Thứ bảy 14/06/2025 18:15
Hotline: 024.355.63.010
Thị trường

Nike, Under Armour và nhiều thương hiệu gặp khó khăn về nguồn cung tại Việt Nam

03/10/2021 10:45
Nhu cầu người mua tăng cao cùng với tình trạng thiếu container vận chuyển và tắc nghẽn tại các cảng hàng hóa đã khiến nguồn cung sản phẩm từ ô tô đến giày dép ngày càng thắt chặt.
Một số thương hiệu nổi tiếng như Coach và Michael Kors sản xuất hàng hóa tại Việt Nam.
Một số thương hiệu nổi tiếng như Coach và Michael Kors sản xuất hàng hóa tại Việt Nam. (Ảnh: CNN)

Đặc biệt, một số công ty bán quần áo và giày dép lớn nhất của Mỹ đã trích dẫn một xúc tác làm gia tăng áp lực: Đóng cửa các nhà máy tại Việt Nam do làn sóng bùng phát Covid-19 lần thứ hai, khiến các thương hiệu từ PacSun đến Nike phải đưa ra cảnh váo về ảnh hưởng đối với nguồn cung. Cuối tháng 9, Nike đã cắt giảm triển vọng bán hàng cả năm do các vấn đề về chuỗi cung ứng, mặc dù giám đốc điều hành của hãng lưu ý rằng nhu cầu tiêu dùng mạnh mẽ. Nike sản xuất khoảng 3/4 sản lượng giày của hãng ở Đông Nam Á, với 51% và 24% sản xuất tại Việt Nam và Indonesia. Tuy nhiên, khi chính phủ sở tại áp đặt các hạn chế chống dịch, bao gồm bắt buộc đóng cửa các nhà máy trong vài tuần từ tháng 7 đến tháng 9, Nike cho biết, công ty đã chịu tổn thất mất 10 tuần sản xuất.

Giám đốc tài chính Matthew Friend của Nike cho hay, ngay cả khi các nhà máy bắt đầu mở cửa trở lại, tăng cường sản xuất đầy đủ có thể mất vài tháng. Bên cạnh đó, Việt Nam chiếm 1/3 sản lượng giày dép và quần áo của thương hiệu thể thao Under Armour. Giám đốc điều hành của Under Armour, Patrik Frisk cho biết trong cuộc họp báo gần đây nhất vào tháng 8 rằng, hãng đang theo dõi chặt chẽ tác động của việc ngừng hoạt động của nhà máy đối với chuỗi cung ứng tại đây.

Việt Nam là nhà cung cấp quan trọng cho Hoa Kỳ nói riêng đối với hàng may mặc và giày dép. “Đây là một đối tác rất lớn của Hoa Kỳ, là nguồn cung cấp quần áo và giày dép lớn thứ hai của chúng tôi”, Steve Lamar, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Hiệp hội Quần áo và Giày dép Hoa Kỳ AAFA, một tập đoàn trong ngành cho biết. Theo AAFA, Trung Quốc là nhà cung cấp quần áo và giày dép lớn nhất. Vào tháng 7, Việt Nam đã hứng chịu một đợt bùng phát dịch bệnh dẫn đến sự lây lan nhanh chóng các ca nhiễm mới trong nhiều khu công nghiệp của đất nước. Chính phủ sau đó đã áp dụng các biện pháp đóng cửa nghiêm ngặt và tạm thời đóng cửa các nhà máy cho đến giữa tháng 8, sau đó kéo dài sang tháng 9.

Điều này có nghĩa là sản xuất hàng hóa từ từ giày thể thao và xăng đan cho đến quần jean, váy, áo phông, áo khoác và nhiều thứ khác đều bị đình trệ. Trong một báo cáo nghiên cứu vào tháng trước, nhà phân tích Camilo Lyon của BITG cho biết, các thương hiệu giày thể thao như Nike và Adidas có nguy cơ bị gián đoạn chuỗi cung ứng nghiêm trọng nhất vì “Việt Nam đã đóng vai trò là một lựa chọn thay thế sản xuất mạnh mẽ cho Trung Quốc trong những năm gần đây”. Các thương hiệu khác có mối quan hệ sản xuất tại Việt Nam bao gồm nhà sản xuất Ugg Deckers Outdoor, Columbia Sportswear, Coach Tapestry và Capri Holdings (sở hữu thương hiệu Michael Kors).

Lyon ước tính có thể mất từ ​​5 đến 6 tháng để các nhà máy ở Việt Nam có thể hoạt động trở lại bình thường sau khi được mở cửa trở lại nhưng đồng thời đối mặt với một vấn đề nghiêm trọng không kém: Nhân lực. Theo ông: “Các nhà máy Việt Nam cũng có thể gặp khó khăn trong thu hút công nhân trở lại làm việc sau thời gian ngừng hoạt động”. Brieane Olson, Chủ tịch PacSun, cho biết trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 8 với CNNBusiness rằng, khoảng 10% hàng hóa của công ty có nguồn gốc từ Việt Nam. Olson chia sẻ hãng đã phải đối phó với tình trạng hàng tồn kho mùa tựu trường năm nay bị trì hoãn từ hai đến bốn tuần do sự chậm trễ của chuỗi cung ứng toàn cầu đang diễn ra. Giờ đây, các sản phẩm mới cho mùa đông và mùa lễ có thể sẽ bị trì hoãn 4 tuần nữa và đây là một thách thức khác để đưa hàng hóa ra thị trường kịp thời.

TL (theo CNN)

Tin bài khác
Kết nối giao thương, tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp Nghệ An và Đà Nẵng

Kết nối giao thương, tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp Nghệ An và Đà Nẵng

Hội nghị kết nối giao thương, tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp Nghệ An và Đà Nẵng đã thu hút hơn 80 doanh nghiệp và các nhà phân phối tham dự.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Việt Nam – Thụy Điển cần cùng nhau “biến không thành có, biến khó thành dễ”

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Việt Nam – Thụy Điển cần cùng nhau “biến không thành có, biến khó thành dễ”

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Bộ trưởng Thụy Điển đồng chủ trì Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Thụy Điển, nhấn mạnh tiềm năng hợp tác trong chuyển đổi xanh, chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo.
Gạo Việt xanh phát thải thấp: Nhiều cơ hội tiến vào thị trường quốc tế

Gạo Việt xanh phát thải thấp: Nhiều cơ hội tiến vào thị trường quốc tế

Dự kiến vào tháng 10 tới, Việt Nam có thêm lô gạo phát thải thấp xuất khẩu sang Australia. Đây là những dấu hiệu tích cực không chỉ hoàn thành mục tiêu Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao mà còn giúp gạo phát thải thấp của Việt Nam mở rộng hiện diện trên bản đồ xuất khẩu.
Niên vụ 2025, quả vải thiều rộng đường xuất khẩu

Niên vụ 2025, quả vải thiều rộng đường xuất khẩu

Sau một năm mất mùa thì niên vụ 2025 quả vải thiều của cả Bắc Giang và Hải Dương dự kiến bội thu và đang được đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ vào những thị trường cao cấp.
Du lịch và thương mại điện tử là động lực tăng trưởng đột phá

Du lịch và thương mại điện tử là động lực tăng trưởng đột phá

Du lịch phục hồi mạnh với 9,2 triệu lượt khách quốc tế, thương mại điện tử vượt 25 tỷ USD, trở thành trụ cột kép hỗ trợ GDP và là động lực tăng trưởng đột phá.
Xuất khẩu gạo: Doanh nghiệp hướng tới chọn thị trường khó tính để đi đường dài

Xuất khẩu gạo: Doanh nghiệp hướng tới chọn thị trường khó tính để đi đường dài

Không chạy theo số lượng, nhiều doanh nghiệp gạo Việt đang hướng đến các thị trường cao cấp như EU, Nhật Bản, Mỹ... để xây dựng thương hiệu, nâng giá trị hạt gạo và phát triển bền vững.
Nông sản Việt - Mỹ bắt tay xây chuỗi cung ứng hài hòa, ổn định

Nông sản Việt - Mỹ bắt tay xây chuỗi cung ứng hài hòa, ổn định

Việt Nam và bang Iowa (Hoa Kỳ) mở rộng hợp tác nông sản, thúc đẩy kết nối chuỗi cung ứng xuyên đại dương, với nhiều thỏa thuận trị giá hàng trăm triệu USD.
"Ngày không tiền mặt năm 2025" kỳ vọng tiếp cận 50 triệu lượt người tham gia

"Ngày không tiền mặt năm 2025" kỳ vọng tiếp cận 50 triệu lượt người tham gia

"Ngày không tiền mặt năm 2025” được Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban Nhân dân TP.HCM; Vụ Thanh toán - Thời báo Ngân hàng và Báo Tuổi Trẻ, phối hợp cùng Sở Công thương TP.HCM, Công ty cổ phần thanh toán quốc gia Việt Nam – Napas tổ chức vào ngày 14 – 15/6 tại đường Nguyễn Huệ, Q.1, TP.HCM.
Vinfast mở rộng hệ thống nhà cung ứng nội địa, cam kết bao tiêu sản phẩm đầu ra

Vinfast mở rộng hệ thống nhà cung ứng nội địa, cam kết bao tiêu sản phẩm đầu ra

Nhằm chia sẻ cơ hội phát triển, góp phần xây dựng cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam hùng mạnh, đoàn kết, chung tay vì nền công nghiệp ô tô Việt Nam, VinFast sẽ tổ chức Hội nghị “Tăng cường nội địa hóa và phát triển hệ thống nhà cung cấp cho VinFast” vào ngày 9/6 tại Hà Nội với nhiều cơ hội và cam kết hấp dẫn.
Hút vốn quốc tế phát triển ngành chăm sóc sức khỏe Việt Nam

Hút vốn quốc tế phát triển ngành chăm sóc sức khỏe Việt Nam

Ngành chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển mang tính bước ngoặt, khi hàng loạt yếu tố như tốc độ đô thị hóa nhanh, thu nhập người dân tăng cao, chính sách mở cửa với đầu tư tư nhân và đặc biệt là sự quan tâm ngày càng lớn từ các quỹ đầu tư quốc tế.
Pháp "rót" 67 triệu euro vào lưới điện Việt Nam

Pháp "rót" 67 triệu euro vào lưới điện Việt Nam

Pháp tài trợ 67 triệu euro cho dự án truyền tải điện tại Việt Nam – Khởi đầu cho quá trình hiện thực hóa Quan hệ đối tác chuyển dịch năng lượng công bằng (JETP), mở ra cơ hội lớn cho giới đầu tư năng lượng.
Tạo cơ chế thuận lợi cho nông sản xuất khẩu

Tạo cơ chế thuận lợi cho nông sản xuất khẩu

Hệ thống thương vụ Việt Nam tại nước ngoài đang tích cực làm việc để tháo gỡ rào cản kỹ thuật, mở rộng thị trường và xây dựng các “luồng xanh” cho nông sản xuất khẩu.
Đề nghị doanh nghiệp Pháp hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp, năng lượng và phân phối

Đề nghị doanh nghiệp Pháp hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp, năng lượng và phân phối

Tại buổi làm việc với Nghiệp đoàn giới chủ Pháp (MEDEF), Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đề nghị doanh nghiệp Pháp tăng cường đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt trong hạ tầng, năng lượng tái tạo, công nghiệp chế biến và phân phối bán lẻ.
Tạo đòn bẩy cho doanh nghiệp Việt Nam – Nhật Bản hợp tác sâu rộng

Tạo đòn bẩy cho doanh nghiệp Việt Nam – Nhật Bản hợp tác sâu rộng

Hội nghị giao thương Hợp tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản diễn ra tại Osaka không chỉ là cơ hội để doanh nghiệp hai nước thúc đẩy kết nối thương mại mà còn là diễn đàn để khơi thông các rào cản thủ tục hành chính, hướng đến một môi trường kinh doanh thuận lợi, minh bạch và hiệu quả hơn cho cộng đồng doanh nghiệp.
Thương mại điện tử “leo núi”: Còn nhiều thách thức cản đường

Thương mại điện tử “leo núi”: Còn nhiều thách thức cản đường

Thương mại điện tử mở ra cơ hội lớn cho vùng cao, nhưng hành trình “leo núi” của hàng hóa và dịch vụ số vẫn đang bị cản bước bởi nhiều yếu tố.