Thứ bảy 12/07/2025 18:27
Hotline: 024.355.63.010
Thị trường

Những giải pháp phòng vệ thương mại ngành gỗ

11/01/2021 06:16
Gần đây nhất, Cơ quan Ðại diện thương mại của Mỹ đưa ra cáo buộc ngành gỗ Việt Nam không chỉ sử dụng gỗ bất hợp pháp ở thị trường nội địa mà còn trong sản phẩm xuất khẩu vào nước này.

Đối diện với những rủi ro

Thực tiễn hoạt động cho thấy, trong quá trình mở rộng thị trường, ngành gỗ Việt Nam đang phải đối mặt ngày càng nhiều hơn với các vụ kiện phòng vệ thương mại, nhất là kiện chống lẩn tránh thuế.

Ngành gỗ Việt Nam được đánh giá là gặt hái nhiều thành quả trong năm 2020. Thế nhưng cũng cần nhìn nhận một thực tế là trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa các cường quốc trên thế giới tiếp tục diễn ra, ngành gỗ đang gặp rất nhiều khó khăn, liên tiếp phải đối mặt với các vụ kiện chống bán phá giá từ Mỹ, Hàn Quốc.

Xuất khẩu gỗ Việt Nam đang phải đối mặt ngày càng nhiều hơn với các vụ kiện phòng vệ thương mại
Xuất khẩu gỗ Việt Nam đang phải đối mặt ngày càng nhiều hơn với các vụ kiện phòng vệ thương mại. (Ảnh: minh hoạ, nguồn internet)

Mới đây nhất, Cơ quan Ðại diện thương mại Mỹ đã đưa ra cáo buộc ngành gỗ Việt Nam không chỉ sử dụng gỗ bất hợp pháp ở thị trường nội địa mà còn trong sản phẩm xuất khẩu vào nước này.

Ðiều này khiến cho hoạt động kinh doanh của ngành gỗ tại thị trường này trong thời gian tới dự báo sẽ có nhiều biến động và rủi ro.

Thông tin với báo chí, Đại diện Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công thương) - ông Phùng Gia Ðức cho biết, đến nay, Việt Nam đã bị điều tra tổng cộng 199 vụ kiện liên quan đến phòng vệ thương mại. Tính riêng 5 năm trở gần đây có 97 vụ điều tra. Cụ thể, số vụ nhiều nhất là tại Mỹ 40 vụ, Ấn Ðộ 27 vụ, Thổ Nhĩ Kỳ 23 vụ, Australia 16 vụ, Ca-na-đa 16 vụ, EU 14 vụ và Philipin 12 vụ.

Trong năm 2020, Việt Nam bị điều tra 37 vụ việc và đáng chú ý là từ năm 2019 đến nay, các vụ việc bị điều tra diễn ra khá dồn dập. Cụ thể năm 2019, Hàn Quốc điều tra chống bán phá giá với mặt hàng gỗ dán. Năm 2020, Việt Nam liên tiếp bị Ấn Ðộ điều tra chống bán phá giá với mặt hàng gỗ ván MDF và Mỹ điều tra chống lẩn tránh thuế với gỗ dán.

Trước những vụ kiện diễn ra ngày càng nhiều, tổ chức Forest Trend đã cảnh báo một số doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đối mặt với rủi ro trong luồng cung cấp gỗ nguyên liệu bất hợp pháp từ Nga và U-crai-na chủ yếu được nhập khẩu qua Trung Quốc.

Nhìn nhận về diễn biến này, Theo Tổng cục Hải quan nhận định, thách thức đang đặt ra là hình thức gian lận ngày càng tinh vi, quy mô ngày càng rộng. Văn bản pháp quy còn chưa điều chỉnh hết các trường hợp phát sinh trên thực tế; chế tài xử phạt còn chưa mang tính răn đe; nhận thức của một số doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế dẫn tới tiếp tay cho thương mại bất hợp pháp.

Theo đó, Tổng cục Hải quan ban hành văn bản yêu cầu cơ quan hải quan các địa phương kiểm tra chặt nguồn gốc gỗ nguyên liệu nhập khẩu từ các nước nêu trên.

Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam Ðỗ Xuân Lập cho rằng, việc nhập khẩu nguyên liệu từ những khu vực địa lý có rủi ro cao sẽ dẫn đến nguồn gốc, xuất xứ gỗ không rõ ràng. Bởi thế, doanh nghiệp xuất-nhập khẩu gỗ cần hết sức thận trọng, chỉ nên sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đúng quy định.

Ủy ban thương mại Hàn Quốc vừa mở cuộc điều tra chống bán phá giá đối với gỗ dán nhập khẩu từ Việt Nam do lo ngại hàng nhập khẩu giá rẻ gây ảnh hưởng cho ngành sản xuất tại nước này
Ủy ban thương mại Hàn Quốc vừa mở cuộc điều tra chống bán phá giá đối với gỗ dán nhập khẩu từ Việt Nam do lo ngại hàng nhập khẩu giá rẻ gây ảnh hưởng cho ngành sản xuất tại nước này. (Ảnh: minh hoạ)

Việt Nam và EU đã ký kết Hiệp định đối tác tự nguyện về thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT), có hiệu lực thi hành từ tháng 6-2019. VPA/FLEGT giúp cải thiện quản lý rừng, giải quyết việc khai thác bất hợp pháp và thúc đẩy thương mại sản phẩm gỗ hợp pháp từ Việt Nam sang EU và các thị trường khác. Hiệp định được triển khai đã yêu cầu mỗi lô hàng gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam xuất khẩu sang EU sẽ đi kèm với giấy phép FLEGT.

Câu hỏi đặt ra là làm sao để doanh nghiệp có thể tuân thủ chặt chẽ các quy định về kiểm soát gỗ nhập khẩu? Các cơ quan quản lý cần làm gì để vừa tạo sự thông thoáng, vừa có cơ chế chính sách hiệu quả, phù hợp với thông lệ quốc tế cho các doanh nghiệp ngành gỗ?

Hướng dẫn pháp lý và giải pháp thực hiện

Ðể giảm rủi ro, các doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước cần có sự phối hợp chặt chẽ. Phải kiểm soát hiệu quả gian lận thương mại trong hoạt động xuất, nhập khẩu đồ gỗ của các doanh nghiệp… Sát sao giám sát là một trong những yêu cầu quan trọng nhằm giúp hoạt động sản xuất, xuất-nhập khẩu ngành gỗ hạn chế va vấp rủi ro không đáng có.

Chính phủ đã ban hành Nghị định 102/2020/ NÐ-CP ngày1/9/2020, quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp thiết lập các cơ chế kiểm soát gỗ nhập khẩu.

Nghị định 102/2020/ NÐ-CP quy định gỗ nhập khẩu được quản lý rủi ro theo các tiêu chí xác định quốc gia thuộc vùng địa lý tích cực hoặc không tích cực, loại gỗ thuộc loại rủi ro hoặc không thuộc loại rủi ro.

Ðể triển khai Nghị định 102/2020/ NÐ-CP, ngay sau đó Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định 8432/QÐ-BNN-TCLN ngày 27/11/2020, công bố Danh sách vùng địa lý tích cực và Danh mục các loài gỗ nhập khẩu vào Việt Nam. Ðây là các hướng dẫn pháp lý quan trọng nhằm hướng dẫn để tránh rủi ro cho các doanh nghiệp gỗ trong hoạt động xuất, nhập khẩu.

Cần sớm có quy hoạch phát triển nguồn nguyên liệu ổn định trong nước, tăng cường trồng rừng nguyên liệu gỗ lớn để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu ngày càng cao của ngành gỗ

Cần sớm có quy hoạch phát triển nguồn nguyên liệu ổn định trong nước, tăng cường trồng rừng nguyên liệu gỗ lớn để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu ngày càng cao của ngành gỗ. (Ảnh: minh hoạ)

Đáng nói là chỉ nội tại các doanh nghiệp mới trực tiếp giải quyết hiệu quả các vướng mắc thực tiễn. Cụ thể, để tránh các vụ việc bị điều tra chống bán phá giá, chống lẩn tránh thuế, doanh nghiệp ngành gỗ cần tự trang bị đầy đủ kiến thức về phòng vệ thương mại. Khi xuất khẩu sản phẩm gỗ đến các thị trường ngoài nước phải có nguồn thông tin cụ thể, bảo đảm tính hợp lệ, hợp pháp từ các đối tác nhập khẩu tại chính thị trường đó.

Cùng với việc xây dựng đội ngũ tinh thông về phòng vệ thương mại trong nội bộ, tìm hiểu quy định phòng vệ thương mại của nước điều tra, doanh nghiệp xuất khẩu ngành gỗ phải chú ý cập nhật danh mục cảnh báo sớm của Cục Phòng vệ thương mại.

Doanh nghiệp chế biến gỗ cần chú trọng đầu tư, áp dụng tự động hóa trong sản xuất, áp dụng công nghệ quản lý mới, nâng cao chất lượng, tay nghề công nhân để giảm giá thành, tăng năng suất lao động nhằm nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm và bắt kịp xu hướng tiêu dùng của thị trường. Chủ động xây dựng nguồn nguyên liệu tại chỗ ổn định, bền vững cũng là điều rất quan trọng, ngay từ lúc này.

Các nhà sản xuất trong nước cần theo dõi tình hình hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, đồng thời sử dụng công cụ phòng vệ thương mại để bảo vệ ngành sản xuất trong nước. Nếu làm tốt việc này và có sự chuẩn bị kỹ lưỡng thì sẽ vượt qua được các hàng rào điều tra chống bán phá giá từ các nước.

Ngành gỗ cần phối hợp chặt chẽ, hiệu quả hơn với ngành hải quan trong xác định các mặt hàng rủi ro và các công ty có nguy cơ gian lận, giả mạo xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp; xây dựng kênh kết nối thông tin giữa Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam với cơ quan quản lý nhà nước liên quan nhằm cập nhật thường xuyên thông tin về các dấu hiệu gian lận, giả mạo xuất xứ để các cơ quan hữu quan sớm có kế hoạch áp dụng các biện pháp can thiệp kịp thời.

Thứ trưởng Cao Quốc Hưng cho rằng, cần duy trì chính sách nhập khẩu thông thoáng, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho doanh nghiệp để bảo đảm nguyên liệu cho ngành chế biến gỗ. Thứ trưởng nhấn mạnh việc kiểm soát chặt chẽ gian lận thương mại, trong đó tuân thủ nghiêm ngặt Hiệp định Ðối tác tự nguyện VPA/FLEGT (một bộ phận của EVFTA) có tác động rất lớn đến ngành gỗ Việt Nam trong thời gian tới.

Cùng với đó, Việt Nam cần sớm có quy hoạch phát triển nguồn nguyên liệu ổn định trong nước, tăng cường trồng rừng nguyên liệu gỗ lớn để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu ngày càng cao của ngành gỗ.

Bên cạnh yêu cầu tuân thủ nghiêm quy định của pháp luật trong nước và quốc tế, doanh nghiệp ngành gỗ phải chủ động liên kết nhằm tạo khu vực cung ứng, chế biến gỗ tập trung (bao gồm cả khu công nghiệp dịch vụ hỗ trợ cho chế biến gỗ).

Để bảo an, đem lại thuận lợi cho doanh nghiệp ngành gỗ, không thể không chú trọng việc bố trí kinh phí cho các chương trình đào tạo nguồn nhân lực ngành gỗ, xúc tiến thương mại, xây dựng quảng bá thương hiệu. Doanh nghiệp cần chú ý tận dụng cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do và trên cơ sở lợi thế của địa phương để phát triển sản xuất các sản phẩm chủ lực, có kế hoạch thu hút đầu tư vào sản xuất, chế biến các mặt hàng này hướng tới mục tiêu xuất khẩu bền vững.

Trần Linh (T/h)

Tin bài khác
Mảng xuất khẩu cá tra của Tập đoàn Sao Mai đứng trước vận hội mới

Mảng xuất khẩu cá tra của Tập đoàn Sao Mai đứng trước vận hội mới

Trong bối cảnh bất định về thuế đối ứng từ phía Mỹ, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam tin rằng, người tiêu dùng Mỹ vẫn không quay lưng với cá tra. Hiện tại, IDI - thành viên của Tập đoàn Sao Mai đang xây dựng nhà máy thứ ba nhằm tăng năng lực xuất khẩu đáng kể trước cánh cửa rộng mở vào thị trường Hoa Kỳ.
Hơn 100 doanh nghiệp Hàn Quốc và Đông Nam Á hội tụ tại Triển lãm Quốc tế thiết bị Y tế Hà Nội 2025

Hơn 100 doanh nghiệp Hàn Quốc và Đông Nam Á hội tụ tại Triển lãm Quốc tế thiết bị Y tế Hà Nội 2025

Triển lãm K-MED & Quốc tế thiết bị Y tế Hà Nội 2025 khai mạc sáng 10/7, quy tụ hơn 100 doanh nghiệp Hàn Quốc, mở ra cơ hội hợp tác và chuyển giao công nghệ y tế.
Du lịch Quảng Ngãi (mới): Sự kết nối giữa đại dương bao la và đại ngàn hùng vĩ

Du lịch Quảng Ngãi (mới): Sự kết nối giữa đại dương bao la và đại ngàn hùng vĩ

Tỉnh Quảng Ngãi mới đang sở hữu nguồn tài nguyên du lịch vô cùng phong phú, đầy đủ các yếu tố xây dựng thương hiệu du lịch riêng biệt, từng bước khẳng định vị thế trên bản đồ du lịch trong nước và quốc tế.
Việt Nam sẵn sàng "xuất khẩu" mô hình OCOP sang châu Phi

Việt Nam sẵn sàng "xuất khẩu" mô hình OCOP sang châu Phi

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Trần Thanh Nam nhấn mạnh: "Mô hình OCOP không còn là chương trình riêng của Việt Nam, mà đã trở thành một mô hình có thể chia sẻ và nhân rộng toàn cầu, đặc biệt tại các quốc gia đang phát triển ở châu Á và châu Phi.”
Cảng Hàng không quốc tế Vân Đồn bắt tay Crystal Holidays mở rộng nguồn khách và quảng bá điểm đến

Cảng Hàng không quốc tế Vân Đồn bắt tay Crystal Holidays mở rộng nguồn khách và quảng bá điểm đến

Lễ ký kết hợp tác giữa Cảng Hàng không quốc tế Vân Đồn và Crystal Holidays diễn ra vào ngày 07/7/2025 tại Vân Đồn (Quảng Ninh), đánh dấu mối quan hệ hợp tác giữa hai doanh nghiệp, nhằm phát triển thương hiệu và kích cầu du lịch Quảng Ninh.
Sắp diễn ra Hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu năm 2025

Sắp diễn ra Hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu năm 2025

Tin từ Bộ Công Thương, vào đầu tháng 8 tới, tại Hà Nội sẽ diễn ra Hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu (VIETNAM OCOPEX 2025).
40 doanh nghiệp tham gia tuần lễ kết nối giao thương tại hệ thống Central Retail

40 doanh nghiệp tham gia tuần lễ kết nối giao thương tại hệ thống Central Retail

Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố (ITPC) vừa phối hợp cùng Tập đoàn Central Retail Việt Nam tổ chức Chương trình “Tuần lễ kết nối giao thương và không gian giới thiệu sản phẩm Việt Nam tại hệ thống phân phối hiện đại Central Retail Việt Nam năm 2025” tại Go Nguyễn Thị Thập, Phường Phú Thuận, TP. Hồ Chí Minh.
Đông Nam Á tăng tốc logistics: Cơ hội vàng cho Việt Nam định vị chuỗi cung ứng toàn cầu

Đông Nam Á tăng tốc logistics: Cơ hội vàng cho Việt Nam định vị chuỗi cung ứng toàn cầu

Trong bối cảnh thương mại khu vực bùng nổ, triển lãm tlacSEA 2025 sẽ là điểm hội tụ chiến lược thúc đẩy phục hồi, số hóa và bền vững ngành logistics Đông Nam Á – đặc biệt là Việt Nam.
Vai trò Việt Nam trong ngành bán dẫn quốc tế

Vai trò Việt Nam trong ngành bán dẫn quốc tế

Vai trò của Việt Nam trong ngành bán dẫn đã được nhiều quốc gia quan tâm tại khuôn khổ Triển lãm Quốc tế lần thứ 21 về Cơ khí chính xác và Sản xuất chế tạo – MTA Vietnam 2025. Sự kiện được tổ chức từ ngày 2-5/7/2025.
HanoiPrintPack 2025: Giới thiệu máy móc in ấn, đóng gói thông minh tại Việt Nam

HanoiPrintPack 2025: Giới thiệu máy móc in ấn, đóng gói thông minh tại Việt Nam

Triển lãm Quốc tế Ngành In ấn và Đóng gói Hà Nội lần thứ 12 (HanoiPrintPack 2025) diễn ra từ ngày 02 – 05/7 tại Trung tâm Triển lãm ICE Hà Nội. Sự kiện giới thiệu máy móc in ấn và đóng gói thông minh tại Việt Nam.
Vietbuild 2025: Sự kiện quốc tế bùng nổ với hơn 600 doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh

Vietbuild 2025: Sự kiện quốc tế bùng nổ với hơn 600 doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh

Từ 25 – 29/6 tại Trung tâm triển lãm Hội nghị Quốc tế SKY EXPO Việt Nam, Công viên phần mềm Quang Trung, Quận 12, TP. Hồ Chí Minh diễn ra Triển lãm Quốc tế VIETBUILD lần thứ nhất trong năm 2025. Sự kiện do Trung tâm Công nghệ Thông tin – Bộ Xây dựng cùng Tập đoàn Tổ chức Triển lãm Quốc tế Xây dựng VIETBUILD phối hợp tổ chức
Việt Nam xúc tiến thương mại tại Nga, Belarus: Cơ hội vàng cho doanh nghiệp xuất khẩu

Việt Nam xúc tiến thương mại tại Nga, Belarus: Cơ hội vàng cho doanh nghiệp xuất khẩu

Nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu và tăng cường hợp tác kinh tế với khu vực Á - Âu, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) sẽ tổ chức đoàn giao dịch xúc tiến thương mại tại Liên bang Nga và Cộng hòa Belarus từ ngày 16 - 24/9/2025.
Triển lãm AgroChemEx Vietnam lần thứ 6 nhiều công nghệ đến từ Trung Quốc

Triển lãm AgroChemEx Vietnam lần thứ 6 nhiều công nghệ đến từ Trung Quốc

Từ 25/6, tại Trung tâm triển lãm Sài Gòn diễn ra lễ khai mạc Triển lãm quốc tế lần thứ 6 về Phân bón, Thuốc bảo vệ thực vật và Hóa chất. Triển lãm năm nay được đánh giá đột phá quy mô, gia tăng kết nối, hướng đến phát triển bền vững ngành nông dược Việt Nam.
Các doanh nghiệp du lịch châu Âu, Trung Đông gọi Đà Nẵng là “thành phố của những bất ngờ”

Các doanh nghiệp du lịch châu Âu, Trung Đông gọi Đà Nẵng là “thành phố của những bất ngờ”

Gần 30 đại diện từ các công ty lữ hành hàng đầu châu Âu và Trung Đông đã quy tụ về Đà Nẵng sau khi đường bay Dubai – Đà Nẵng chính thức được hãng hàng không Emirates khai thác từ đầu tháng 6/2025. Cơ hội đón khách cao cấp từ khắp nơi trên thế giới, đặc biệt từ châu Âu và Trung Đông mở ra cho Đà Nẵng, khi đại diện các doanh nghiệp đều dành nhiều lời khen cho các trải nghiệm tại thành phố sông Hàn.
Taste of Queensland 2025: Mở rộng cơ hội hợp tác đa lĩnh vực giữa Việt Nam và bang Queensland

Taste of Queensland 2025: Mở rộng cơ hội hợp tác đa lĩnh vực giữa Việt Nam và bang Queensland

Bà Hà Lan Anh – Giám đốc Quốc gia của TIQ tại Việt Nam cho biết ngày càng nhiều nhà đầu tư Việt Nam đóng vai trò then chốt trong hệ sinh thái kinh doanh tại Queensland và còn mở rộng sang giáo dục, y tế và phát triển bền vững.