Người lính Nguyễn Công Trung - Doanh nhân "thời bình” trong phát triển kinh tế

23:49 30/01/2022

Chiến tranh đã lùi xa, chiến trường năm ấy đã trở thành huyền thoại, nhưng đối với người lính Nguyễn Công Trung năm xưa, những trận chiến oai hùng cùng đồng đội để giành thắng lợi vẻ vang sẽ luôn mãi trong ký ức của ông, trở thành động lực để phát triển, xây dựng cuộc sống hôm nay.

Trong những ngày chào xuân năm mới 2022, trên khắp mọi miền đất nước, đang diễn ra các hoạt động gặp mặt, thăm hỏi, tri ân, tôn vinh người có công với cách mạng, vinh danh các doanh nhân doanh nghiệp … cũng là dịp cả dân tộc lại cùng nhau ôn lại và viết tiếp trang sử vàng của dân tộc trong công cuộc xây dựng bảo vệ, phát triển đất nước.

“Thương trường như chiến trường”, quả thật, người lính làm kinh tế cũng khắc nghiệt, cũng khó khăn chẳng khác gì chiến trận, những trận đánh không vũ khí không súng đạn mà thay vào đó là bản lĩnh, tài trí, kiên cường và sáng tạo.

Ảnh: Doanh nhân Nguyễn Công Trung đang tranh luận tại phiên tòa, bảo vệ quyền lợi cho người Cựu chiến binh bị tù oan ở Tây ninh.
Doanh nhân Nguyễn Công Trung đang tranh luận tại phiên tòa, bảo vệ quyền lợi cho người Cựu chiến binh bị tù oan ở Tây Ninh.

Doanh nhân - người lính thời bình

Nguyễn Công Trung (sinh năm 1964, ngụ tại xã Tân hiệp, huyện Hóc Môn, Tp.Hồ Chí Minh). Năm 15 tuổi, đang là học sinh cấp III, khi biết về sự tàn ác của Pol Pot qua các tờ báo, Pol Pot đưa quân gây chiến tranh biên giới Tây Nam của Việt Nam – họ giết đàn ông, giết phụ nữ, giết trẻ em… Nguyễn Công Trung vừa học vừa tự nguyện gia nhập lực lượng Phường Đội và sau hai năm, ông xung phong tham gia chiến đấu tại chiến trường Campuchia khi chỉ mới 17 tuổi.

Doanh nhân Nguyễn Công Trung – hiện là Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Mật ong Võ Kiệt và là Phó Giám đốc Tài chính  - Đối ngoại của Công ty Cổ phần Xây Dựng Việt Đăng từng chia sẻ: “Mình tham gia làm doanh nghiệp, hiểu đúng về doanh nhân, tạo ra một sản phẩm, một ngành nghề bền vững, để duy trì cuộc sống. Lợi ích quốc gia dân tộc không phải nói mà có, nó phải là từ việc làm thiết thực dù nhỏ, dù là làm gì đi nữa hãy bắt đầu từ người lao động và vì người dân lao động. Trong khả năng của mình, lo được cho bao nhiêu đồng đội, người lao động thì tốt cho bấy nhiêu người”.

Thật trân quý biết bao, tinh thần, khát vọng của người lính trong thời đại mới - Doanh nhân thời bình, là những người có tinh thần dân tộc, có trách nhiệm xã hội, có văn hóa kinh doanh và sự thích nghi hội nhập quốc tế.

Ảnh minh họa

Ông Nguyễn Công Trung hỗ trợ sửa chữa nhà tình nghĩa...

Ông Nguyễn Công Trung hỗ trợ sữa chữa nhà tình nghĩa và tặng quà cho các Mẹ VNAH, gia đình có công
... và tặng quà cho Mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình có công với cách mạng.

Hiện nay, kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, không ít doanh nghiệp đã phải dừng hoạt động, tuy nhiên doanh nghiệp của người lính – doanh nhân Nguyễn Công Trung vẫn hoạt động và thích ứng trong tình hình mới. Với nhiệm vụ là Trưởng Đoàn Thiện nguyện Hỗ trợ Gia đình Liệt sỹ Phía Nam, Ủy viên Ban Chấp Hành Trung ương Hội Hữu nghị Việt Nam-Campuchia, ngoài việc duy trì phát triển kinh tế, trong đợt đại dịch covid vừa qua ông Nguyễn Công Trung còn tham gia tích cực các tổ chức xã hội từ thiện, cùng doanh nghiệp tham gia hoạt động chăm lo an sinh xã hội, hỗ trợ phòng chống dịch Covid-19 như trực chốt, tuần tra đồng thời ông còn chia sẻ, hỗ trợ kịp thời hơn 100 triệu cho nhiều đồng đội, cá nhân đang gặp khó khăn để cùng nhau vượt qua đại dịch.

Nỗi niềm người lính trên thương trường

Mới đây, ngày 7/1/2022, nhân kỷ niệm 43 năm ngày chiến thắng chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia, doanh nhân Nguyễn Công Trung bày tỏ: Cõi đời của người lính sao thật quá ngắn ngủi, mới hôm nào khi còn trong quân ngũ thì đầu còn xanh đen nay thì toàn bộ đã trắng bạc, nhưng nghĩa tình đồng đội vào sinh ra tử thì không bao giờ phai bạc theo thời gian đã qua, dẫu rằng nó đã biến những người lính trẻ năm xưa nay thành các ông nội, ông ngoại, có những người đã tiến bộ trở thành địa vị cao trong xã hội, hay có những người còn kém may mắn, vẫn phải hối hả với những lo toan hàng ngày trong chật vật mưu sinh, cơm áo gạo tiền, hoặc là những thương binh, bệnh binh phải sống chung cùng với những thương tật đau nhức khi trái gió trở trời.

Tình hữu nghị thiêng liêng được vun đắp bằng xương máu  của các cựu quân nhân tình nguyện Việt Nam tại chiến trường Campuchia. Ảnh chụp kỷ niệm khi ông Trung đi về chiến trường xưa bên Campuchia.
Tình hữu nghị thiêng liêng được vun đắp bằng xương máu của các cựu quân nhân tình nguyện Việt Nam tại chiến trường Campuchia. Ảnh chụp kỷ niệm khi ông Trung đi về chiến trường xưa bên Campuchia.

Đằng sau những câu nói "Hôm nay nhìn thấy nhau là quý lắm rồi" là những năm tháng chinh chiến ác liệt, là không kể xiết bao nhiêu mất mát hy sinh, vì "Nhất tướng công thành vạn cốt khô", rồi thời bình cũng dằng dặc những lúc nhục vinh, thành bại. Song, dù đó là ai đi chăng nữa, nhưng khi chúng ta được gặp lại nhau, vẫn gắn bó, vẫn thắm thiết vì tình đồng đội chung một chiến hào năm xưa, vẫn nặng nợ nghĩa tình giống như anh em trong một gia đình vậy, vẫn luôn đau đáu nỗi hoài tưởng về một thời trai trẻ chìm trong cuộc chiến, kẻ mất người còn để rồi hôm nay anh em đại diện cho những người lính anh hùng ngày ấy còn sống sót trở về, vượt qua hết mọi cách trở xa xôi về địa lý cùng tề tựu nơi đây để cùng nhau quên hết thời gian, hoàn cảnh, địa vị, để cùng ngồi sát bên nhau ôn lại chuyện ngày xưa, tình sâu nghĩa nặng, để thăm hỏi, động viên, ôn lại chuyện người lính và có thể tìm cách hổ trợ, giúp đỡ lẫn nhau thêm sắc son thắm tình đồng đội.

Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm … vì lợi ích chung

Chiến tranh đã lùi xa 43 năm, nhưng bao giờ cũng vậy, trong chiến tranh người lính sẵn sàng hy sinh để bảo vệ tổ quốc; trong thương trường, tinh thần của người lính vẫn thể hiện rõ với quyết tâm dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, xây dựng và phát triển kinh tế. Những năm tháng gắn bó với đời lính, được rèn luyện về khả năng chiến thắng bản thân, kiên trì vượt khó; bình tĩnh, bản lĩnh để nhận định thương trường, tìm cách vượt qua và đặc biệt là không bao giờ bỏ cuộc… đã giúp người lính Nguyễn Công Trung nối dài trong một sứ mệnh khác: “Người lính - Doanh nhân thời bình”.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Năm 2019 , Nguyễn Công Trung đã giúp đồng đội Nguyễn Văn Dũng (sinh 1958) được xin lỗi, bồi thường sau 40 năm bị tù oan, trong vụ án cướp tài sản tại xã Đông Thuận, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh vào ngày 26/7/1979.
Cũng năm 2019 Nguyễn Công Trung đã giúp đồng đội Dương Văn Nghề (sinh 1962) đòi lại được căn nhà sau khi bị lừa mất hơn chục năm.
Cũng năm 2019 Nguyễn Công Trung đã giúp đồng đội Dương Văn Nghề (sinh 1962) đòi lại được căn nhà sau khi bị lừa mất hơn chục năm.

Theo chia sẻ của ông Võ Văn Kiệt – Sáng lập Công ty mật ong Võ Kiệt, cũng là đồng đội từng “vào sinh ra tử” trên chiến trường Campuchia năm xưa, đã nhận xét về đồng đội Nguyễn Công Trung: "Trong thời chiến, anh Trung là người lăn lộn trên chiến trường, không ngại hy sinh gian khổ, và luôn nhiệt quyết hỗ trợ, giúp đỡ đồng đội trong những lúc gian nguy, trong thời bình, lúc khó khăn nhất của dịch bệnh, anh luôn có niềm tin chiến thắng; với sự năng động, sáng tạo, bản lĩnh trong kinh doanh, nghĩa tình đồng đội, trách nhiệm với xã hội; anh đã tự khắc sâu lời hứa sẽ sống, chiến đấu và làm việc thay cho cả những người không may ngã xuống để đất nước có niềm vui chiến thắng, vinh quang như ngày hôm nay. Hiện anh được tín nhiệm bầu làm Phó Chủ nhiệm Câu Lạc Bộ Doanh nhân tỉnh Trà Vinh".

Ảnh minh họa
Bằng khen của Ủy ban MTTQ VN tỉnh Trà Vinh.
Ảnh minh họa
Bằng khen của Hội Hỗ trợ Gia đình Liệt sĩ Việt Nam.
Ảnh minh họa
Bằng khen của UBND tỉnh Trà Vinh.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa
Ông Nguyễn Công Trung cũng vừa đại diện cho vợ chồng ông Nguyễn Minh Quang - Anh hùng LLVTND (bên trái) khiếu nại cập nhật sổ sai trái gây mất 445,6 mét vuông đất của ông Quang thành công.
Tại Đại hội Đại biểu toàn Quốc Hội Hữu nghị Việt Nam-Campuchi, ông Nguyễn Công Trung tiếp tục tái cử Ủy viên BCH Trung ương Hội. Ảnh: cùng TS. Lê Hồng Liêm - Phó Chủ tịch Thường trực phía Nam Trung ương Hội Hữu nghị VN-CPC
Tại Đại hội Đại biểu toàn Quốc Hội Hữu nghị Việt Nam-Campuchia nhiệm kỳ 2021 -2026, ông Nguyễn Công Trung được tín nhiệm giới thiệu và trúng cử vào Ủy viên BCH Trung ương Hội. (Ảnh: cùng TS. Lê Hồng Liêm - Phó Chủ tịch Thường trực phía Nam Trung ương Hội Hữu nghị VN-CPC). 

Với vai trò là Trưởng Đoàn Thiện nguyện Hỗ trợ Gia đình Liệt sỹ Phía Nam, Ủy viên BCH Trung ương Hội Hữu nghị Việt Nam-Campuchia, ngoài việc duy trì phát triển kinh tế, ông Nguyễn Công Trung còn tâm huyết dành nhiều thời gian tích cực chăm lo cho đồng đội và công tác "Đền ơn đáp nghĩa" … Mới đây, ông vừa đại diện giúp thành công cho thủ trưởng của mình là Đại tá Nguyễn Minh Quang - Anh hùng LLVT trong việc khiếu nại về việc cập nhật giấy tờ đất đai và giúp Cụ Võ Thị Thu 80 tuổi, ngụ ở quận 3 - Lão thành cách mạng, đòi lại được nhà bị chiếm dụng trái phép.

Đó chính là những đau đáu, động lực giúp ông quyết tâm vượt qua mọi khó khăn trong công việc kinh doanh hiện tại, để thực hiện trọn vẹn lời hứa và cũng là để trả "nợ ân tình" đồng đội và "Đền ơn đáp nghĩa".

Phạm Giang - PL