Ngành Hải quan đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua tác động của đại dịch Covid-19
- Kinh doanh
- 16:44 13/01/2021
DNHN - Mới đây, Tổng cục Hải quan đã ban hành Kế hoạch triển khai công tác phát triển quan hệ đối tác Hải quan -Doanh nghiệp và các bên liên quan năm 2021...
Được biết, Kế hoạch này ban hành kèm Quyết định số 29 /QĐ-TCT ngày 8/1/2021 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan nhằm mục tiêu đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua tác động của đại dịch Covid-19; tạo điều kiện để doanh nghiệp tiếp cận các biện pháp hỗ trợ của Cơ quan Hải quan đối với doanh nghiệp trong và sau dịch Covid-19.

Theo đó, Cơ quan Hải quan sẽ chú trọng tổ chức các hoạt động đối thoại, tham vấn doanh nghiệp và các bên liên quan để lắng nghe, giải đáp, tháo gỡ các vướng mắc, kiến nghị của doanh nghiệp;
Cập nhật thông tin về quy định chính sách pháp luật mới đến doanh nghiệp theo cách thức để thông tin có thể đến với doanh nghiệp một cách nhanh chóng, kịp thời, ngắn gọn, đúng địa chỉ;
Đồng thời tăng cường công tác giám sát thực thi pháp luật hải quan để đảm bảo tính minh bạch, công bằng trong thực thi pháp luật giữa cơ quan hải quan, doanh nghiệp và các bên liên quan.
Nhiều hoạt động sẽ được triển khai như: thông tin hỗ trợ doanh nghiệp; tham vấn doanh nghiệp và các bên liên quan; hợp tác Hải quan – Doanh nghiệp; giám sát thực thi pháp luật.
Cụ thể, về hoạt động thông tin, Cơ quan Hải quan các cấp tổ chức cung cấp thông tin đến cộng đồng doanh nghiệp về tình hình xuất nhập khẩu theo thị trường, theo ngành hàng; biến động của thị trường xuất nhập khẩu do tác động của dịch Covid-19; các cam kết quốc tế về thương mại và các chương trình hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp của cơ quan Hải quan thực hiện trong năm 2021.
Trong hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, Cơ quan Hải quan sẽ tạo điều kiện doanh nghiệp tiếp cận các biện pháp hỗ trợ của Cơ quan Hải quan trong và sau dịch Covid-19; xây dựng các phương án dự phòng hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó diễn biến phức tạp của dịch Covid-19; đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp.
Về vấn đề tham vấn doanh nghiệp và các bên liên quan, trong năm 2021, thực hiện tham vấn các quy định chính sách pháp luật thuế và hải quan mới; các chương trình cải cách, hiện đại hóa hải quan; các giải pháp tháo gỡ vướng mắc của doanh nghiệp; các đề xuất, kiến nghị của doanh nghiệp về các vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp phát sinh trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan; đóng góp ý kiến của các doanh nghiệp trong việc xây dựng và hoàn thiện văn bản, chính sách pháp luật hải quan.
Đặc biệt, trong vấn đề hợp tác Hải quan – Doanh nghiệp, kế hoạch đặt ra yêu cầu tăng cường và mở rộng hợp tác với khối doanh nghiệp FDI, khối doanh nghiệp theo ngành nghề trọng điểm, khối doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Chú trọng hợp tác với khối doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng, các hãng tàu, đại lý hải quan trong việc tuân thủ quy định pháp luật về hải quan, đảm bảo điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan; trao đổi thông tin, đánh giá phân loại tuân thủ doanh nghiệp.
Bên cạnh đó phải đổi mới cách thức hợp tác, chú trọng xây dựng hợp tác dựa trên thế mạnh, năng lực, nhu cầu hợp tác của đối tác đưa quan hệ hợp tác hải quan - doanh nghiệp đi vào chiều sâu. Tăng cường hợp tác trong tuyên truyền, phố biến, giáo dục pháp luật, nâng cao chất lượng dịch vụ công, nâng cao năng lực thực thi pháp luật.
Hoạt động giám sát thực thi pháp luật tiếp tục được triển khai trong Kế hoạch phát triển quan hệ đối tác Hải quan-Doanh nghiệp và các bên liên quan năm 2021. Tuy nhiên, hoạt động này sẽ được đổi mới bằng việc hiện đại hóa kênh giám sát thực thi pháp luật hải quan trên cơ sở ứng dụng các giải pháp công nghệ thông tin.
Mở rộng các kênh giám sát, công cụ, tiện ích để người dân và doanh nghiệp có thêm lựa chọn tham gia giám sát thực thi pháp luật hải quan; lựa chọn một số dịch vụ công trong lĩnh vực hải quan để đánh giá chất lượng cung cấp dịch vụ công.
Trong bối cảnh nền kinh tế chịu nhiều ảnh hưởng từ dịch Covid-19, Tổng cục Hải quan đã chỉ đạo các cục hải quan tỉnh, thành phố đẩy mạnh cải cách, đơn giản hoá thủ tục hành chính, tiếp tục hiện đại hoá hải quan, ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin vào các lĩnh vực: quản lý, giám sát quản lý hàng hoá xuất-nhập khẩu, thu thuế xuất-nhập khẩu, cải cách thủ tục hành chính… nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp.
Phương Ngân
Tin liên quan
Đọc thêm Kinh doanh
Giá cả thị trường ngày 16/1
Tỷ giá USD tiếp tục tăng giá nhờ gói đề xuất của Tổng thống đắc cử Joe Biden, thị trường vàng thế giới hụt hơi, trong nước thẳng tiến mốc 57 triệu đồng... là diễn biến của ngày hôm nay 16/1.
Xử lý nghiêm hành vi vi phạm trong việc tăng giá thuê tàu và container
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu kiểm điểm làm rõ và xử lý nghiêm theo luật định với trường hợp có các hành vi vi phạm pháp luật trong việc tăng giá thuê tàu, container.
Xử phạt vi phạm hành về chính công bố thông tin trên thị trường chứng khoán
Chính phủ ban hành Nghị định số 156/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Ngành Công Thương nỗ lực không để xảy ra tình trạng thiếu hàng dịp tết
Để bảo đảm cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu, bình ổn thị trường hàng hóa dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, Bộ Công Thương đã ban hành Chỉ thị về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, xử lý các biến động của thị trường.
Bia SAB Việt Nam... bị thâu tóm
Việc sáp nhập sẽ bắt đầu có hiệu lực từ tháng 1/2021 và Bia SAB Việt Nam sẽ không còn tồn tại.
Xuất khẩu nông sản đầu năm 2021: Gạo đang là điểm sáng
Mới đây, Việt Nam đã xuất khẩu lô gạo thơm đầu tiên, với tổng số lượng 1.600 tấn, "mở hàng" cho những lô gạo xuất khẩu của năm 2021, tạo lực bứt phá cho công tác xuất nhập khẩu nông sản của Việt Nam trong giai đoạn tới.
“Dọn đường” cho sầu riêng sang Trung Quốc
Việt Nam đang xúc tiến đàm phán để có thể xuất khẩu chính ngạch sầu riêng sang Trung Quốc, khi đó, cơ hội cho trái sầu riêng Việt Nam sẽ rộng mở hơn.
Điều kiện và hoạt động của Đại lý làm thủ tục hải quan
Tổng cục Hải quan vừa ban hành các quyết định công nhận 4 doanh nghiệp đủ điều kiện hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan.
Giá thép được dự báo có xu hướng tiếp tục tăng và sẽ đạt đỉnh trong năm 2021
SSI Research vừa có báo cáo đánh giá về ngành thép, theo đó giá thép được dự báo có thể đạt đỉnh năm 2021 khi nguồn cung dần ổn định, nhu cầu trong nước khả năng tăng 8%.
Châu Á: Giá container tăng “đột biến” do sự chuyển dịch mua sắm thương mại điện tử
Đại dịch Covid-19 đã tạo ra chi phí kỷ lục cho việc vận chuyển hàng từ các nước châu Á bằng container. Trong đó, nhu cầu vận chuyển nhà, sự chuyển đổi sang hình thức mua sắm điện tử làm cho nhu cầu vận chuyển hàng hóa tăng mạnh.