Người sở hữu 9 bằng đại học ở Cà Mau
- 82
- Trò chuyện
- 09:47 02/06/2022
DNHN - Sinh ra trong một gia đình trí thức ở Cà Mau, trước năm 1975, ông Đoàn Minh Tuấn chia sẻ, thời trẻ được tiếp xúc, gặp gỡ nhiều người học hành thành đạt, uyên bác nhiều lĩnh vực, đã thôi thúc trong ông tinh thần ham học hỏi những điều mới lạ...

Sinh ra trong một gia đình trí thức ở Cà Mau, trước năm 1975, ông Đoàn Minh Tuấn được người nhà tạo điều kiện cho lên Sài Gòn học ngành Luật và hành nghề luật sư ở đất này vài năm. Sau giải phóng, ông về quê hương giảng dạy tại trường Bổ túc văn hoá thị xã Cà Mau, sau đó đến giảng dạy các lớp đào tạo cán bộ cấp tốc… cho đến khi nghỉ hưu. Lúc bấy giờ, ngoài việc phụ vợ buôn bán ở chợ, ông Tuấn dành hết thời gian thực hiện ước mơ dang dở là tìm hiểu, tiếp thu những điều mình chưa biết.
Thời trẻ được tiếp xúc, gặp gỡ nhiều người học hành thành đạt, uyên bác nhiều lĩnh vực, đã thôi thúc trong ông Tuấn tinh thần ham học hỏi những điều mới lạ, tuy nhiên, hoàn cảnh gia đình và thời cuộc ngày ấy không cho phép ông tiếp tục theo đuổi đam mê. Thế nên, năm 2005, khi đã ngoài 50 tuổi, ông Tuấn “làm gan” đăng ký học ngành Anh văn của trường Đại học Hà Nội và sau bao ngày miệt mài, ông đã nhận được bằng tốt nghiệp vào năm 2009. Khó khăn ban đầu vượt qua, ông Tuấn càng học càng say, tiếp tục thử sức và tốt nghiệp trường Đại học Mở TP Hồ Chí Minh các ngành: Tin học (năm 2011), Kinh tế Luật (năm 2012), Xây dựng (năm 2014), Kế toán (năm 2016), Luật Kinh tế (năm 2016), Quản trị kinh doanh (năm 2017), Tài chính ngân hàng (năm 2018). Ông Tuấn cũng đã nhận bằng tốt nghiệp ngành Luật của Đại học Huế năm 2014.
Việc học của ông Tuấn không vì chức quyền, thăng tiến mà là để có kiến thức, muốn hiểu biết nhiều lĩnh vực mà thời gian đi làm ông không thể thực hiện, và cũng để con cháu thấy rằng việc học không giới hạn ở độ tuổi, vì kiến thức là cả đại dương bao la.
“Tôi sinh ra ở một vùng đất nghèo khó. Sở dĩ tôi học nhiều vì muốn cho các con, cháu sau này biết rằng, mình dù nghèo về vật chất nhưng không nghèo tri thức”, ông Tuấn bộc bạch.
Trong căn nhà đơn sơ của mình ở Khóm 3, Phường 5, TP Cà Mau, ông Đoàn Minh Tuấn treo rất nhiều hình ảnh nhận bằng tốt nghiệp, hình ảnh về những chuyến giao lưu, kỷ niệm với bạn bè... Chiêm nghiệm cuộc đời ở tuổi 74, ông Tuấn bộc bạch: “Tri thức là tài sản vô giá, bất tận mà chúng ta có học mãi vẫn không thấy đủ”.
Ông Tuấn chia sẻ, chuyện học hành không ai giúp được mình, phải thực sự ham học hỏi, tự bản thân nỗ lực thì mới tích luỹ được kiến thức cho mình. Xã hội ngày càng tiến bộ, mỗi gia đình, mỗi dòng tộc cần có người là cử nhân, kỹ sư, bác sĩ… Bởi ngoài chuyện lo đời sống kinh tế còn là sự hiểu biết cuộc sống, là tấm gương để con cháu noi theo.
Tâm tình ấy của ông Tuấn được mang theo qua những chuyến đi thực tế đến với vùng nghèo, bà con dân tộc thiểu số. Ông giải thích để bà con hiểu rằng, có hiểu biết mới nắm được vận mệnh và làm chủ tương lai của chính mình. Ông hy vọng mọi người xoá đi những phong tục lạc hậu, hướng đến cuộc sống văn minh.
Dù sở hữu số lượng “khủng” bằng đại học nhưng ông Tuấn vẫn khiêm tốn khi nói rằng: “Nhìn ra xã hội thì tôi vẫn chưa bằng ai. Tôi xin học tập mọi người, đứng sau lưng mọi người vì bản thân còn nhiều khiếm khuyết lắm. Bởi chuyện học của tôi chưa mang lại cuộc sống sung sướng cho gia đình. Vì vậy, tôi không muốn nhiều người biết đến mình, có khi họ dè bỉu, cười nhạo”.
Con người sinh ra ai cũng có mục đích sống riêng, miễn sao thấy thoải mái và mục đích sống ấy là chân chính. Có người dành cả đời để quét lá đa, tụng kinh niệm Phật; có người dành cả đời giúp đỡ trẻ mồ côi, lang thang, cơ nhỡ…, còn ông Tuấn dành nhiều thời gian để học tập. Có thể với cách nhìn nhận của ai đó là lãng phí thời gian, tiền bạc, nhưng với ông Tuấn đó là việc làm ý nghĩa với bản thân, bổn phận với con cháu và giữ gìn nét đẹp văn hoá học tập suốt đời./.
PL (t/h Cà Mau Online)
Bài liên quan
- Lành mạnh hóa thị trường trái phiếu doanh nghiệp
- Các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Vật liệu tăng giá đột biến, Bộ Xây dựng muốn được "gỡ khó"
- Talkshow Quỹ FNF và triển vọng đầu tư tại Việt Nam: Tìm kiếm "chìa khóa" nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất một số quan điểm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp
- Doanh nghiệp Việt đầu tư vốn ra nước ngoài tăng gấp đôi so với năm trước
- Chính sách tài chính tiền tệ hỗ trợ doanh nghiệp thời hậu dịch Covid-19
- Vướng mắc về kinh doanh cá cược bóng đá quốc tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính nói gì?
- Muốn xuất khẩu sản phẩm vào Anh phải dán nhãn hiệu UKCA
- Xu hướng xây dựng nhà hàng dựa trên trí tuệ nhân tạo tại Trung Quốc
- Tổ chức thành công Đại hội Chi bộ Tạp chí Doanh nghiệp & Hội nhập nhiệm kỳ 2022 – 2025
- WB: Năm 2022 kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 7,5%
- Bộ Xây dựng: Thiếu đồng bộ trong các quy định của pháp luật về xây dựng, đô thị và đất đai
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Người kế tục sự nghiệp vĩ đại của Hồ Chủ tịch
- Việt Nam sau 27 năm gia nhập ASEAN (28/7/1995-28/7/2022)
- Đầu tháng 8 lãi suất tiền gửi liên tục tăng cao
- Nửa đầu năm 2022 xuất khẩu cà phê sang EU tăng kỷ lục nhờ EVFTA
- Phi lí khi giá xăng dầu giảm, giá hàng hoá không giảm
- Ngành công nghiệp máy ảnh ở Nhật Bản chuyển mình trước "cơn bão" smartphone
Đọc thêm Trò chuyện
TS. Nguyễn Văn Thân: Làm thiện nguyện phải có tấm lòng, có sức lực và có tâm trong sáng
Mong muốn được chia sẻ, giúp đỡ các em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn, từng bước thực hiện ước mơ của mình, trở thành một con người tốt, một công dân có ích cho xã hội và luôn giữ trong mình một tấm lòng Việt Nam. Đó là thông điệp chính của Đêm âm nhạc cổ điển gây quỹ hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đêm mùng 6/7 tại Nhà hát Lớn TP. Hà Nội.
Đỗ Việt Anh - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Thương mại BOO: "Chúng tôi là doanh nghiệp đầu tiên có phòng ban riêng về môi trường"
Xuất hiện trên thị trường từ năm 2009, BOO nhanh chóng trở thành nhãn hiệu thời trang được giới trẻ yêu thích, không chỉ nhờ thiết kế bắt mắt, chất lượng bền, giá cả phù hợp mà còn nhờ những thông điệp, giá trị bền vững luôn được Việt Anh và đội ngũ BOO gửi gắm vào từng sản phẩm. Hành trình "xanh từ trong ra ngoài" suốt 13 năm ấy được Việt Anh chia sẻ trong câu chuyện sau:
CEO VNG Cloud và tư duy khác biệt cho mục tiêu số 1 thị trường điện toán đám mây Việt Nam
Mười tám năm trên cương vị thuyền trưởng của CMC Sài Gòn, xây dựng một công ty tích hợp hệ thống từ mức doanh thu 30 tỷ lên hơn 2.000 tỷ, trong đó có 8 năm liên tục tăng trưởng với tốc độ bình quân 30%/năm, quyết định "rời sân" của ông Đặng Thế Tài khiến nhiều người cảm thấy bất ngờ…
Kế hoạch lớn của "Vua hàng hiệu"
Nhân dịp năm mới, Chủ tịch Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG) - Johnathan Hạnh Nguyễn đã chia sẻ về 2 mảng kinh doanh quan trọng của IPPG là hàng hiệu và vận tải hàng không. Hàng hiệu chính mảng kinh doanh đầu tiên và cốt lõi, tạo ra cái tên ‘Vua hàng hiệu’ của ông Johnathan, còn vận tải hàng không là tân binh – được ông đặt rất nhiều kỳ vọng trong tương lai.
CEO Dh Foods Nguyễn Trung Dũng: Khởi nghiệp vì nhớ hương vị quê nhà giữa trời Âu
"Mình không có gì tiếc nuối khi chọn bước ra khỏi vòng an toàn để khởi nghiệp. Bản thân mình cũng tự hào vì phần nào giới thiệu được gia vị đặc sản vùng miền Việt Nam đến với người tiêu dùng trong nước cũng như nước ngoài", CEO Dh Foods Nguyễn Trung Dũng.
Đạo lý kinh doanh trong bối cảnh đại dịch và "luật chơi" thời hội nhập
Ông Lê Quốc Vinh, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc của Tập đoàn Truyền thông Lê trả lời về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cho những câu hỏi về CRS ở Việt Nam.
Chủ tịch HĐQT Sun Group Đặng Minh Trường: "Đại dịch khiến chúng tôi kiên cường, mạnh mẽ hơn"
“Trong thách thức luôn có cơ hội. Đại dịch đã khiến Sun Group kiên cường, mạnh mẽ hơn và làm được nhiều việc ý nghĩa cho cộng đồng” – ông Đặng Minh Trường – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sun Group chia sẻ.
Những "sếp ngoại" đưa doanh nghiệp vượt dịch tại Việt Nam
Đằng sau những doanh nghiệp lớn đang gồng mình vượt qua khó khăn chồng chất do đại dịch Covid-19 là các thuyền trưởng luôn vững vàng trước sóng gió.
Doanh nhân Nguyễn Thị Minh Luận: Phụ nữ hiện đại phải dám nghĩ, dám thay đổi
Từ bỏ công việc văn phòng ổn định, bước chân vào thương trường Nguyễn Thị Minh Luận đã từng bước khẳng định được bản thân cũng như vai trò và vị thế của người phụ nữ hiện đại. Cô đã trở thành động lực để nhiều chị em phụ nữ mạnh mẽ thay đổi bản thân. Nguyễn Thị Minh Luận hiện tại là BIG BOSS của hệ thống hơn 7.000 “mẹ bỉm”, đang kinh doanh sản phẩm Ngũ cốc BEONE ở khu vực Bình Định.
Không để hoàn cảnh thành “hòn đá” ngáng đường doanh nghiệp
Nhân ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10, Tạp chí Doanh nghiệp & Hội nhập đã có cuộc phỏng vấn TS. Tô Hoài Nam - Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.