Nghiên cứu: Nhóm dân số ASEAN hiểu biết về kỹ thuật số có khả năng phục hồi cao hơn trong kinh tế thời đại dịch

11:20 17/10/2021

Theo một nghiên cứu của tập đoàn công nghệ tiêu dùng khổng lồ Sea có trụ sở tại Singapore, những người hiểu biết về kỹ thuật số có khả năng phục hồi kinh tế cao hơn trong thời gian diễn ra đại dịch đồng thời nhóm này mong muốn số hóa hơn so với phần còn lại.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: GettyImages)

Báo cáo Thế hệ Kỹ thuật số Asean 2021 chỉ ra những người áp dụng kỹ thuật số trong công việc báo cáo mức độ suy giảm thu nhập thấp hơn. Báo cáo được thực hiện với sự phối hợp của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), khảo sát 85.908 người từ sáu quốc gia ASEAN bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam, trong đó 77% ở độ tuổi 16-35.

Cụ thể, cứ 10 người được hỏi thì có một người là chủ doanh nghiệp. Trong số đó, 24% chủ doanh nghiệp có sự hiện diện trực tuyến cho biết kể từ khi áp dụng công nghệ, mức tiết kiệm tăng lên, thu nhập cũng tăng trưởng dương. Đối với các chủ doanh nghiệp không sử dụng kỹ thuật số, chỉ có 18% nhận được thu nhập tích cưch. Sea lưu ý rằng hiện tượng này không nhất quán giữa trình độ học vấn, ngành và các yếu tố nhân khẩu học khác.

Bên cạnh đó, khoảng 85% người được hỏi nhận định rằng số hóa đóng vai trò quan trọng hoặc cấp thiết đối với phục hồi kinh tế. Từ 51 đến 72% số người được hỏi cho biết thu nhập tăng lên và muốn tiếp tục áp dụng kỹ thuật số. Theo báo cáo, 70 đến 80% những người cho hay họ đã số hóa từ 50% trở lên các hoạt động chủ chốt. “Kết quả phản ánh hiệu ứng bánh đà của quá trình số hóa trong đó người đã có đủ năng lực nội bộ và trải nghiệm những lợi ích mong muốn nâng cao mức độ số hóa hơn”, báo cáo ghi rõ. Ngược lại, những người dùng “số hóa ít hơn” có ít động lực hoặc kỹ năng hơn. Do đó, “việc tiếp xúc ban đầu với các công cụ kỹ thuật số trong thời kỳ đại dịch không phải là “thần dược” cho quá trình chuyển đổi kỹ thuật số có chất lượng. Vì những người ít dùng kỹ thuật số có khả năng chưa trải nghiệm lợi ích của việc số hóa, họ vẫn chưa đạt đến điểm khởi động bánh đà và do đó ít có xu hướng áp dụng kỹ thuật số hơn nữa”. Như vậy “cần chính sách nuôi dưỡng lâu dài” để nhóm có trải nghiệm áp dụng các công cụ kỹ thuật số một cách có ý nghĩa và đánh giá cao lợi ích hữu hình của kỹ thuật số.

Tương tự như năm 2020, những người được hỏi cho biết chất lượng Internet hoặc dịch vụ kỹ thuật số đắt tiền là những rào cản hàng đầu đối với việc áp dụng kỹ thuật số. Nhìn chung, nhóm ít áp dụng số hóa quan tâm đến chi phí, kỹ năng, mặt khác người sử dụng số hóa nhiều hơn đặt vấn đề về niềm tin, bảo mật lên hàng đầu. "Cuộc khảo sát cho thấy việc cải thiện chất lượng và khả năng chi trả của cơ sở hạ tầng kỹ thuật số ASEAN, trang bị cho lực lượng lao động ASEAN các kỹ năng phù hợp và nâng cao lòng tin vào môi trường kỹ thuật số là rất quan trọng để đưa ASEAN vượt qua mốc chuyển đổi kỹ thuật số toàn diện và bền vững", Joo-ok Lee, người đứng đầu chương trình nghị sự khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tại diễn đàn kinh tế thế giới.

Santitarn Sathirathai, nhà kinh tế trưởng của Sea, cho biết điều quan trọng là các khu vực công và tư nhân phải hợp tác chặt chẽ hơn nữa để giảm thiểu mọi va chạm và rào cản có thể ngăn cản quá trình số hóa diễn ra. Ông chia sẻ: “Thông qua đó, số hóa mang lại giải pháp phục hồi sau đại dịch một cách toàn diện và bền vững”.

TL (theo ASEAN business)