Kể từ khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron công bố kế hoạch yêu cầu “health passes” (thẻ sức khỏe) khi ghé thăm những không gian trong nhà như quán cà phê, nhà hàng, rạp chiếu phim và xe lửa vào ngày 12 tháng 7, đất nước ghi nhận 4 triệu người đã được tiêm mũi vaccine thứ nhất và gần 6 triệu dân đặt lịch hẹn để có được một “tấm vé thông hành”.
Lần đầu tiên công bố, chiến dịch của Macron đã khiến gần 1 triệu dân tại một trong những quốc gia không tin tưởng vaccine nhất thế giới phải đặt lịch hẹn chỉ trong vòng một ngày, như một lời nhắc nhở quá trình tiêm chủng bị đình trê bấy lâu nay của Pháp.
Hôm thứ Năm, “thẻ xanh” của Ý tiếp tục thúc đẩy một làn sóng đặt lịch tiêm chủng mà nước này gọi là “Hiệu ứng Draghi” theo tên Mario Draghi, thủ tướng của quốc gia này. Trong 24 giờ sau thông báo của Draghi, hơn 150.000 người Ý đã đặt lịch tiêm vaccine, tăng từ 15% đến 200% tùy thuộc vào khu vực. Theo Figliuolo, tướng quân đội cho biết nhu cầu tiêm chủng quá cao (ví dụ vùng Friuli Venezia Giulia đã tăng 6.000%) nên cần phải tăng tốc để theo kịp tốc độ mới.
Tuy nhiên các quan chức của Pháp cho biết 161.000 người đã xuống đường biểu tình phản đối luật, tăng so với con số 114.000 trong tuần trước. Nhiều người phản đối việc phải lựa chọn hoặc tiêm vaccine hoặc đối mặt với các hạn chế tiếp theo mà chính phủ đưa ra. Tại ý cũng xuất hiện các cuộc chống đối tương tự.
Chần chừ trong tiến trình tiêm chủng vaccine vẫn là một rào cản đáng kể đối với thúc đẩy tiêm chủng trên toàn cầu. Bất chấp những nỗ lực và sáng kiến để chống lại thông tin sai lệch, những khu vực tiêm chủng tại hoa Kỳ, Châu Âu đã rất khó khăn để duy trì động lực và đạt được mật độ mà các chuyên gia cho rằng sẽ cần thiết để bảo vệ con người khỏi biến thể Delta của Covid-19.
Trước những cảnh báo nghiêm trọng về sức khỏe, việc đóng cửa đất nước và các biện pháp khuyến cáo truyền thống đã không còn nhận được sự quan tâm đầy đủ và buộc các nước như Pháp, ý thực thi một chiến lược mang tính cưỡng chế hơn. Không giống như các phương pháp thông thường, hộ chiếu vaccine cho phép từ chối nhập cảnh một số nơi nhất định nếu một người chưa được tiêm chủng. Về cơ bản, đây là một hình thức phạt đối với những người không tiêm vaccine. Trong khi những người ủng hộ sáng kiến cho rằng những ai không tiêm chủng sẽ phải gánh chịu hậu quả do quyết định của họ đã ảnh hưởng đến đến toàn bộ xã hội, số người phản đổi lập luận những hình phạt này là phân biệt đối xử, không công bằng và không thể chấp nhận được. Trong chuyến thăm gần đây đến Polynesia nằm trong địa phận nước Pháp, tổng thống Macron đã có lời đáp trả chỉ ra rằng những người vì quyết định của bản thân mà gây nguy hiểm cho người khác là vô trách nhiệm và ích kỷ.
TL (theo Forbes)