn nhau, hiểu biết nhau hơn, để kế thừa và phát huy truyền thống hữu nghị của hai dân tộc, để hai nước trở thành hai con rồng châu Á; Tiếp tục phát huy các thành quả trong phối hợp sản xuất bộ phim “Cuộc sống như một bộ phim” của Mông Cổ với các cảnh quay tại Việt Nam và được trình chiếu rộng rãi tại Mông Cổ, cũng như Việt Nam - Mông Cổ đã đặt tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh và khai trương Trung tâm Văn hóa Hồ Chí Minh tại trường Trung học số 14 mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thủ đô Ulan Bator.

- Tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực gìn giữ hòa bình của Liên hiệp quốc, hợp tác trong công nghiệp quốc phòng, quân y, hậu cần, ứng phó thảm hoạ thiên tai và đào tạo ngôn ngữ.

Trải qua hơn 60 năm, quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam – Mông Cổ đã được thử thách qua thời gian. Nhân dân hai nước luôn đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong khó khăn, hoạn nạn. Đã đến lúc mối quan hệ tin cậy tốt đẹp này cần được tiếp tục vun đắp và ngày càng củng cố, phát triển và đi vào thực chất có hiệu quả hơn, với các bước đi thiết thực và cụ thể trong bối cảnh mới./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. GS.TS Nguyễn Xuân Thắng, GS.TS Batbold Enkhtuvshin, TS. Trần Quang Minh, PGS.TS Dorj Shurkhuu đồng chủ biên, 60 năm quan hệ Việt Nam – Mông Cổ, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2014.

3. https://kinhtedothi.vn/viet-nam-mong-co-tinh-ban-thuy-chung-358030.html

4. http://baochinhphu.vn/Thu-tuong-tham-lam-viec-tai-Mong-Co/Quan-he-Viet-NamMong-Co-Bien-tiem-nang-thanh-kha-nang/281518.vgp

5. https://tapchicongsan.org.vn/web/guest/hoat-ong-cua-lanh-ao-ang-nha-nuoc/-/2018/11650/lam-giau-quan-he-truyen-thong-viet-nam---mong-co.aspx

6.https://baoquocte.vn/tang-cuong-hop-tac-giao-duc-viet-nam-mong-co-110816.html

7.https://vtv.vn/chinh-tri/viet-nam-va-mong-co-luon-coi-trong-moi-quan-he-huu-nghi-anh-em-20210923180619715.htm.

Tiến sĩ Đặng Hoàng Phúc
Ủy viên BCH Hội Hữu nghị Việt Nam- Mông Cổ

Bài liên quan
Tin bài khác
Hà Nội: Tháng Khuyến mại Hà Nội năm 2024 chính thức được khai mạc

Hà Nội: Tháng Khuyến mại Hà Nội năm 2024 chính thức được khai mạc

Tối 19/12, đã diễn ra Lễ khai mạc chương trình Tháng Khuyến mại Hà Nội năm 2024 tại Quảng trường La Mã, Khu đô thị An Bình City, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội.
Hà Nội: Sắp diễn ra Lễ hội mua sắm 2024 tại Sóc Sơn

Hà Nội: Sắp diễn ra Lễ hội mua sắm 2024 tại Sóc Sơn

Từ ngày 20 – 24/12, sẽ diễn ra Lễ hội mua sắm 2024 nhằm quảng bá văn hóa gắn kết du lịch tại Khu đất đấu giá Dược Thượng, Tiên Dược huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội.
TP. Hồ Chí Minh: 500 nhãn hàng hiệu giảm giá đến 80% tại City sale đợt 2

TP. Hồ Chí Minh: 500 nhãn hàng hiệu giảm giá đến 80% tại City sale đợt 2

Nhằm kích cầu tiêu dùng cuối năm, sự kiện khuyến mãi hàng hiệu có khoảng 500 nhãn hàng tham gia giảm giá đến 80% với voucher hàng tỷ đồng được tặng trực tiếp tại các điểm bán hàng.
Khởi động đăng ký Gian hàng Quốc gia Việt Nam trên Alibaba.com giai đoạn 2025-2026

Khởi động đăng ký Gian hàng Quốc gia Việt Nam trên Alibaba.com giai đoạn 2025-2026

Alibaba.com - nền tảng hàng đầu trong lĩnh vực thương mại điện tử (TMĐT) toàn cầu dành cho doanh nghiệp (B2B) chính thức khởi động quy trình tuyển chọn, cho phép các nhà bán hàng đăng ký Gian hàng Quốc gia Việt Nam trên Alibaba.com giai đoạn 2025-2026
Triển lãm Quốc tế Café Show, Trà Viet Nam 2025

Triển lãm Quốc tế Café Show, Trà Viet Nam 2025

Ngày 17-19/4/2025 tại Trung tâm Triển lãm & hội nghị Sài Gòn SECC, TPHCM sẽ diễn ra Triển lãm quốc tế chuyên ngành trà, cà phê, thực phẩm và đồ uống tại Việt Nam - Café Show, Trà Viet Nam 2025.
ITPC tổ chức nhiều sự kiện thương mại thúc đẩy tiêu dùng

ITPC tổ chức nhiều sự kiện thương mại thúc đẩy tiêu dùng

Hàng loạt sự kiện xúc tiến thương mại, giao thương kinh tế được Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TPHCM (ITPC) tổ chức nhằm đưa các sản phẩm OCOP, làng nghề, hàng thực phẩm đến với người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Tây Ninh: Hơn 200 gian hàng tham gia Hội chợ đặc sản vùng miền và sản phẩm tiêu biểu vùng Đông Nam Bộ

Tây Ninh: Hơn 200 gian hàng tham gia Hội chợ đặc sản vùng miền và sản phẩm tiêu biểu vùng Đông Nam Bộ

Hội chợ do Sở Công Thương Tây Ninh tổ chức từ 12 - 16/12/2024, tại số 436, đường 30/4, khu phố 3, phường 3, thành phố Tây Ninh (Khách sạn Hòa Bình cũ).
Thúc đẩy hợp tác du lịch giữa Quảng Ninh và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc)

Thúc đẩy hợp tác du lịch giữa Quảng Ninh và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc)

Ngày 9/12, Sở Du lịch tỉnh Quảng Ninh tổ chức chương trình hợp tác giữa doanh nghiệp du lịch Quảng Ninh (Việt Nam) và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc).
Khai mạc Hội nghị quốc tế về du lịch nông thôn 2024: Nhiều chủ đề hấp dẫn

Khai mạc Hội nghị quốc tế về du lịch nông thôn 2024: Nhiều chủ đề hấp dẫn

Hội nghị đặt mục tiêu xác định những thách thức và cơ hội trong phát triển du lịch nông thôn, đồng thời xây dựng các chính sách hướng tới sự bền vững, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và di sản văn hóa, tạo sinh kế cho cộng đồng.
Tuần lễ du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu 2024: Nhiều chương trình tours miễn phí, giảm giá

Tuần lễ du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu 2024: Nhiều chương trình tours miễn phí, giảm giá

Tuần lễ du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu 2024 hứa hẹn thu hút lượng lớn du khách trong và ngoài nước đến với TP. Vũng Tàu và huyện Xuyên Mộc được diễn ra từ 27 – 29/12/2024.
Long An thúc đẩy hợp tác quốc tế, đón đầu làn sóng đầu tư từ châu Âu

Long An thúc đẩy hợp tác quốc tế, đón đầu làn sóng đầu tư từ châu Âu

Sau chuyến công tác thành công tại châu Âu, tỉnh Long An đang tiếp tục củng cố vị thế là điểm đến đầu tư hấp dẫn tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long bằng các buổi làm việc quan trọng với các tập đoàn hàng đầu.
Khai mạc Hội chợ ngành thực phẩm, đồ uống và các giải pháp về đóng gói bao bì

Khai mạc Hội chợ ngành thực phẩm, đồ uống và các giải pháp về đóng gói bao bì

Ngày 05/12/2024, Hội chợ ngành thực phẩm, đồ uống và các giải pháp về đóng gói bao bì - Mekong food & drink show 2024 chính thức khai mạc tại Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại và Hội chợ triển lãm Cần Thơ.
Bàn vấn đề khai thác dữ liệu y tế hiệu quả tại Vietnam Medipharm Expo 2024

Bàn vấn đề khai thác dữ liệu y tế hiệu quả tại Vietnam Medipharm Expo 2024

Chuỗi hội thảo và tọa đàm tại Vietnam Medipharm Expo 2024 quy tụ nhiều chuyên gia hàng đầu, các nhà quản lý và đại diện doanh nghiệp thảo luận về chủ đề “Chuyển đổi số và khai thác dữ liệu y tế”.
Vốn đầu tư từ doanh nghiệp Đức tập trung vào công nghệ cao và năng lượng tái tạo

Vốn đầu tư từ doanh nghiệp Đức tập trung vào công nghệ cao và năng lượng tái tạo

Các khoản đầu tư của doanh nghiệp Đức vào Việt Nam đang tập trung vào nhiều lĩnh vực trọng điểm, bao gồm sản xuất, công nghệ cao, logistics và năng lượng tái tạo.
Xúc tiến thương mại cho ngành hàng quà tặng và đồ gia dụng Việt Nam

Xúc tiến thương mại cho ngành hàng quà tặng và đồ gia dụng Việt Nam

Triển lãm Quốc tế Quà tặng và Đồ gia dụng Việt Nam - IGHE 2024 quy tụ 200 doanh nghiệp với 300 gian hàng trên diện tích trưng bày 10.000 m², tập trung giới thiệu năm nhóm ngành hàng chính.