Thứ tư 02/07/2025 09:16
Hotline: 024.355.63.010
Pháp luật

Nhiều quy định pháp luật còn chồng chéo, 'đánh đố' doanh nghiệp

16/04/2023 22:54
Tình trạng "con gà - quả trứng" trong quy định pháp luật còn rất nhiều, doanh nghiệp không biết làm gì trước, làm gì sau, nhiều quy định còn chồng chéo lên nhau.

Ảnh minh họa
Doanh nghiệp mong muốn các quy định pháp luật cần rõ ràng, thống nhất trong hoạt động
sản xuất, kinh doanh.

Quy định mâu thuẫn

Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC) nhận xét, việc chồng chéo, khó dự báo là vấn đề lớn với chính sách hiện nay. Ông Hiệp dẫn ví dụ, Luật Quy hoạch đô thị quy định dự án phải được chấp thuận chủ trương đầu tư rồi mới tiến hành làm quy hoạch và xin phê duyệt. Trong khi đó, Luật Đầu tư 2020 quy định, dự án muốn được chấp thuận chủ trương đầu tư phải có quy hoạch chi tiết được phê duyệt. Như vậy chỉ một vấn đề liên quan đến hai luật này đã không thống nhất, không khác gì “đánh đố” doanh nghiệp, ông Hiệp đánh giá.

Hoặc trong lĩnh vực đầu tư bất động sản, có khoảng 12 luật tác động trực tiếp vào các hoạt động, trong đó có nhiều điểm không đồng nhất khiến doanh nghiệp và các cơ quan quản lý gặp khó khăn.
Hay trong Luật Kinh doanh bất động sản, Điều 57 quy định bên bán chỉ được thu tiền đến 95% giá trị hợp đồng khi bên mua chưa được cấp giấy chứng nhận sử dụng, nhưng ở Luật đất đai lại quy định phải nộp 100% tiền thì cơ quan quản lý mới được cấp giấy chứng nhận.

Các luật đều thòng một câu “nếu có mâu thuẫn, khác các luật khác thì áp dụng theo luật này”. Với doanh nghiệp và người dân thì không biết nên theo luật nào. Như vậy, đang có những rủi ro về mặt pháp lý, sự chồng chéo, vướng mắc trong cơ chế về soạn thảo văn bản pháp luật.

“Chúng tôi cho rằng trong lần rà soát, chỉnh sửa lại một loạt các luật quan trọng như hiện nay cần đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất giữa các luật để tháo gỡ cho các doanh nghiệp. Giải quyết được vấn đề này là sẽ tháo gỡ cho các doanh nghiệp khỏi các ách tắc, chờ đợi mất thời gian”, Chủ tịch VACC nói.

Lắng nghe ý kiến DN trong xây dựng pháp luật

Ông Nguyễn Minh Đức, Ban Pháp chế, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, sau khi tổng quát số lượng văn bản quy phạm pháp luật được ban hành năm 2022, VCCI nhận định dù là có những chính sách tốt nhưng cả doanh nghiệp và cơ quan nhà nước đều không biết áp dụng thế nào. Chẳng hạn, giảm VAT từ 10% xuống 8% thì do phụ lục hướng dẫn dựa vào mã HS cũng như phân loại ngành kinh tế nên “bản thân doanh nghiệp và các chi cục Thuế” đều thấy còn lẫn lộn, chồng chéo, khó áp dụng.

“Hay chính sách hỗ trợ lãi suất 2% thì gặp rắc rối ở việc hướng dẫn “điều kiện để được hưởng gói hỗ trợ lãi suất này là phải có khả năng phục hồi”. Cả doanh nghiệp lẫn các ngân hàng đều gặp rắc rối vì không biết như thế nào là một doanh nghiệp có khả năng phục hồi”, ông Đức nói.

Theo ông Đức, quá trình xây dựng các quy chuẩn kỹ thuật đang bị lạm dụng, đưa ra các yêu cầu quá cao, gây tốn kém chi phí cho doanh nghiệp, nhất là trong việc giải quyết những vấn đề nóng.

“Hay với trái phiếu doanh nghiệp, Nghị định 65/2022 đã đưa ra những quy định dù tốt, nhưng không có lộ trình áp dụng dẫn đến nghị định này như một cú “phanh gấp”, ông Đức nhận định.

Bà Nguyễn Minh Thảo, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, rủi ro pháp lý ở Việt Nam có nhiều khía cạnh, đó là thay đổi chính sách liên tục, doanh nghiệp khó đoán định.
Bà Thảo nhận định, rủi ro từ chất lượng văn bản được ban hành mới lớn hơn. Điều này được nhận diện rồi nhưng đến nay không khắc phục được. Các quy định vẫn chồng chéo, ban hành mới vẫn mâu thuẫn nhau. Chẳng hạn ngành nghề kinh doanh công khai có hơn 227 ngành, nhưng thực tế nhiều hơn rất nhiều, cải cách vẫn mang tính hình thức nên rủi ro thực thi vẫn rất lớn.

Bà Thảo nhấn mạnh những giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, đảm bảo môi trường chính sách an toàn cho doanh nghiệp cần được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các bộ, ngành, địa phương và nỗ lực thực thi cần mạnh mẽ hơn.

Đặc biệt, cần tăng cường tham vấn, lấy ý kiến doanh nghiệp khi soạn thảo các văn bản pháp luật, các quy hoạch và cam kết quốc tế có liên quan. Từ đó, góp phần tạo thuận lợi hơn cho môi trường đầu tư kinh doanh và “khơi thông” các “điểm nghẽn” chính sách cho doanh nghiệp trong thời gian tới.

Ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch VCCI cho biết, mong muốn của cộng đồng doanh nghiệp là sự ổn định môi trường pháp lý để thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân. Đối với các dự án đầu tư lớn, thực hiện trong thời gian dài, các nhà đầu tư luôn đòi hỏi tính ổn định và khả năng dự đoán của môi trường pháp lý để quyết định liệu có đầu tư hay không. Rủi ro pháp lý cao đồng nghĩa với hoạt động đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp kém thuận lợi.

“Tuân thủ pháp luật là bắt buộc nhưng cũng liên quan đến cách điều hành, vận hành, ban hành chính sách. Những doanh nghiệp lớn đầu ngành như những con tàu lớn, không thể phanh gấp nên rất cần môi trường kinh doanh ổn định”, Chủ tịch VCCI nêu rõ.

Bài, ảnh: Thu Trang/Báo Tin tức

Tin bài khác
Bộ Y tế “tuýt còi” fanpage “Dược phẩm Hoàng Hường Meli chính hãng”

Bộ Y tế “tuýt còi” fanpage “Dược phẩm Hoàng Hường Meli chính hãng”

Cục An toàn thực phẩm (ATTP, Bộ Y tế) vừa gửi công văn yêu cầu xử lý vi phạm quảng cáo của fanpage mang tên “Dược phẩm Hoàng Hường Meli chính hãng” .
Động thái mới của Bộ Công Thương sau vụ dầu ăn chăn nuôi thành thực phẩm cho người

Động thái mới của Bộ Công Thương sau vụ dầu ăn chăn nuôi thành thực phẩm cho người

Sau vụ triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán dầu ăn chăn nuôi thành thực phẩm cho người, Bộ Công Thương đã chỉ đạo tăng cường thanh tra, kiểm tra diện rộng các cơ sở sản xuất dầu ăn trên phạm vi toàn quốc.
Cảnh báo giả danh trung tâm đăng kiểm yêu cầu chuyển tiền, cài đặt ứng dụng

Cảnh báo giả danh trung tâm đăng kiểm yêu cầu chuyển tiền, cài đặt ứng dụng

Cục Đăng kiểm Việt Nam vừa phát đi cảnh báo khẩn về việc xuất hiện các cuộc gọi lừa đảo, giả danh cán bộ của Cục nhằm chiếm đoạt tài sản người dân thông qua việc yêu cầu chuyển tiền và cài đặt ứng dụng trên điện thoại. Hình thức lừa đảo này đang có dấu hiệu lan rộng và gây thiệt hại thực tế.
Phạt gấp 10 lần khoản thu từ hành vi mua bán dữ liệu cá nhân

Phạt gấp 10 lần khoản thu từ hành vi mua bán dữ liệu cá nhân

Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2026, với nhiều quy định nghiêm khắc nhằm chấn chỉnh tình trạng mua bán dữ liệu cá nhân tràn lan hiện nay.
Bộ Công an cảnh báo khẩn những chiêu lừa đảo trực tuyến

Bộ Công an cảnh báo khẩn những chiêu lừa đảo trực tuyến

Bộ Công an và Google hợp tác cảnh báo về những phương thức lừa đảo tinh vi. Hãy nhận diện và tự bảo vệ mình trước hiểm họa trên không gian mạng.
Công ty Cổ phần Thiết bị Phụ tùng Sài Gòn bị truy thu thuế hơn 12 tỷ đồng

Công ty Cổ phần Thiết bị Phụ tùng Sài Gòn bị truy thu thuế hơn 12 tỷ đồng

Công ty Cổ phần Thiết bị Phụ tùng Sài Gòn - chủ nhà máy thủy điện Đak Glun đặt tại huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước bị phạt và truy thu thuế 12 tỷ đồng.
Apax Leaders chậm đóng bảo hiểm hơn 5 năm, dẫn đầu danh sách tại Hà Nội

Apax Leaders chậm đóng bảo hiểm hơn 5 năm, dẫn đầu danh sách tại Hà Nội

Công ty Cổ phần Anh ngữ Apax (Apax Leaders) hiện đang đứng đầu danh sách doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), và bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp tại Hà Nội, với tổng số nợ gần 62 tỉ đồng, thời gian chậm đóng lên tới 63 tháng, tương đương hơn 5 năm.
Ai đứng sau đường dây làm dầu ăn giả thu về hàng nghìn tỷ đồng?

Ai đứng sau đường dây làm dầu ăn giả thu về hàng nghìn tỷ đồng?

Nhật Minh Food vừa tham gia sản xuất dầu ăn giả chưa đầy 3 năm trở lại đây thì bị phanh phui. Giúp sức đường dây này có còn Công ty An Hưng Phước - một trong những đơn vị lâu năm chuyên nhập khẩu và phân phối dầu thực vật cung cấp cho nhiều doanh nghiệp lớn tại khu vực miền Tây.
Biến dầu ăn chăn nuôi thành thực phẩm: Cảnh báo "đỏ" về an toàn thực phẩm

Biến dầu ăn chăn nuôi thành thực phẩm: Cảnh báo "đỏ" về an toàn thực phẩm

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa phát cảnh báo khẩn sau khi VTV phản ánh việc một số cơ sở sử dụng dầu ăn chăn nuôi nhập khẩu để chế biến thành thực phẩm cho người. Đây là hành vi vi phạm nghiêm trọng các quy định về an toàn thực phẩm, tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với sức khỏe cộng đồng.
Nói đùa "có bom", một hành khách bị phạt 4 triệu đồng

Nói đùa "có bom", một hành khách bị phạt 4 triệu đồng

Một hành khách vừa bị phạt 4 triệu đồng vì nói đùa có bom tại sân bay Nội Bài. Đây là lời cảnh tỉnh nghiêm khắc về tầm quan trọng của an ninh hàng không.
Siết chặt quản lý thị trường vàng: Ngăn chặn hành vi hợp thức hóa vàng lậu

Siết chặt quản lý thị trường vàng: Ngăn chặn hành vi hợp thức hóa vàng lậu

Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết, tình trạng buôn lậu vàng qua biên giới vẫn diễn ra, ảnh hưởng đến tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do, từ đó gây sức ép lên thị trường ngoại hối và việc điều hành chính sách tiền tệ, làm thất thu ngân sách nhà nước.
Vi phạm quy định về kế toán, Tiktoker Vũ Hồng Phúc “Cún Bông” cùng đồng bọn bị khởi tố

Vi phạm quy định về kế toán, Tiktoker Vũ Hồng Phúc “Cún Bông” cùng đồng bọn bị khởi tố

Cơ quan Cảnh sát điều tra đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Vũ Nam Phương (Tiktoker Vũ Hồng Phúc “Cún Bông”), Nguyễn Nam Thắng và Chu Thị Mỹ Nhung do vi phạm quy định về kế toán.
Bất động sản Trường Thành chịu án phạt nặng từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

Bất động sản Trường Thành chịu án phạt nặng từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa ban hành quyết định xử phạt hành chính đối với CTCP Năng lượng và Bất động sản Trường Thành (HoSE: TEG) với tổng số tiền lên tới 240 triệu đồng do loạt vi phạm nghiêm trọng trong nghĩa vụ công bố thông tin, bao gồm công bố thiếu sót và sai lệch thông tin.
Xuất nhập khẩu Đông Dương và loạt vi phạm chứng khoán: Đằng sau tấm "bình phong"

Xuất nhập khẩu Đông Dương và loạt vi phạm chứng khoán: Đằng sau tấm "bình phong"

Công ty CP Đầu tư Công nghiệp Xuất nhập khẩu Đông Dương (Xuất nhập khẩu Đông Dương) vừa bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt 370 triệu đồng do loạt vi phạm trong công bố thông tin.
Công ty Cổ phần Digi Invest bị xử phạt 125 triệu đồng vì vi phạm hoạt động chứng khoán

Công ty Cổ phần Digi Invest bị xử phạt 125 triệu đồng vì vi phạm hoạt động chứng khoán

Tổng mức xử phạt với Công ty Cổ phần Digi Invest lên tới 125 triệu đồng, liên quan đến hai hành vi vi phạm nghiêm trọng trong hoạt động phân phối chứng chỉ quỹ và công bố thông tin theo quy định pháp luật.