Nghệ An đặt mục tiêu phấn đấu đến cuối năm 2025 đạt 50% thanh toán không dùng tiền mặt
- 150
- Thị trường - Tài chính
- 18:48 01/04/2022
DNHN - Đó là mục tiêu được UBND tỉnh Nghệ An đặt ra trong Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 – 2025
Theo đó, UBND tỉnh Nghệ An giao Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh này chịu trách nhiệm đôn đốc, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thị, thành và các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch, tổng hợp kết quả triển khai, khó khăn, vướng mắc, đề xuất, báo cáo UBND tỉnh. Các sở, ngành, UBND huyện, thị, thành và các Trường Đại học, Cao đẳng căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao chịu trách nhiệm: Triển khai kịp thời và hiệu quả các nội dung, nhiệm vụ của Kế hoạch này; lồng ghép các nội dung về phát triển thanh toán không dùng tiền mặt vào các kế hoạch, đề án, chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, sở, ngành. Các cơ quan, địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ở các cơ quan, đơn vị, người dân thực hiện tốt việc thanh toán không dùng tiền mặt.

Thương mại điện tử trở thành xu hướng tất yếu (Ảnh minh hoạ. Nguồn internet)
Được biết, Kế hoạch đặt ra mục tiêu: Đến cuối năm 2025, thanh toán không dùng tiền mặt trong thương mại điện tử đạt 50%; phấn đấu 90-100% cơ sở giáo dục trên địa bàn đô thị chấp nhận thanh toán học phí bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt; từ 90-100% các trường đại học và cao đẳng trên địa bàn đô thị triển khai thanh toán học phí trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia; 60% các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn đô thị chấp nhận thanh toán dịch vụ y tế bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt; 60% số người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp trên địa bàn đô thị được chi trả thông qua các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.
Nhằm thực hiện các mục tiêu trên, UBND tỉnh Nghệ An đưa ra một số giải pháp phát triển không dùng tiền mặt giai đoạn 2021-2025, đó là: Chỉ đạo, đôn đốc các sở, ngành, UBND các huyện, thị, thành triển khai thực hiện kịp thời các cơ chế, chính sách về thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn; tiếp tục đề xuất sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý về thanh toán không dùng tiền mặt.
Yêu cầu các cơ quan, địa phương phối hợp nâng cấp, phát triển hạ tầng thanh toán hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả và có khả năng kết nối, tích hợp với các hệ thống khác. Phát triển các dịch vụ thanh toán hiện đại, ứng dụng thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0. Đẩy mạnh thanh toán điện tử trong khu vực dịch vụ hành chính công. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, đào tạo, hướng dẫn và bảo vệ người tiêu dùng trong thanh toán không dùng tiền mặt. Tăng cường phối hợp thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt.
Về phía các đơn vị cung ứng dịch vụ công (bao gồm các cơ sở y tế, giáo dục) xây dựng, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, chuẩn hóa cơ sở dữ liệu để kết nối, chia sẻ thông tin với các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán để phục vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Đẩy mạnh triển khai kết nối và cung cấp dịch vụ công trên Cổng dịch vụ công Quốc gia, Cổng dịch vụ công và hệ thống Một cửa điện tử của tỉnh. Khuyến khích các trường học, bệnh viện, công ty điện, nước, vệ sinh môi trường, viễn thông, bưu chính trên địa bàn đô thị phối hợp với ngân hàng, tổ chức trung gian thanh toán để thu học phí, viện phí, tiền điện... bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt. Nghệ An đặt mục tiêu phấn đấu đến cuối năm 2025 đạt 50% thanh toán không dùng tiền mặt (Ảnh minh hoạ. Nguồn Internet)
Đồng thời, tăng cường phối hợp, trao đổi thông tin giữa Ngân hàng nhà nước Chi nhánh tỉnh Nghệ An với Công an tỉnh và các đơn vị liên quan để kịp thời phát hiện, phòng ngừa, điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thanh toán. Chia sẻ thông tin về tình hình, phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm trong hoạt động thanh toán để kịp thời cảnh báo, khuyến nghị với các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, người sử dụng dịch vụ nhằm ngăn chặn, phòng ngừa nguy cơ lợi dụng hoạt động thanh toán cho các hoạt động bất hợp pháp.
Tăng cường phối hợp giữa các sở, ngành, chính quyền các địa phương, tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức liên quan khác để thông tin, tuyên truyền về lợi ích, tiện lợi của thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán điện tử trong dân cư, cơ quan, chính quyền và khu vực dịch vụ hành chính công. Các sở, ngành tăng cường phối hợp để đẩy mạnh phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, nhất là trong việc thu, nộp ngân sách nhà nước, kiểm tra, giám sát dịch vụ Mobile - Money, đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán điện tử, trung gian thanh toán, quản lý, giám sát hoạt động thanh toán xuyên biên giới.
Bên cạnh đó, rà soát, đề xuất các giải pháp cụ thể hoàn thiện pháp luật về dân sự, hành chính, hình sự và cơ chế giải quyết tranh chấp phát sinh nhằm bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của các bên. Đặc biệt là bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng tài chính, bảo đảm tính nghiêm minh, răn đe, cảnh báo từ xa và phòng ngừa các rủi ro, tranh chấp phát sinh từ hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt...
Hoàng Lan
Bài liên quan
#không dùng tiền mặt

Thanh toán không dùng tiền mặt thúc đẩy tài chính toàn diện
Thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) là cụm từ được trở đi trở lại rất nhiều những năm gần đây, cũng là mục tiêu của các NHTM hướng tới khi triển khai các sản phẩm dịch vụ theo hướng số hoá.

Ngồi vỉa hè, rút điện thoại trả tiền trà đá, mua gói xôi sáng
Trung Quốc đi sau Mỹ về độ phủ ngân hàng, nhưng nhờ thanh toán điện tử, họ trở thành đi đầu và vượt xa các nước về thanh toán điện tử.

Thanh toán không dùng tiền mặt phải bảo đảm “an toàn, minh bạch, tiện lợi”
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Ngân hàng Nhà nước phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan, tập trung, tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện hành lang pháp lý để tạo thuận lợi cho các hoạt động chuyển đổi số và thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt đáp ứng yêu cầu thực tiễn, đảm bảo “an toàn, minh bạch và tiện lợi”.
Đọc thêm Thị trường - Tài chính
Hà Tĩnh: Dư nợ phục vụ nhu cầu đời sống chiếm 19,08%
Việc các ngân hàng triển khai đa dạng các gói vay phục vụ nhu cầu đời sống với lãi suất phù hợp đã góp phần hạn chế tín dụng “đen” trên địa bàn, nhất là các khu vực nông thôn.
Kiều hối chảy về Thành phố Hồ Chí Minh giảm trong 6 tháng đầu năm 2022
Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, tổng lượng kiều hối chuyển về Thành phố thông qua các tổ chức tín dụng và tổ chức kinh tế trong 6 tháng đầu năm 2022 đạt 3,16 tỷ USD, giảm 13% so với cùng kỳ năm 2021.
Một số chỉ tiêu về chiến lược tài chính toàn diện của Nghệ An đạt và vượt so với tỷ lệ chung của cả nước
Đó là thông tin được ông Bùi Đình Long - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An nêu lên tại cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì…
20.000 tỷ đồng lãi suất ưu đãi được dành cho công nhân
Nhu cầu vay tiêu dùng lên cao trong 2 năm đại dịch Covid-19 đã tạo “đất” cho tín dụng đen, vốn đã được NHNN và các tổ chức tích cực đẩy lùi, có điều kiện nảy nở trở lại. Giờ đây, “cuộc chiến” với tín dụng đen gieo mầm độc trong đời sống người có thu nhập thấp, đang được sự tiếp sức của các gói vay từ hệ thống tín dụng chính thức, với HD SAISON và một công ty tài chính khác.
Tỷ giá biến động đe dọa nhập khẩu cuối năm
Công tác điều hành tỷ giá và thị trường ngoại tệ tuy gặp nhiều áp lực do thị trường quốc tế diễn biến phức tạp, khó lường. Doanh nghiệp xuất, nhập khẩu cần chủ động ứng phó với biến động tỷ giá để giảm rủi ro trong những tháng cuối năm.
BAC A BANK chính thức chào bán 16 triệu trái phiếu phát hành ra công chúng đợt 1
Nhằm bổ sung nguồn vốn trung và dài hạn, đáp ứng nhu cầu tăng quy mô hoạt động của ngân hàng, đồng thời đa dạng danh mục đầu tư của khách hàng, từ ngày 5/8/2022, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) chính thức chào bán 16 triệu trái phiếu ra công chúng đợt 1 với mệnh giá 100.000VND/ trái phiếu.
Nhiều yếu tố tác động đến giá cả hàng hoá những tháng cuối năm
Dự báo về tình hình giá cả hàng hoá những tháng cuối năm, bà Đinh Thị Nương, Phó Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính cho hay, còn rất nhiều yếu tố tác động đến giá cả hàng hoá những tháng cuối năm.
HDBank liên tiếp vào Top đầu ngân hàng TMCP uy tín
Bảng xếp hạng Top 50 Công ty đại chúng uy tín & hiệu quả năm 2022 và Top 10 ngân hàng thương mại Việt Nam uy tín năm 2022 chính thức được công bố hôm 03/08/2022 tại TP HCM.
Khách hàng KienlongBank rút tiền gửi trước hạn vẫn được hưởng lãi suất cao
Từ ngày 01/8/2022, khách hàng KienlongBank có thể rút trước hạn một phần tiền gửi tiết kiệm tùy theo nhu cầu và vẫn được áp dụng mức lãi suất cực kỳ ưu đãi so với trước đây.
Tổng thu ngân sách nhà nước 7 tháng đầu năm 2022 tăng 18,1% so với cùng kỳ năm trước
Theo Tổng cục Thống kê, tổng thu ngân sách Nhà nước tháng 7/2022 ước đạt 143.800 tỷ đồng, lũy kế 7 tháng năm 2022 đạt hơn 1.093.500 tỷ đồng, bằng 77,5% dự toán năm và tăng 18,1% so với cùng kỳ năm trước.