Ngành xuất khẩu hàng hóa trong năm 2022 có thể tăng 6-8%
- 8
- Cơ hội giao thương
- 17:43 14/01/2022
DNHN - Năm 2022, hoạt động xuất khẩu hàng hóa được nhận định vẫn sẽ chịu ảnh từ dịch Covid-19. Tuy nhiên, việc doanh nghiệp dần quen với dịch bệnh để có những chiến lược ứng phó là những yếu tố quan trọng thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa.
Xuất khẩu có thể tăng 6-8% năm 2022
Năm 2021, trong bối cảnh nhiều khó khăn song XK ước đạt gần 336,25 tỷ USD, tăng 19% so với năm 2020, hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch được Quốc hội và Chính phủ giao (kế hoạch tăng 4-5%). Việt Nam duy trì xuất siêu năm thứ 6 liên tiếp với mức thặng dư trên 4 tỷ USD. Để góp phần đạt tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước năm 2022 tăng 6-6,5%, năm 2022 ngành Công Thương phấn đấu đạt mục tiêu tổng kim ngạch XK tăng từ 6-8%; cán cân thương mại duy trì trạng thái thặng dư.

Để duy trì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu năm 2022, Bộ Công Thương sẽ tập trung thực hiện đồng bộ và triển khai hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã có hiệu lực, các cam kết trong WTO và Cộng đồng Kinh tế ASEAN. Trong đó, cần tập trung tận dụng các cơ hội của các FTA quan trọng như: EVFTA, CPTPP, RCEP… đẩy mạnh việc đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu, cơ cấu lại các ngành hàng xuất khẩu hiệu quả; nâng cao chất lượng hàng hóa theo hướng đáp ứng các quy định về TBT, SPS, yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường, chất lượng sản phẩm và quy tắc xuất xứ hàng hóa. Tập trung phát triển xuất khẩu sang các khu vực thị trường và mặt hàng xuất khẩu mới, đẩy mạnh xuất khẩu thông qua các nền tảng số. Chú trọng quản lý nhập khẩu, đặc biệt là nhập khẩu biên mậu và nhập khẩu hàng hoá không thiết yếu, trong nước sản xuất được để bảo vệ nền sản xuất trong nước.
Tập trung triển khai có hiệu quả các Chương trình hành động thực hiện các Hiệp định Thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết (CPTPP, EVFTA…); Khẩn trương xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ ban hành và tổ chức thực hiện hiệu quả Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu thời kỳ 2021-2030.
Doanh nghiệp nhận đơn hàng xuất khẩu liên tiếp
Ngay những ngày đầu năm 2022, Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An đã xuất khẩu 11.111 tấn gạo lứt cho đối tác Hàn Quốc. Việc đơn hàng được thực hiện ngay đầu năm 2022 là tín hiệu vui, tạo đà tăng tốc xuất khẩu gạo chất lượng cao vào thị trường khó tính trong năm nay của Việt Nam bởi Hàn Quốc là thị trường rất tiềm năng, nhất là gạo chất lượng cao. Mỗi năm quốc gia này nhập khẩu không dưới 700.000 tấn gạo.
Đối với ngành dệt may, Tổng Công ty CP Dệt may Hòa Thọ cho biết, lượng đơn hàng công ty tiếp nhận đầu năm nay tăng tương đối nhiều so với cùng kỳ năm trước. Hiện công ty đã ký kết các hợp đồng để sản xuất đến hết quý 2-2022 và tiếp tục khai thác để có lượng đơn hàng đến hết năm. Điểm tích cực là các đơn hàng với sản phẩm có giá trị gia tăng cao như: đồ veston, đồng phục công sở, đồ bảo hộ lao động… xuất đi thị trường Mỹ, trong khi năm qua vì tình hình dịch bệnh nên các mặt hàng này không có nhiều đơn hàng. Ngoài ra, các mã hàng được ký kết với thời gian dài, liên tục nên công nhân làm việc năng suất hơn. Để đáp ứng được tiến độ các đơn hàng, công ty đang có kế hoạch tuyển dụng thêm các lao động có tay nghề, trình độ chuyên môn cao để kịp tiến độ sản xuất.
Đó là hai trong số các các đơn hàng xuất khẩu đầu năm 2022. Bộ Công Thương dự báo, năm 2022, nhiều thuận lợi sẽ đến với hoạt động xuất khẩu hàng hóa nhờ nhu cầu hàng hóa xuất khẩu trên thị trường thế giới sẽ tiếp tục tăng. Việc các nước đang triển khai mạnh mẽ tiêm vắc xin bổ sung và mở cửa trở lại đã làm tăng nhu cầu đối với các sản phẩm dệt may, da giày, đồ gỗ, điện tử… của Việt Nam. Cùng với đó, một số nền kinh tế tiếp tục triển khai các gói kích cầu, thông qua hỗ trợ trực tiếp cho người dân, qua đó thúc đẩy tiêu dùng các mặt hàng, trong đó có mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam. Cùng với quá trình hội nhập sâu rộng, các DN của Việt Nam đang khai thác hiệu quả các FTA, đặc biệt là các FTA thế hệ mới, kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta đã và sẽ tiếp tục gia tăng, đặt ra nhiều cơ hội.
Tuy nhiên, khó khăn cũng sẽ không ít khi dịch bệnh Covid-19 vẫn trên thế giới là xu hướng gia tăng chủ nghĩa dân tộc, bảo hộ thương mại, chiến tranh thương mại, chống toàn cầu hóa, đặc biệt là cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung Quốc được dự báo sẽ tiếp tục trong thời gian tới. Bên cạnh đó, nhu cầu đối với dịch vụ logistics vẫn tăng mạnh. Giá cước vận chuyển đang ở mức cao nhất trong lịch sử...
"Trong năm 2022, đặc điểm rõ nhất chúng ta đang thấy là dịch bệnh sẽ chưa thể chấm dứt trong một sớm một chiều và dịch bệnh vẫn sẽ là nhân tố quan trọng tác động đến đời sống cũng như tình hình kinh tế của Việt Nam. Do vậy, mối quan tâm hàng đầu hiện nay là làm sao để đảm bảo thích ứng an toàn với dịch bệnh để vẫn phòng bệnh hiệu quả nhưng lại không ảnh hưởng nhiều đến sản xuất kinh doanh" - ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương cho biết.
Do Việt Nam là nền kinh tế có độ mở cao, kinh tế Việt Nam tiếp tục chịu ảnh hưởng nhiều chiều từ những biến động của kinh tế thế giới. Nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đang được hưởng lợi về giá. Tuy nhiên, nhiều ngành hàng dựa vào nguyên liệu nhập khẩu nên sẽ chịu tác động của việc giá cả hàng hóa cơ bản, nguyên nhiên vật liệu thế giới tăng, giá cước vận tải chưa có dấu hiệu giảm, vẫn ở mức cao… khiến chi phí đầu vào sản xuất trong nước tăng, tạo áp lực lạm phát.
PV (t.h).
Bài liên quan
#cơ hội

Hiệp định EVFTA mở ra cơ hội cho ngành thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu qua tại thị trường Bắc Âu
Hiệp định EVFTA đưa nhiều loại thuế đối với thuỷ sản Việt Nam tại thị trường Bắc Âu về 0%. Từ đó, tạo ra lợi thế cạnh tranh đáng kể so với các nước khác trong lĩnh vực này.

Hơn 55.000 tấn gạo của Việt Nam được hưởng ưu đãi khi xuất khẩu sang Hàn Quốc trong năm 2022
Tổng Công ty Thương mại nông thủy sản và lương thực Hàn Quốc (aT) vừa thông báo hạn ngạch thuế quan nhập khẩu mặt hàng gạo và kế hoạch các đợt đấu thầu nhập khẩu gạo trong năm 2022. Theo đó, 55.112 tấn gạo của Việt Nam sẽ được hưởng thuế suất ưu đãi 5%.

Tận dụng Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc
Các quốc gia tham gia vào thương mại tự do ngày càng có xu hướng phát triển nhanh hơn, đổi mới, cải thiện năng suất và mang lại thu nhập cao hơn và nhiều cơ hội hơn cho người dân, điều này có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các quốc gia tương ứng.

Dòng vốn FDI vào khu vực châu Á vẫn tăng mạnh trong trung hạn
Ngày 11/10, Oxford Economics công bố báo cáo mới cho thấy triển vọng đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong trung hạn vẫn tăng trưởng mạnh mẽ, trong đó Trung Quốc có thể là điểm đến hàng đầu của FDI một lần nữa.

Rộng mở cơ hội để hàng Việt vào thị trường Nga
Cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa sang Nga hiện rất rộng mở, tuy nhiên, do thiếu thông tin về thị trường, chi phí vận chuyển nên doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận thị trường tiềm năng này.

Cơ hội từ các FTA đang bị bỏ phí
Việc tham gia nhiều FTA là lợi thế để các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu dù thế giới đang trải qua đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, tỷ lệ tận dụng FTA của Việt Nam còn thấp.
Đọc thêm Cơ hội giao thương
2 cách tiếp cận mới tại thị trường Bắc Âu
Bắc Âu là các nước nhỏ, nhưng có nền kinh tế mở, hiện đại, xuất nhập khẩu thường chiếm 50-60% GDP. Mặc dù dân số ít nhưng kim ngạch nhập khẩu của các nước Bắc Âu khá ấn tượng.
Cơ hội gia tăng xuất khẩu cà phê vào thị trường Hoa Kỳ
Với nhiều lợi ích sức khỏe từ cà phê mang lại, xu hướng tiêu dùng thay đổi được dự đoán là sẽ thúc đẩy thị trường cà phê của Hoa Kỳ.
Nhiều tiềm năng từ thị trường xuất khẩu sản phẩm Halal
Việt Nam là một trong những quốc gia XK nông, thủy sản lớn trên thế giới, nằm ở vị trí địa lý gần những thị trường Halal lớn, nhưng XK thực phẩm của các DN Việt Nam vào thị trường Halal mới chỉ là bước đầu khai phá.
Nhật Bản - thị trường khắt khe nhưng nhiều tiềm năng
Hiện nay một số sản phẩm Việt Nam đã thâm nhập thành công vào chuỗi phân phối tại Nhật Bản, có thể kể đến sản phẩm nước dừa, sữa dừa...
Hiệp định RCEP giúp châu Á Thái Bình Dương chiếm ưu thế về kinh tế kỹ thuật số
Hiệp định RCEP là một hiệp định thương mại tự do giữa 15 quốc gia ở châu Á Thái Bình Dương, hiệp định đã giúp châu Á chiếm ưu thế về nền kinh tế kỹ thuật số.
Tận dụng lợi thế của UKVFTA đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Anh
Cơ hội cho các mặt hàng gỗ, hạt điều và gạo thâm nhập vào thị trường Anh rất rộng mở, đặc biệt sau khi Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA) có hiệu lực với rất nhiều ưu đãi dành cho những mặt hàng này.
Hiệp định EVFTA mở ra cơ hội cho ngành thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu qua tại thị trường Bắc Âu
Hiệp định EVFTA đưa nhiều loại thuế đối với thuỷ sản Việt Nam tại thị trường Bắc Âu về 0%. Từ đó, tạo ra lợi thế cạnh tranh đáng kể so với các nước khác trong lĩnh vực này.
Cơ hội từ cuộc “khủng hoảng cơm gà” tại Singapore
“Khủng hoảng cơm gà" của Singapore bắt đầu khi thủ tướng Malaysia Ismail Sabri Yaakob công bố ngừng xuất khẩu thịt gà sống sang Singapore từ tháng 6. Điều này đã khiến Singapore thiếu hụt nghiêm trọng nguồn cung gà tươi và phải chuyển sang dùng gà đông lạnh.
Xuất khẩu cá ngừ sang Mexico tăng trưởng mạnh
Nhờ được hưởng lợi từ Hiệp định CPTPP và nhu cầu nhập khẩu cá ngừ của Mexico đang tăng cao sẽ giúp cho xuất khẩu cá ngừ Việt Nam sang thị trường này thêm thuận lợi và phát triển.
Algeria ban hành những biện pháp mới về quản lý nhập khẩu
Bộ Thương mại và Xúc tiến xuất khẩu Algeria đã công bố danh mục hơn 400.000 sản phẩm địa phương đăng trên nền tảng kỹ thuật số để doanh nghiệp tra cứu.