Những tỷ phú "ăn nên làm ra" trong năm 2020
- Tỷ phú
- 08:46 26/12/2020
DNHN - Bất chấp một năm kinh tế toàn cầu đầy khó khăn do ảnh hưởng bởi Covid-19, tài sản của phần lớn người giàu nhất thế giới vẫn tiếp tục tăng lên.
1. Elon Musk (Mỹ)

Khởi động năm 2020, tài sản của CEO Tesla chỉ đạt 26,6 tỷ USD. Tuy nhiên, đi cùng đà tăng phi mã của công ty xe điện này trong năm nay, tài sản của Musk cũng vọt lên chóng mặt, giúp vị tỷ phú lần đầu góp mặt trong danh sách 5 người giàu nhất hành tinh.
Năm nay, cổ phiếu (CP) của Tesla đã tăng 500%, đưa giá trị vốn hóa thị trường của công ty xe điện này lên hơn 460 tỷ USD, hơn cả tổng giá trị vốn hoá của 4 nhà sản xuất xe hơi khác là Ford, Ferrari, GM và BMW cộng lại, dù sản lượng và doanh số của Tesla mới chỉ bằng một phần rất nhỏ so với của các cái tên có bề dày lịch sử như Toyota, Volkswagen hay GM.
Không chỉ hưởng lợi nhờ giá CP của Tesla, tài sản của Musk cũng tăng mạnh sau khi ông nhận được 4 gói thưởng CP đầu tiên trong gói thưởng gồm 12 đợt dành riêng cho bản thân.
Ngoài Tesla, công ty công nghệ không gian SpaceX của Musk cũng có một năm tạo nhiều dấu ấn. Sau vòng huy động vốn 1,9 tỷ USD vào tháng 8, SpaceX đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử, đưa 4 phi hành gia NASA lên Trạm vũ trụ Quốc tế. Theo Forbes, cổ phần của Musk tại SpaceX trị giá 20 tỷ USD.
Hiện, Musk sở hữu mức tài sản xấp xỉ 137 tỷ USD, và là người giàu thứ ba thế giới.
2. Jeff Bezos (Mỹ)

Tài sản tăng: 67,5 tỷ USD
Là người "thua đậm" thứ hai vào năm ngoái, tài sản của Jeff Bezos - nhà sáng lập Amazon, lại tăng mạnh trong năm 2020, khi người tiêu dùng phụ thuộc hơn vào nền tảng thương mại điện tử để mua sắm trong đại dịch. Đồng thời, Bezos cũng lập kỷ lục khi trở thành người đầu tiên trong lịch sử sở hữu tài sản trên 200 tỷ USD vào tháng 8/2020.
Dù tài sản của ông chủ Amazon hiện đã giảm xuống còn 182,2 tỷ USD, vị tỷ phú vẫn là người giàu nhất thế giới. Được biết, Bezos đang nắm giữ 11,1% cổ phần Amazon - công ty có giá trị vốn hóa thị trường gần 1.600 tỷ USD. "Gã khổng lồ" thương mại điện tử này tăng trưởng mạnh trong đại dịch khi nhiều cửa hàng truyền thống phải tạm thời đóng cửa. Hiện, giá CP Amazond đã giảm khoảng 10% so với mức đỉnh, nhưng tính từ đầu năm vẫn tăng 69%, vượt xa mức tăng của chỉ số S&P 500 (13,4%) và Dow Jones (5,3%).
3. Jack Ma (Trung Quốc)

Đồng sáng lập Alibaba năm nay được giới truyền thông nhắc tên khá nhiều. Jack Ma trước nay vẫn là biểu tượng thành công của Trung Quốc, khi từ một giáo viên tiếng Anh thành doanh nhân khởi nghiệp và người giàu nhất nước.
Năm nay lẽ ra cũng sẽ là một năm thành công nữa của Jack Ma. Ông giành lại ngôi giàu nhất thế giới hồi tháng 3. Sau đó, ông lại giúp Trung Quốc gỡ gạc hình ảnh sau đại dịch, khi tích cực đóng góp vật tư y tế cho hơn 100 quốc gia. Nhiều mảng kinh doanh phất lên trong đại dịch giúp vốn hóa Alibaba có thời điểm vượt Facebook. Đình đám nhất là kế hoạch IPO của hãng thanh toán Ant Group, có thể lớn nhất thế giới và giúp Jack Ma có thêm hơn 25 tỷ USD tài sản.
Tuy nhiên, mọi chuyện sau đó đột ngột chuyển hướng. Chỉ vài ngày trước giờ G, IPO của Ant đột ngột bị hoãn. Giới chức Trung Quốc muốn siết kiểm soát các đại gia công nghệ khi quy mô và quyền lực của các hãng này ngày càng lớn. Những lời chỉ trích của Jack Ma hồi tháng 10 về chính sách kiểm soát rủi ro tài chính đã làm Bắc Kinh càng tức giận. Jack Ma từng đề nghị cho Bắc Kinh một phần Ant Group, nhưng không thành công. Hôm 24/12, giới chức còn mở cuộc điều tra cáo buộc độc quyền với Alibaba.
4. Eric Yuan
Eric Yuan năm nay 50 tuổi. Ông sinh ra tại Trung Quốc, chuyển đến Thung lũng Silicon năm 1997 sau 8 lần trượt visa.
Sang Mỹ, ông làm việc cho Cisco Systems và WebEx, trước khi trở thành nhà sáng lập kiêm CEO Zoom - công cụ họp trực tuyến nổi lên trong đại dịch. Hãng này làm IPO năm ngoái, khi đó được định giá khoảng 9 tỷ USD. Hiện tại, vốn hóa Zoom đã lên 110 tỷ USD. Yuan hiện có tài sản 16,7 tỷ USD, theo Forbes.
Forbes mô tả Yuan là người rất bận rộn, hiếm khi đi du lịch, nhưng luôn dành thời gian cho vợ và 3 con. Ông cũng có lối sống tiết kiệm và được nhân viên yêu mến.
5. Mukesh Ambani (Ấn Độ)

Giữa năm 2020, tài sản của tỷ phú Ấn Độ Mukesh Ambani liên tiếp vượt qua các tài phiệt hàng đầu thế giới, từ CEO Tesla Elon Musk, hai đồng sáng lập Google Larry Page và Sergey Brin, ông chủ LVMH Bernard Arnault đến tỷ phú đầu tư Warren Buffett. Có thời điểm, ông trở thành người giàu thứ 4 thế giới với 80,6 tỷ USD.
Dù đế chế của Ambani cũng chịu tác động mạnh khi nhu cầu dầu thô lao dốc trong đại dịch, cổ phiếu hãng này vẫn tăng mạnh. Nguyên nhân là mảng dịch vụ kỹ thuật số của công ty nhận tiền đầu tư từ hàng loạt đại gia như Facebook và Google.
Đế chế năng lượng của Ambani đang dần chuyển sang thương mại điện tử. Các đại gia công nghệ toàn cầu đều muốn hưởng lợi từ lĩnh vực đang tăng trưởng rất nhanh này tại Ấn Độ. Gần đây, quốc gia đông dân thứ nhì thế giới được nhà đầu tư ngoại quan tâm, đặc biệt là từ Thung lũng Silicon. Google cũng cho biết sẽ chi 10 tỷ USD trong vài năm tới để giúp tăng tốc số hóa nền kinh tế này.
6. Ugur Sahin (Đức)

Ngoài các tỷ phú công nghệ, 2020 còn là năm bùng nổ của các tỷ phú vaccine. Ugur Sahin - đồng sáng lập hãng dược phẩm BioNTech - công ty phát triển vaccine Covid-19 với Pfizer hiện có tài sản 4,2 tỷ USD, theo Forbes, chủ yếu nhờ 18% cổ phần trong BioNTech. Cổ phiếu BioNTech đã tăng hơn 250% năm nay.
Sahin sinh ra tại Thổ Nhĩ Kỳ, lớn lên ở Đức. Ông sáng lập BioNTech cùng vợ ông - Ozlem Tureci. Ban đầu, công ty Đức này chỉ tập trung sản xuất thuốc chữa ung thư. Tháng 1 năm nay, họ chuyển hướng sang Covid-19 sau khi đọc được thông tin về sự lây lan của dịch này tại Vũ Hán (Trung Quốc). Loại vaccine của hãng đạt hiệu quả 95% trong quá trình thử nghiệm, đã được phê duyệt sử dụng tại Anh, Mỹ, Singapore, EU, Canada.
7. Stephane Bancel (Pháp)

Stephane Bancel năm nay 47 tuổi. Ông là kỹ sư lão luyện từng làm lãnh đạo tại hãng dược phẩm Eli Lilly và bioMerieux. Hiện tại, ông là CEO hãng dược phẩm Moderna Therapeutics - công ty đầu tiên thử nghiệm vaccine Covid-19 trên người vào tháng 3 năm nay.
Bancel hiện sở hữu 9% cổ phiếu công ty này, tương đương trị giá 4,1 tỷ USD, theo Bloomberg. Moderna điều chế các loại thuốc và vaccine trên công nghệ mRNA. "Nếu Moderna sử dụng các công nghệ phát triển vaccine truyền thống, hiện tại có lẽ công ty vẫn đang trong quá trình nghiên cứu, thậm chí không thể bắt đầu sản xuất như những gì đang đạt được", Bancel cho biết Business Insider.
Bancel tạo dựng cho công ty văn hóa nghiêm túc và khắc nghiệt. Ông luôn đưa ra những nhận xét phê bình nghiêm khắc và sắc bén dành cho cấp dưới. Các nhân viên hoặc là làm tốt lên hoặc là phải rời công ty dưới quyền điều hành của Bancel
TH
Tin liên quan
#đại dịch Covid-19

Những trào lưu công nghệ dự báo "lên ngôi" trong năm 2021
Theo Tạp chí Inc, những tác động từ Đại dịch Covid-19 sẽ tiếp tục ảnh hưởng tới cuộc sống và các trào lưu công nghệ năm 2021.

Những biến động khó quên của nước Mỹ trong năm 2020
2020 có thể coi là một trong những năm biến động nhất trong lịch sử 244 năm của nước Mỹ với nhiều vấn đề và sự kiện nổi bật như đại dịch Covid-19, biểu tình chống phân biệt chủng tộc, bầu cử Tổng thống, biến đổi khí hậu…

Kế hoạch đón năm mới 2021 ở nhiều quốc gia trên thế giới được điều chỉnh
Trong bối cảnh số ca mắc Covid-19 không ngừng tăng cao và năm mới đang đến gần, nhiều quốc gia đã thắt chặt các biện pháp phòng dịch.

Tổng thống Trump ký duyệt gói 900 tỷ USD cứu trợ Covid-19 trước thềm năm mới
Sau nhiều ngày trì hoãn, truyền thông Mỹ cho biết Tổng thống Donald Trump đã ký duyệt gói ngân sách kép, bao gồm khoản hỗ trợ người dân trước đại dịch Covid-19 và chi tiêu Chính phủ.

Nền kinh tế châu Á liệu đã có thể phục hồi sau đại dịch Covid-19
Covid-19 diễn ra khiến các quốc gia trên thế giới nói chung và châu Á nói riêng suy giảm nền kinh tế. Liệu trong năm 2021, nền kinh tế châu Á có thể quay lại đà phát triển như trước.

Nhìn lại năm 2020: Liệu chúng ta sẽ đi về đâu
Thời điểm cuối năm chính là lúc chúng ta nhìn lại những gì mình đã làm được trong 12 tháng vừa qua. Nhìn lại năm 2020, gần như những gì đọng lại là quá nhiều biến cố, từ sức khỏe con người đến nền kinh tế toàn cầu. Trong năm 2020, đại dịch Covid-19 đã tước đi sinh mạng của hơn 1,5 triệu người, và gây ra hơn 66 triệu ca mắc bệnh.
Đọc thêm Tỷ phú
Những người da màu trong danh sách tỷ phú thế giới năm 2021
Theo thống kê từ dữ liệu của Forbes, hiện tại, tỷ phú da màu chỉ chiếm tỷ trọng chưa đến 1% trong tổng số lượng tỷ phú trên thế giới. Dưới đây danh sách 15 tỷ phú da màu tính đến ngày 24/2/2021.
2 tỷ phú tự thân Hàn Quốc tự nguyện quyên góp một nửa tài sản
Hai tỷ phú tự thân Hàn Quốc đã cam kết quyên góp một nửa số tài sản của họ - điều hiếm thấy ở quốc gia có hoạt động kinh doanh bị chi phối và kiểm soát bởi các tập đoàn gia tộc tài phiệt.
Hé lộ lý do Bill Gates "chuộng" dùng điện thoại Android hơn iPhone
Trong một buổi phỏng vấn mới đây, Bill Gates đã tiết lộ lý do tại sao ông vẫn thích sử dụng điện thoại Android hơn iPhone mặc dù đại đa số người lại yêu thích dùng iPhone hơn vì tính năng đồng bộ và bảo mật của hãng này.
Bảng xếp hạnh top 10 doanh nhân giàu nhất Hồng Kông 2021
Tổng tài sản của các tài phiệt bất động sản trong bảng xếp hạng của Forbes tăng 7,5% đạt ngưỡng 331 tỉ đô la.
Tỷ phú Mukesh Ambani nối tiếp Elon Musk đầu tư lĩnh vực “nhiên liệu mới” thị trường Ấn Độ
Tỷ phú Ấn Độ Ambani có kế hoạch "đá chéo sân" sang thị trường “nhiên liệu mới” bên cạnh mũi đầu tư hiện tại là nhiên liệu dầu mỏ.
Tài sản cần bao nhiêu để gia nhập vào top 1% giàu nhất ở những các quốc gia trên thế giới?
Việc gia nhập nhóm 1% người giàu nhất không bao giờ là dễ dàng, nhưng điều này càng đặc biệt khó ở quốc gia Monaco - đất nước của giới siêu giàu, nơi du thuyền, máy bay trực thăng, siêu xe như Rolls Royce và Ferrari xuất hiện nhan nhản ven đường.
Cuộc sống "hào nhoáng" của tỷ phú 19 tuổi - con trai đại gia bán cá hồi lớn nhất thế giới
Gustav Magnar Witzoe là con ruột của Chủ tịch Gustav Witzoe thuộc tập đoàn Salmar, một trong những nhà sản xuất cá hồi lớn nhất thế giới.
Chiến lược tuyển dụng giúp tỷ phú Elon Musk "săn" được nhiều nhân tài cho Tesla
Trải qua một năm 2020 đầy biến động bởi Đại dịch COVID-19, Musk một bước nhảy vọt lên vị trí đầu bảng tỉ phú thế giới. Câu chuyện làm giàu của Musk và triết lý kinh doanh của vị tỉ phú gốc Nam Phi này lập tức trở thành đề tài thu hút sự chú ý
Tỉ phú Ấn Độ: Cần cấm Bitcoin và tập trung vào đồng Rupee kỹ thuật số
Tỉ phú kiêm nhà đầu tư Ấn Độ, Rakesh Jhunjhunwala cho rằng, các cơ quan quản lý của đất nước cần hạ lệnh cấm các loại tiền kỹ thuật số, ví dụ là Bitcoin.
Tài sản của tỷ phú Elon Musk "cuốn phăng" hơn 15 tỷ USD chỉ sau một đêm
Theo tin từ Bloomberg, cổ phiếu Tesla giảm mạnh, một phần do bình luận của ông Musk vào cuối tuần vừa rồi rằng giá Bitcoin và một đồng tiền kỹ thuật số khác là Ether "có vẻ hơi cao".