Thứ bảy 10/05/2025 03:28
Hotline: 024.355.63.010
Doanh nghiệp - Doanh nhân

Nỗ lực để giúp doanh nghiệp yên tâm hơn về môi trường kinh doanh

27/06/2023 16:05
TS. Tô Hoài Nam nhận định việc không để lợi ích nhóm cài cắm trong các quy định sẽ giúp doanh nghiệp yên tâm hơn vào môi trường kinh doanh.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Doanh nghiệp gặp khó khi tiếp cận chính sách

Thời gian qua, nhờ những chính sách nhanh và quyết liệt từ Chính phủ, cộng động doanh nghiệp nhỏ và vừa nhìn chung đã có những tín hiệu tích cực.

Cụ thể, trong 5 tháng đầu năm năm 2023, một số ngành dịch vụ như vận tải, du lịch nội địa, kinh doanh ăn uống, lưu trú đã có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng; giữ vững được ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát; duy trì mặt bằng tỷ giá, cơ bản ổn định so với các nước lớn và trong khu vực vốn đang chịu nhiều biến động; bảo đảm các cân đối lớn, an ninh năng lượng, lương thực. Đây là yếu tố rất tích cực cho phục hồi và phát triển kinh tế xã hội. Cộng đồng doanh nghiệp (DN) luôn tin tưởng vào sự điều hành chủ động, linh hoạt của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.

Tuy nhiên, trước viễn cảnh tình hình thế giới, trước những ảnh hưởng nặng nề sau đại dịch Covid19, trong khi nền kinh tế, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, trong đó đa phần các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn còn đang gặp nhiều khó khăn thách thức.

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME) đã có những kết quả khảo sát chung, cho thấy 80% doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng “đói vốn”.

Nhận định về vấn đề này, TS. Tô Hoài Nam - Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME) có những chia sẻ với Mekong ASEAN rằng: “Bối cảnh hiện nay đã tác động lớn đến tâm lý của người làm kinh doanh, từ đó tác động đến ý chí quyết tâm của họ. Mà ý chí, quyết tâm là yếu tố quyết định để một doanh nghiệp vạch ra kế hoạch kinh doanh của mình. Thực tế, đã có nhiều doanh nghiệp phải tạm dừng chân để nghe ngóng, cầm chừng".

Ảnh minh họa
T.S Tô Hoài Nam - Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME).
Số liệu 5 tháng đầu năm 2023 cho thấy, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 88.000, tăng 22,6% so với cùng kỳ năm trước, bình quân một tháng có 17.600 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Theo ông Tô Hoài Nam, điều này ảnh hưởng lớn đến khả năng đóng góp cho tăng trưởng nền kinh tế của cộng đồng doanh nghiệp.

Khi mổ xẻ những nguyên nhân, Phó Chủ tịch Thường trực VINASME chỉ ra rằng, các chính sách được ban hành trong thời gian qua đã có định hướng đúng đắn. Những dự liệu tầm vĩ mô của lãnh đạo Chính phủ, Quốc hội, Nhà nước đã đưa ra chủ trương, giải pháp ứng phó kịp thời, nhạy bén, trong đó có một loạt chính sách cho doanh nghiệp nhỏ và vừa được ban hành.

“Nhưng đáng tiếc là công tác truyền thông chính sách còn chưa đầy đủ, nên số doanh nghiệp hiểu được các chính sách một cách cụ thể, rõ ràng để chuyển hóa thành động lực, hành động còn hạn chế”, TS. Tô Hoài Nam nhìn nhận.

Một trong các điểm nghẽn khiến chính sách chưa thực sự thẩm thấu tới doanh nghiệp, được TS. Tô Hoài Nam lý giải nằm ở khâu triển khai tham vấn đối với việc ban hành chính sách. Nguyên nhân theo ông là Việt Nam đã có quy trình tham vấn ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp trước khi ban hành nhưng làm chưa thật sự kỹ lưỡng.

"Lâu nay, các bộ, ngành, địa phương trước khi ban hành văn bản pháp luật nào đó đều tổ chức lấy ý kiến rộng rãi. Tuy nhiên, tới đây, công tác lấy ý kiến này cần thực chất hơn; lắng nghe cộng đồng doanh nghiệp nhiều hơn, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa; đồng thời phải huy động đội ngũ chuyên gia trong xây dựng, góp ý các văn bản pháp luật. Nói thì dễ, làm mới khó và thực tế cho thấy hiện không phải cơ quan nào cũng cầu thị trong tiếp thu ý kiến xây dựng các văn bản", TS.Tô Hoài Nam nhận định.

Không để “lợi ích nhóm” cài cắm trong các quy định

Cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện chiếm trên 97% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động ở nước ta, đã và đang bị bào mòn bởi những khó khăn từ tình hình thế giới cũng như từ nội tại trong nước vì nhiều quy định, thủ tục không phù hợp.

Trong bối cảnh đó, TS. Tô Hoài Nam cũng như rất nhiều doanh nghiệp đã dành sự quan tâm đặc biệt tới Kỳ họp thứ Năm vừa qua cũng như những thông điệp, yêu cầu mà Chủ tịch Quốc hội đặt ra để tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh trong thời gian tới.

Chia sẻ với Đại biểu nhân dân, TS.Tô Hoài Nam cho biết: "Kỳ họp đã thể hiện trước hết ở việc Quốc hội đã hoàn thành khối lượng công việc rất lớn với việc thông qua 8 luật và 17 nghị quyết, đồng thời cho ý kiến lần đầu vào 8 dự thảo luật và cho ý kiến lần hai với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Tổng cộng có 20 văn bản quy phạm pháp luật đã được đặt lên bàn nghị sự của Quốc hội là một con số kỷ lục. Trong số 8 luật thông qua, có những luật gắn liền với chính sách phát triển kinh tế như Luật Đấu thầu, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Luật Giao dịch điện tử, Luật Hợp tác xã… Điều đó thể hiện sự quan tâm rất lớn của Quốc hội với mặt trận kinh tế. Việc thông qua các luật mới này sẽ góp phần mở đường cho quá trình phát triển đất nước".

Cùng với đó, Quốc hội cũng đã thông qua nhiều quyết sách quan trọng như tiếp tục thực hiện giảm 2% thuế VAT đến hết năm nay; cho phép phân bổ hơn 100.000 tỷ đồng còn lại của kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và các Chương trình mục tiêu quốc gia cho các bộ, địa phương để bổ sung vốn cho nền kinh tế…

Cá nhân TS. Tô Hoài Nam đặc biệt ấn tượng với hai yêu cầu Chủ tịch Quốc hội đặt ra trong bài phát biểu bế mạc. Đó là phải tiếp tục hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển, đáp ứng yêu cầu phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời tiếp tục siết chặt kỷ luật, kỷ cương, tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật; tuyệt đối không để xảy ra “tham nhũng chính sách”, lồng ghép “lợi ích nhóm”, lợi ích cục bộ của cơ quan quản lý trong văn bản quy phạm pháp luật hoặc chỉ thiên về tạo thuận lợi cho cơ quan quản lý mà chưa xem xét thỏa đáng các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, doanh nghiệp.

Tham nhũng chính sách, cài cắm “lợi ích nhóm” đang trực tiếp làm méo mó, hủy hoại môi trường kinh doanh và là điều khiến các doanh nghiệp đặc biệt lo sợ. Thực tế, nhiều doanh nghiệp đã phá sản vì những chính sách như thế. Hơn nữa, doanh nghiệp nhỏ và vừa có mối quan hệ xã hội hạn chế hơn các tập đoàn lớn. Nếu không chống được “tham nhũng chính sách”, “lợi ích nhóm” sẽ không thể tạo ra sự công bằng, bình đẳng cho các doanh nghiệp này tồn tại và phát triển.

"Bởi vậy chúng tôi hoàn toàn đồng tình và ủng hộ yêu cầu của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ rằng 'tuyệt đối không để xảy ra tình trạng tham nhũng chính sách', không để 'lợi ích nhóm' cài cắm trong các quy định. Nếu làm tốt sẽ giúp doanh nghiệp yên tâm hơn vào môi trường kinh doanh, tự tin vào chính quyết định của mình", TS.Tô Hoài Nam nhận định.

Theo kế hoạch, trong quý III.2023, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ phối hợp Chính phủ, Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao và các cơ quan hữu quan tổ chức Hội nghị toàn quốc để quán triệt và triển khai các luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Năm.

Chia sẻ với Đại biểu nhân dân, TS.Tô Hoài Nam cũng như rất nhiều doanh nghiệp trông đợi vào hội nghị này, để những quyết sách Quốc hội đã ban hành sẽ nhanh chóng được triển khai, chấm dứt tình trạng chậm ban hành văn bản hướng dẫn.

Bảo Linh (t/h)

Tin bài khác
Doanh nghiệp Việt khẩn trương thúc đẩy hợp đồng với các đối tác Hoa Kỳ

Doanh nghiệp Việt khẩn trương thúc đẩy hợp đồng với các đối tác Hoa Kỳ

Nhiều tập đoàn, doanh nghiệp Việt cho biết, từ nay đến tháng 6/2025 sẽ tiếp tục tăng cường tiếp xúc, làm việc với các đối tác Hoa Kỳ để thúc đẩy việc hiện thực hóa các hợp đồng và thỏa thuận đã ký.
Doanh nghiệp xi măng: Đầu tư công nghệ xanh hay dừng xuất khẩu?

Doanh nghiệp xi măng: Đầu tư công nghệ xanh hay dừng xuất khẩu?

Các doanh nghiệp xi măng Việt Nam đang đứng trước một bước ngoặt quan trọng, khi những yêu cầu mới từ thị trường xuất khẩu đang buộc doanh nghiệp phải đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang công nghệ xanh.
Nghị quyết 68 và cú hích số hóa cho hộ kinh doanh cá thể

Nghị quyết 68 và cú hích số hóa cho hộ kinh doanh cá thể

Nghị quyết 68-NQ/TW giúp thay đổi tư duy, tạo đà mạnh mẽ giúp các hộ kinh doanh nhỏ vượt qua khó khăn, áp dụng công nghệ để phát triển bền vững, tiến đến trở thành doanh nghiệp kinh doanh bài bản.
VinFast Việt Huỳnh Gia chính thức khai trương Showroom 3S tại Thuận An, Bình Dương

VinFast Việt Huỳnh Gia chính thức khai trương Showroom 3S tại Thuận An, Bình Dương

VinFast Việt Huỳnh Gia đã chính thức khai trương showroom 3S mới tại thành phố Thuận An, đánh dấu một bước phát triển quan trọng cho thị trường xe điện tại Bình Dương. Đây là chiến lược mở rộng của Công ty Việt Huỳnh Gia, vốn hoạt động trong lĩnh vực logistics từ năm 2009.
Luật Dược sửa đổi 2025 - Bệ phóng cho những doanh nghiệp công nghệ cao như Imexpharm

Luật Dược sửa đổi 2025 - Bệ phóng cho những doanh nghiệp công nghệ cao như Imexpharm

Luật Dược sửa đổi 2025 tạo cú hích lớn cho ngành dược. Imexpharm đón đầu xu hướng với năng lực EU-GMP, sản phẩm công nghệ cao và chiến lược tăng trưởng rõ ràng.
Động lực nào khiến doanh nghiệp thành lập mới tăng vọt?

Động lực nào khiến doanh nghiệp thành lập mới tăng vọt?

Lý giải cho tăng trưởng ấn tượng số doanh nghiệp thành lập mới, Thứ trưởng Trần Quốc Phương chỉ ra bốn yếu tố chủ chốt đang tạo nền tảng cho sự khởi sắc.
Tổng thống Anura Kumara Dissanayake mời Vingroup đầu tư tại Sri Lanka

Tổng thống Anura Kumara Dissanayake mời Vingroup đầu tư tại Sri Lanka

Bên lề chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam, Tổng thống nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Dân chủ Sri Lanka Anura Kumara Dissanayake cùng đoàn đại biểu cấp cao ngày 4/5 đã đến thăm trụ sở Tập đoàn Vingroup tại Hà Nội. Ông đánh giá cao tiềm năng đầu tư đa ngành của Vingroup tại Sri Lanka, đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản và du lịch.
Doanh nhân Trần Thị Vui: Nghị quyết 68 tạo xung lực cho doanh nghiệp vững tin phát triển, hội nhập

Doanh nhân Trần Thị Vui: Nghị quyết 68 tạo xung lực cho doanh nghiệp vững tin phát triển, hội nhập

“Nghị quyết số 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân sẽ tạo xung lực cho doanh nghiệp vững tin phát triển, hội nhập”. Đó là nhìn nhận của doanh nhân Trần Thị Vui – Giám đốc Công ty TNHH sản xuất và thương mại Đạt Vui.
Từ Nghị quyết số 68-NQ/TW: Kiến tạo đội ngũ doanh nhân trẻ hội nhập, làm chủ công nghệ

Từ Nghị quyết số 68-NQ/TW: Kiến tạo đội ngũ doanh nhân trẻ hội nhập, làm chủ công nghệ

Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam đã nhanh chóng ban hành Chương trình hành động cụ thể nhằm hiện thực hóa các định hướng chiến lược tại Nghị quyết số 68-NQ/TW.
Lợi nhuận doanh nghiệp quý 1/2025: Nhóm ngành nào dẫn đầu?

Lợi nhuận doanh nghiệp quý 1/2025: Nhóm ngành nào dẫn đầu?

Quý 1/2025 đánh dấu một giai đoạn “chững lại” trong tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp niêm yết sau chuỗi quý phục hồi mạnh.
FPT hoàn tất thương vụ thâu tóm công ty công nghệ của Đức

FPT hoàn tất thương vụ thâu tóm công ty công nghệ của Đức

Thương vụ thâu tóm công ty công nghệ David Lamm Consulting sẽ giúp FPT nâng cao năng lực cung cấp các giải pháp và dịch vụ số cho doanh nghiệp năng lượng.
Ngành vật liệu xây dựng: Tăng tốc thích ứng với biến động thương mại toàn cầu

Ngành vật liệu xây dựng: Tăng tốc thích ứng với biến động thương mại toàn cầu

Nhiều doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng đã chuyển sang thế chủ động thông qua việc đầu tư bài bản, chuẩn hóa quy trình sản xuất và tăng cường khả năng thích ứng linh hoạt.
Chuyển giao lãnh đạo tại ThaiBinh Seed: Bà Trần Thị Trà tiếp nối di sản, mở lối cho thế hệ mới

Chuyển giao lãnh đạo tại ThaiBinh Seed: Bà Trần Thị Trà tiếp nối di sản, mở lối cho thế hệ mới

Với hơn 20 năm gắn bó và cống hiến tại ThaiBinh Seed, bà Trần Thị Trà chính thức đảm nhận vai trò Tổng giám đốc, tiếp nối di sản của người cha - Anh hùng Lao động Trần Mạnh Báo, dẫn dắt tập đoàn vững bước phát triển bền vững.
Nasaki Việt Nam vinh dự nhận Bảng vinh danh “Top 20 thương hiệu xanh Việt Nam năm 2025”

Nasaki Việt Nam vinh dự nhận Bảng vinh danh “Top 20 thương hiệu xanh Việt Nam năm 2025”

Vừa qua tại Hà Nội, Công ty TNHH Nasaki Việt Nam đã vinh dự được đón nhận Bảng ghi danh và cup cho hạng mục “Top 20 thương hiệu xanh Việt Nam năm 2025”.
Dấu ấn 50 năm ngành Điện miền Nam: Hoàn thành 50 công trình 110kV chào mừng Đại lễ 30-4

Dấu ấn 50 năm ngành Điện miền Nam: Hoàn thành 50 công trình 110kV chào mừng Đại lễ 30-4

Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) đã chính thức hoàn thành 50 công trình lưới điện 110kV chào mừng 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất Đất nước và 50 năm xây dựng và phát triển EVNSPC (30/4/1975 – 30/4/2025).