Thứ ba 01/07/2025 20:50
Hotline: 024.355.63.010
Nghiên cứu - Dữ liệu

Phát triển cây xanh và tín chỉ carbon: Ích nước, lợi nhà, đẹp quốc gia

Để thúc đẩy sự phát triển bền vững và giảm nhanh khí thải gây hiệu ứng nhà kính, bao gồm khí carbon dioxide (CO2), việc phát triển cây xanh đã trở thành một giải pháp quan trọng, dễ thực hiện và được áp dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia.
Tham dự Hội nghị COP26 tại Vương quốc Anh, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đưa ra cam kết Việt Nam phấn đấu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. (Nguồn:VGC)
Tham dự Hội nghị COP26 tại Vương quốc Anh, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đưa ra cam kết Việt Nam phấn đấu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. (Nguồn ảnh: VGC)

Tại Việt Nam, vào ngày 1/4/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 524/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025". Đề án này được xác định là một trong những nỗ lực quan trọng nhằm bảo vệ môi trường sinh thái, cải thiện cảnh quan, ứng phó với biến đổi khí hậu, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển bền vững.

Với mục tiêu này, gần 50 tỉnh, thành phố đã đăng ký tham gia và triển khai, đồng thời ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra. Theo thống kê của Cục Lâm nghiệp, sau 3 năm thực hiện (tính đến tháng 4/2024), cả nước đã trồng hơn 770 triệu cây xanh, đạt trên 121% kế hoạch. Các địa phương vùng núi, trung du như Lào Cai, Phú Thọ, Gia Lai và Nghệ An đã dẫn đầu trong việc trồng cây xanh, với số lượng cây trồng đáng kể, vượt qua mốc 20 triệu cây tại nhiều tỉnh khác.

Tỉnh Quảng Bình có trên 590.000ha rừng, tỷ lệ che phủ đạt 68,7. (Nguồn: TTXVN)
Tỉnh Quảng Bình có trên 590.000ha rừng, tỷ lệ che phủ đạt 68,7. (Nguồn ảnh: TTXVN)

Rừng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống và môi trường, cung cấp gỗ, oxy, điều hòa nước, tạo nơi cư trú cho động thực vật, bảo vệ và ngăn chặn xói mòn đất, đồng thời bảo vệ sức khỏe con người. Phát triển rừng còn có giá trị kinh tế lớn, không chỉ cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến lâm sản, mà còn tạo công ăn việc làm cho cộng đồng.

Theo Tổng cục Thống kê, mục tiêu “Một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” không chỉ giúp cải thiện môi trường, điều hòa chu trình nước, ngăn ngừa thiên tai mà còn có giá trị kinh tế lớn, tích lũy tín chỉ carbon rừng và tạo thu nhập cho các địa phương. Đặc biệt, việc triển khai Đề án còn góp phần thực hiện cam kết của Việt Nam tại các hội nghị COP26, COP27 và Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu đến năm 2050, nhằm đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Nhiều đơn vị và cá nhân được khen thưởng tại Hội nghi sơ kết 3 năm thực hiện Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025”. (Nguồn: VOV)
Nhiều đơn vị và cá nhân được khen thưởng tại Hội nghi sơ kết 3 năm thực hiện Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025”. (Nguồn ảnh: VOV)

Lâm nghiệp là ngành duy nhất có khả năng phát thải âm, nhờ khả năng hấp thụ CO2 từ cây xanh. Ước tính, mỗi năm, từ 6 đến 10 cây mới có thể hấp thụ 1 tấn CO2, tương đương với 1 tín chỉ carbon. Việc phát triển rừng và bảo vệ rừng tạo ra tín chỉ carbon sẽ giúp tăng thêm nguồn tài chính phục vụ cho việc đầu tư vào phát triển xanh.

Hiện nay, việc kinh doanh tín chỉ carbon rừng thông qua Cơ chế đền đáp tài chính (REDD+) đang trở thành một xu hướng mới, giúp các địa phương có rừng phát triển kinh tế bền vững, ngăn chặn mất rừng và suy thoái tài nguyên rừng, cải thiện sinh kế cho cộng đồng địa phương.

Những lợi ích thực tế từ tín chỉ carbon

Mặc dù tín chỉ carbon có thể là một khái niệm khá mới ở Việt Nam, từ định nghĩa cho đến lợi ích của nó, nhưng thực tế đã chứng minh rằng tín chỉ carbon mang lại “lợi ích có giá trị thực”. Vào năm 2023, Việt Nam lần đầu tiên bán thành công lượng phát thải (GPT) tương đương với 10,3 triệu tấn carbon, tương đương 10,3 triệu tín chỉ carbon rừng, với đơn giá 5 USD/tấn CO2, thu về 51,5 triệu USD (khoảng 1.250 tỷ VND).

Ngày 21/3/2024, Ngân hàng Thế giới (WB) đã phát thông cáo xác nhận rằng Việt Nam đã nhận được khoản thanh toán 51,5 triệu USD từ các kết quả giảm phát thải đã được xác minh (tín chỉ carbon) “chất lượng cao” trong giai đoạn 2018 - 2024, nhờ vào việc hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, đồng thời tăng cường lưu trữ carbon thông qua trồng và tái tạo rừng.

Mục tiêu phát triển thị trường carbon rừng không chỉ góp phần thực hiện mục tiêu “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025”. (Nguồn: Vneconomy)
Mục tiêu phát triển thị trường carbon rừng không chỉ góp phần thực hiện mục tiêu “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025”. (Nguồn ảnh: Vneconomy)

Theo thông tin chính thức, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam là đầu mối tiếp nhận khoản thanh toán này và đã nhanh chóng giải ngân để các tỉnh thực hiện chi trả cho các đối tượng liên quan tại 6 tỉnh Bắc Trung Bộ, từ đó đầu tư vào bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng. Ước tính, nguồn tài chính này đã mang lại lợi ích cho hơn 70.500 chủ rừng và 1.356 cộng đồng sống gần rừng, giúp nâng cao thu nhập, cải thiện sinh kế cho những người dân làm nghề rừng, đồng thời góp phần phát triển và giảm thiểu mất rừng, suy thoái rừng.

Ở cấp địa phương, Phó Giám đốc Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Bình, ông Nguyễn Văn Duẫn, cho biết tỉnh này hiện có trên 590.000ha rừng, trong đó có hơn 469.000ha rừng tự nhiên, với tỷ lệ che phủ đạt 68,7% và chất lượng rừng tương đối tốt. Trong giai đoạn 2023-2025, Quảng Bình đã nhận được 235 tỷ đồng từ việc bán tín chỉ carbon, mang lại thu nhập cho gần 11.000 chủ rừng và giúp quản lý, bảo vệ rừng bền vững, đồng thời triển khai các sáng kiến trồng rừng mới theo tiêu chuẩn quốc tế.

Dự báo về sự phát triển của thị trường carbon ở Việt Nam, ông Tăng Thế Cường, Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu, cho biết Việt Nam hiện đứng thứ 5 trong các quốc gia tạo tín chỉ carbon. Việc bán được 10,3 triệu tín chỉ carbon rừng là tín hiệu tích cực trong việc thúc đẩy thành lập sàn giao dịch carbon vào năm 2025, qua đó tạo ra nguồn tài chính xanh cho Việt Nam.

Ngày 24/1, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 232/QĐ-TTg phê duyệt Đề án thành lập và phát triển thị trường carbon. Theo đó, từ nay đến tháng 6/2025, Việt Nam sẽ hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và hạ tầng kỹ thuật cho giao dịch hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ carbon; từ tháng 6/2025 đến 2028 sẽ triển khai thí điểm sàn giao dịch carbon trong nước, trước khi chính thức vận hành vào năm 2029, kết nối, trao đổi tín chỉ carbon với thị trường khu vực và quốc tế.

Mục tiêu từ tháng 6/2025 đến 2028 sẽ triển khai thí điểm sàn giao dịch carbon trong nước. (Nguồn: pace.edu)
Mục tiêu từ tháng 6/2025 đến 2028 sẽ triển khai thí điểm sàn giao dịch carbon trong nước. (Nguồn ảnh: pace.edu)

Với những bước đi cụ thể, kỳ vọng rằng việc đẩy nhanh hành lang pháp lý và các hướng dẫn cụ thể sẽ góp phần hiện thực hóa mục tiêu thí điểm sàn giao dịch tín chỉ carbon vào năm 2025 mà Chính phủ đã đặt ra.

Tổng cục Thống kê khẳng định rằng mục tiêu phát triển thị trường carbon rừng không chỉ góp phần vào việc thực hiện mục tiêu “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” và giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, mà còn giúp người dân từ bỏ thói quen xâm hại rừng và tham gia tích cực hơn vào công tác bảo vệ và duy trì hệ sinh thái rừng, đảm bảo sự phát triển kinh tế xanh và bền vững.

Tin bài khác
Thời tiết ngày mai 2/7/2025: Miền Bắc tiếp tục mưa to đến rất to, có nơi vượt mốc 250mm

Thời tiết ngày mai 2/7/2025: Miền Bắc tiếp tục mưa to đến rất to, có nơi vượt mốc 250mm

Thời tiết ngày mai 2/7/2025, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia dự báo miền Bắc có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to.
Tháp Chàm Poshanư: Điểm đến du lịch mang đậm dấn ấn lịch sử Phú Thủy

Tháp Chàm Poshanư: Điểm đến du lịch mang đậm dấn ấn lịch sử Phú Thủy

Tháp Chàm Poshanư (còn được biết đến với các tên gọi Po Sah Inu và Tháp Chăm Phố Hài) đứng vững như một nhân chứng thầm lặng cho hơn 1.200 năm lịch sử. Được xếp hạng Di tích Kiến trúc Nghệ thuật cấp Quốc gia từ năm 1991, quần thể cổ kính này không chỉ là niềm tự hào của người Chăm mà còn là một phần quan trọng trong di sản văn hóa Việt Nam.
Ra quân Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Ra quân Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 là một trong ba cuộc Tổng điều tra thống kê Quốc gia có quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp thông tin đầy đủ, toàn diện về thực trạng phát triển nông nghiệp, nông thôn và đời sống của người dân nông thôn trên phạm vi cả nước.
Từ ngày 1/7/2025, nhiều chính sách mới liên quan đến đời sống người dân có hiệu lực

Từ ngày 1/7/2025, nhiều chính sách mới liên quan đến đời sống người dân có hiệu lực

Hôm nay (ngày 1/7), nhiều chính sách mới liên quan thiết thực đến đời sống người dân bắt đầu có hiệu lực.
Công bố nhân sự lãnh đạo 36 đơn vị hành chính mới tại Bình Dương

Công bố nhân sự lãnh đạo 36 đơn vị hành chính mới tại Bình Dương

Sáng 30/6, đồng loạt 36 xã, phường mới của Bình Dương tiến hành lễ công bố các nghị quyết, quyết định quan trọng về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã.
Ông Bùi Thanh Nhân giữ chức Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP. Hồ Chí Minh

Ông Bùi Thanh Nhân giữ chức Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP. Hồ Chí Minh

Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vừa ra quyết định giao nhiệm vụ Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP. Hồ Chí Minh cho ông Bùi Thanh Nhân kể từ ngày 1-7-2025, nhiệm kỳ 2023-2028.
Thời tiết hôm nay 1/7: Bắc Bộ đang trong cao điểm mưa lớn

Thời tiết hôm nay 1/7: Bắc Bộ đang trong cao điểm mưa lớn

Thời tiết hôm nay 1/7, nhiều khu vực trên cả nước có mưa, Bắc Bộ nhiều nơi có mưa to, lũ xuất hiện trên các sông; Trung Bộ trưa nay có nắng nóng, chiều tối có mưa to cục bộ đến ngày 5/7; Nam Bộ trưa có nắng gián đoạn, mưa dông về chiều.
Quảng Trị – Quảng Bình hợp nhất: Một tỉnh, một khát vọng

Quảng Trị – Quảng Bình hợp nhất: Một tỉnh, một khát vọng

Từ 1/7/2025, Quảng Trị và Quảng Bình hợp nhất thành tỉnh Quảng Trị. Sự kiện đánh dấu bước ngoặt hành chính - phát triển, mở ra cơ hội liên kết vùng và phát triển bền vững.
Thời tiết ngày mai 1/7/2025: Miền Bắc “mưa chồng mưa” liên tiếp

Thời tiết ngày mai 1/7/2025: Miền Bắc “mưa chồng mưa” liên tiếp

Thời tiết ngày mai 1/7/2025, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia dự báo miền Bắc tiếp diễn mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to.
Cầu Tam Thanh – “Trăng trên sông”: Biểu tượng kiến trúc mới của TP Tam Kỳ

Cầu Tam Thanh – “Trăng trên sông”: Biểu tượng kiến trúc mới của TP Tam Kỳ

Khám phá phương án kiến trúc “Trăng trên sông” – thiết kế giành giải cao nhất trong cuộc thi kiến trúc cầu Tam Thanh, Quảng Nam, với hình ảnh vầng trăng in bóng trên Trường Giang đầy chất thơ và bản sắc dân tộc.
Thời tiết hôm nay 30/6: Hà  Nội có mưa dông về chiều tối

Thời tiết hôm nay 30/6: Hà Nội có mưa dông về chiều tối

Thời tiết hôm nay 30/6, Bắc Bộ tiếp tục có mưa lớn diện rộng đến ngày 2/7; Bắc Trung Bộ ngày trời nắng, có mưa dông về chiều tối; Tây Nguyên mưa về chiều tối; Nam Bộ tăng mưa từ ngày mai.
Sẵn sàng cho lễ công bố sáp nhập đơn vị hành chính tại Quảng Bình – Quảng Trị

Sẵn sàng cho lễ công bố sáp nhập đơn vị hành chính tại Quảng Bình – Quảng Trị

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa kiểm tra công tác chuẩn bị lễ công bố nghị quyết sáp nhập đơn vị hành chính hai tỉnh Quảng Trị và Quảng Bình, sự kiện sẽ được tổ chức trang trọng, truyền hình trực tiếp toàn quốc.
Thời tiết ngày mai 30/6/2025: Miền Bắc mưa to liên tục nhiều ngày

Thời tiết ngày mai 30/6/2025: Miền Bắc mưa to liên tục nhiều ngày

Thời tiết ngày mai 30/6/2025, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia dự báo miền Bắc có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to.
Doanh nghiệp đang “chạy đua” cho mục tiêu Net Zero vào năm 2050

Doanh nghiệp đang “chạy đua” cho mục tiêu Net Zero vào năm 2050

Không còn là cam kết trên giấy, nhiều doanh nghiệp đang nỗ lực chuyển đổi công nghệ, tái cấu trúc chuỗi cung ứng và đẩy mạnh đầu tư xanh, nhằm hiện thực hóa mục tiêu Net Zero vào năm 2050. Tuy nhiên, hành trình này vẫn còn nhiều thử thách nếu thiếu cơ chế hỗ trợ rõ ràng và đồng hành từ chính sách.
Từ 1/7/2025: Lương hưu sẽ có thay đổi lớn

Từ 1/7/2025: Lương hưu sẽ có thay đổi lớn

Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2024, từ ngày 1/7 tới, mức lương hưu hàng tháng đối với lao động nữ được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tương ứng 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.