Nhật Bản coi dịch vụ kỹ thuật số là lĩnh vực quan trọng để đầu tư vào Vương quốc Anh

10:38 27/03/2021

Bất chấp Brexit, Nhật Bản vẫn coi dịch vụ kỹ thuật số là lĩnh vực quan trọng để đầu tư vào Vương quốc Anh. Các công ty Nhật Bản đang thích nghi với hoàn cảnh mới và tiếp tục coi trọng các dịch vụ chuyên nghiệp mà đất nước có thể cung cấp.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa.

Việc Vương quốc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu vào năm 2020 đã làm giảm số lượng các công ty Nhật Bản hoạt động tại nước này, khiến các nhà đầu tư và nhà phân tích theo dõi những bước xúc tiến thương mại mà chính phủ Anh sẽ thực hiện như một phần của chính sách kinh tế hậu Brexit.

Dữ liệu của Nhật Bản cho thấy, số lượng các công ty Nhật Bản tại vương quốc này đã giảm 12% từ năm 2014 đến năm 2019, số lượng xuống còn 951 công ty, điều này có thể được cho là do cuộc trưng cầu dân ý năm 2019 quyết định nước Anh rời khỏi khối 27 quốc gia. 

Trong tổng số, số lượng các nhà sản xuất giảm 22% và các công ty tài chính giảm hơn một phần ba, theo dữ liệu của Bộ Ngoại giao cho biết. 

Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Toshimitsu Motegi (R) và Bộ trưởng Thương mại Quốc tế Anh Liz Truss chụp ảnh tại Tokyo vào ngày 23 tháng 10 năm 2020, sau khi ký một thỏa thuận thương mại tự do song phương hậu Brexit.
Bộ trưởng Thương mại Quốc tế Anh Liz Truss và Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Toshimitsu Motegi chụp ảnh tại Tokyo vào ngày 23 tháng 10 năm 2020, sau khi ký một thỏa thuận thương mại tự do song phương hậu Brexit.

Với sự hiện diện ngày càng tăng của các công ty Nhật Bản ở các nước thành viên EU như Đức và Hà Lan, một báo cáo của Ninjin, một chi nhánh nghiên cứu của Rudlin Consulting Ltd, cho biết, "Thật khó để kết luận rằng đây là một phản ứng đối với Brexit."

Các công ty tài chính Nhật Bản đã hợp nhất các hoạt động của Vương quốc Anh và thành lập các công ty con ở Liên minh châu Âu, mặc dù mức nhân sự vẫn không thay đổi, theo Pernille Rudlin, tác giả của báo cáo và cung cấp nghiên cứu và tư vấn về cách tiếp cận các công ty Nhật Bản ở châu Âu.

Rudlin đã viết trong báo cáo rằng sự sụt giảm số lượng nhân viên của các công ty Nhật Bản tại Vương quốc Anh rõ ràng đã ít hơm - giảm 1% trong năm 2017-2018 và khoảng 1,5% trong năm 2018-2019.

Ngược lại, số lượng các công ty Nhật Bản trong lĩnh vực dịch vụ phi tài chính đã tăng 28% từ năm 2015 đến năm 2019, báo cáo cho biết.

Các cuộc hội thảo gần đây về sự hợp tác giữa Anh và Nhật Bản đã nêu bật các lĩnh vực tăng trưởng tiềm năng như công nghệ 5G, cơ sở hạ tầng, tuyển dụng, gia công phần mềm, dịch vụ công nghệ thông tin và fintech.

Điều này có thể cho thấy, bất chấp Brexit, Nhật Bản vẫn coi dịch vụ kỹ thuật số là lĩnh vực quan trọng để đầu tư vào Vương quốc Anh

Rudlin nói với Kyodo News rằng, các công ty Nhật Bản dường như vẫn rất vui khi mua lại các công ty dịch vụ ở đây hoặc đặt trụ sở chính của họ ở nước này để tận dụng các dịch vụ chuyên nghiệp như công nghệ thông tin, thiết kế, tiếp thị và giáo dục của Anh.

Hiện, các nhà đầu tư Nhật Bản nói rằng họ đang theo dõi chặt chẽ loại chính sách thân thiện với nhà đầu tư mà chính phủ Anh có thể đưa ra.

Các công ty Nhật Bản cảm thấy nhẹ nhõm khi Anh cuối cùng cũng đã đạt được thỏa thuận miễn thuế đối với hàng hóa với EU vào năm ngoái. Nhưng quốc gia này đã tạo ra hàng rào phi thuế quan trong hàng hóa và dịch vụ.

Yoshinori Katayama, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản tại Vương quốc Anh, cho biết, các công ty Nhật Bản đang thích nghi với hoàn cảnh mới và tiếp tục coi trọng các dịch vụ chuyên nghiệp mà đất nước có thể cung cấp.

Katayama cho biết tại hội thảo trên web gần đây của Asia House rằng, Vương quốc Anh hiện phải đạt được thỏa thuận với EU về các dịch vụ tài chính.

Minako Morita-Jaeger, một thành viên tại ngành Chính sách Thương mại Vương quốc Anh tại Đại học Sussex cho biết, vai trò truyền thống của Vương quốc Anh như một "cửa ngõ" vào EU "giờ đã hoàn toàn biến mất", do các vấn đề như khai báo hải quan và quy tắc xuất xứ đối với hàng hóa xuất khẩu.

Morita-Jaeger dự đoán việc người dân bị hạn chế tự do di chuyển trong bối cảnh Covid-19 sẽ khiến các nhà đầu tư Nhật Bản gặp khó khăn hơn trong việc tuyển dụng lao động có tay nghề cao từ các nước thành viên EU.

Chẳng hạn, các cơ quan chức năng của Vương quốc Anh có thể không còn công nhận trình độ chuyên môn của những người xin việc ở EU.

Paul Patterson, Chủ tịch Diễn đàn Công nghệ Anh-Nhật và người đứng đầu Fujitsu Bắc và Tây Âu, cho biết, ông lạc quan về đầu tư của Nhật Bản vào lĩnh vực kỹ thuật số sau khi Hiệp định thương mại tự do giữa London và Tokyo được thực thi vào ngày 1 tháng 1 năm 2020.

Patterson nói với Kyodo News: “Công nghệ có tiềm năng đi đầu trong các cơ hội được tạo ra bởi mối quan hệ bền chặt giữa Anh và Nhật Bản”.

"Chúng tôi đã thấy lĩnh vực công nghệ của Nhật Bản và Vương quốc Anh cùng nói lên tiếng nói về những lợi ích đối với thương mại, đầu tư và tăng cường hợp tác đối với các công nghệ mới nổi sẽ rất quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế."

Bảo Bảo (Theo Japan Today)