Chủ nhật 11/05/2025 19:55
Hotline: 024.355.63.010
Tài chính

Ngân hàng vẫn dồn dập phát hành trái phiếu, mua bán vòng quanh

26/08/2021 10:14
Hai tháng qua, các ngân hàng vẫn dồn dập phát hành hàng ngàn tỷ đồng trái phiếu. Hầu hết lượng trái phiếu được bán chéo cho ngân hàng hoặc công ty chứng khoán có liên quan tới ngân hàng khác.

Ngân hàng vẫn dồn dập phát hành trái phiếu, mua bán vòng quanh

Nguyên nhân khiến các ngân hàng đẩy mạnh phát hành trái phiếu riêng lẻ là do nhu cầu tăng vốn trung, dài hạn và tăng vốn cấp 2.

Rầm rộ phát hành trái phiếu lãi suất thấp, ai là bên mua?

Chỉ trong vòng hơn 1 tháng gần đây, hàng loạt ngân hàng công bố huy động thành công hàng ngàn tỷ đồng thông qua phát hành trái phiếu riêng lẻ. Mặc dù lãi suất thấp hơn nhiều so với trái phiếu doanh nghiệp, song toàn bộ trái phiếu riêng lẻ ngân hàng phát hành vẫn “cháy hàng”.

Ngày 16/8, Ngân hàng ABBank đã phát hành thành công 500 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ, lãi suất cố định 3,5%/năm với kỳ hạn 2 năm, chủ yếu nhằm bổ sung vốn trung, dài hạn, đáp ứng nhu cầu vay của khách hàng. ABBank cho biết, một nhà đầu tư tổ chức trong nước đã mua 100% lượng trái phiếu do ngân hàng này phát hành.

Cũng trong ngày 16/8, Ngân hàng VIB phát hành thành công 100 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ kỳ hạn 7 năm, lãi suất bằng lãi suất tham chiếu cộng 2%/năm. Trước đó, vào ngày 12/8, ngân hàng này đã phát hành riêng lẻ 150 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 7 năm để tăng vốn cấp 2. Toàn bộ trái phiếu của VIB được một công ty chứng khoán và một quỹ đầu tư chứng khoán mua trọn.

Trước đó, ngày 12/8, BIDV đã phát hành thành công 500 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ kỳ hạn 8 năm với lãi suất áp dụng là lãi suất thả nổi cộng với 0,9%/năm. Toàn bộ số trái phiếu này đã được bán cho một tổ chức tín dụng trong nước. Số vốn thu được sẽ được ngân hàng sử dụng để tăng quy mô vốn hoạt động, đáp ứng nhu cầu vay trung, dài hạn của khách hàng. Lượng trái phiếu phát hành trên cũng thỏa mãn các điều kiện để tính vào vốn cấp 2.

Một “ông lớn” khác là VietinBank đã thông báo về đợt phát hành trái phiếu riêng lẻ đợt 9 và đợt 10 năm 2021, dự kiến phát hành trong tháng 8 hoặc tháng 9. Theo đó, trái phiếu có kỳ hạn 7 năm, tổng giá trị là 100 tỷ đồng. Đầu tháng 7/2021, VietinBank đã phát hành riêng lẻ 100 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 8 năm cho một công ty chứng khoán và một công ty bảo hiểm trong nước để tăng vốn cấp 2.

Cũng trong tháng 7/2021, ACB công bố phát hành thành công 2.500 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ kỳ hạn 3 năm, lãi suất 3,5%/năm. Mục đích của đợt phát hành này là để tăng quy mô vốn hoạt động, đáp ứng nhu cầu tín dụng cũng như tuân thủ các chỉ tiêu an toàn vốn…

Như vậy, hầu hết lượng trái phiếu ngân hàng phát hành gần 2 tháng qua đều do các công ty chứng khoán và ngân hàng mua lại.

Số liệu của Công ty Chứng khoán SSI cũng cho thấy, trong 6 tháng đầu năm nay, các ngân hàng là quán quân phát hành trái phiếu, song có tới 82% lượng trái phiếu ngân hàng phát hành được bán cho tổ chức tín dụng khác và công ty chứng khoán. Hầu hết các công ty chứng khoán đều có mối quan hệ mật thiết với ngân hàng, nên “trùm cuối” mua lại hầu hết trái phiếu ngân hàng trên thị trường vẫn là các nhà băng.

Ngân hàng vẫn dồn dập phát hành trái phiếu, mua bán vòng quanh

Bất thường trái phiếu ngân hàng?

Trái phiếu ngân hàng có lãi suất thấp hơn rất nhiều so với trái phiếu doanh nghiệp (3-7%/năm, trong khi trái phiếu doanh nghiệp lãi suất thường 10%/năm). Vậy tại sao các ngân hàng vẫn rầm rộ mua chéo trái phiếu lẫn nhau?

Ông Trần Tuấn Anh, Giám đốc Kinh doanh thuộc Công ty chứng khoán Mirae Asset giải thích, nguyên nhân khiến các ngân hàng đẩy mạnh phát hành trái phiếu riêng lẻ là do nhu cầu tăng vốn trung, dài hạn và tăng vốn cấp 2 để đảm bảo yêu cầu an toàn vốn của Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng nào dư thừa tỷ lệ an toàn vốn, thì có thể đầu tư vào trái phiếu tăng vốn cấp 2 của ngân hàng khác.

Về phía công ty chứng khoán, thay vì tiền gửi vào ngân hàng, các công ty chứng khoán có thể đầu tư vào trái phiếu ngân hàng và sử dụng làm tài sản đảm bảo thế chấp tại ngân hàng khi cần thiết.

“Hơn nữa, với công ty chứng khoán, nghiệp vụ là đầu tư trước, sau đó phân phối tới các nhà đầu tư tiếp theo. Đó là hoạt động rất thông thường của ngân hàng đầu tư và công ty chứng khoán. Đối tượng phân phối của chúng tôi là các quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm, doanh nghiệp và nhà đầu tư cá nhân chuyên nghiệp”, ông Tuấn Anh cho hay.

Trong khi đó, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế phán đoán, việc ngân hàng mua chéo trái phiếu lẫn nhau là do một số nguyên nhân.

Thứ nhất, một số ngân hàng đang thừa vốn, khó tăng trưởng cho vay, nên tìm đến các kênh đầu tư khác, trong đó có trái phiếu.

Thứ hai, tăng vốn vẫn là nhu cầu thường trực của các ngân hàng hiện nay, khi vốn chủ sở hữu của các ngân hàng đa phần còn mỏng, tín dụng tăng nhanh hơn nhiều so với tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu khiến tỷ lệ an toàn vốn luôn trong tình trạng cần gia cố.

Thứ ba, từ năm 2020 đến nay, việc áp dụng giãn, hoãn trả nợ theo Thông tư 01 và Thông tư 03 khiến một lượng lớn dòng tiền trả nợ của doanh nghiệp không về ngân hàng (đáng lẽ đến kỳ trả nợ, nhưng doanh nghiệp được ngân hàng giãn nợ). Điều này khiến một phần vốn của ngân hàng bị thiếu hụt và phải tăng phát hành trái phiếu riêng lẻ để bù đắp.

Nhìn vào lượng trái phiếu riêng lẻ mà ngân hàng phát hành thời gian gần đây, có thể thấy, đa phần ngân hàng phát hành trái phiếu kỳ hạn 2-3 năm. Điều này cho thấy, khả năng các ngân hàng đang thiếu hụt nguồn vốn trung, dài hạn tạm thời.

Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia ngân hàng cho rằng, chính sách giãn, hoãn nợ khiến nhiều ngân hàng đang chịu áp lực thanh khoản khá lớn và phải nâng lãi suất huy động lên khá cao.

Một số chuyên gia nhận định, việc ngân hàng bán chéo trái phiếu cho nhau, bên cạnh nhu cầu thực của một số ngân hàng thừa vốn, thì có sự thỏa thuận ngầm của một số ngân hàng để giúp nhau hạ chi phí vốn, tăng nguồn vốn trung, dài hạn. Giải pháp này giúp các ngân hàng đảm được tỷ lệ an toàn vốn, song cũng sẽ khiến bức tranh về quy mô vốn trung, dài hạn của một số tổ chức tín dụng trở nên thiếu thực chất. Mặt khác, việc các ngân hàng bán chéo trái phiếu cho nhau cũng khiến vốn chảy lòng vòng trong hệ thống tài chính và đến tay nhà đầu tư cá nhân, không đi vào được sản xuất, kinh doanh.

Hà Tâm/Baodautu.vn

Tin bài khác
“Cá mập” thoái vốn khỏi Sacombank sau 1 tháng góp mặt

“Cá mập” thoái vốn khỏi Sacombank sau 1 tháng góp mặt

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank - mã: STB) vừa cập nhật danh sách các cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ ngân hàng.
Khơi thông nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh vực xanh

Khơi thông nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh vực xanh

Thời gian qua, hệ thống ngân hàng đã tích cực thực hiện cấp tín dụng cho các ngành, lĩnh vực xanh, phát triển đa dạng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng để thực hiện mục tiêu quốc gia về tăng trưởng xanh. Tuy nhiên, còn nhiều rào cản khiến quy mô tín dụng xanh chưa được như kì vọng.
Lãi suất ngân hàng ngày 10/5/2025: Agribank dẫn đầu nhóm Big4

Lãi suất ngân hàng ngày 10/5/2025: Agribank dẫn đầu nhóm Big4

Lãi suất ngân hàng ngày 10/5/2025, Agribank tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu nhóm Big4 với lãi suất tiết kiệm cao nhất lên đến 4,8%. Đồng thời, các ngân hàng cũng áp dụng lãi suất đặc biệt.
Lãi suất ngân hàng 9/5/2025: Bac A Bank tăng mạnh lãi suất huy động

Lãi suất ngân hàng 9/5/2025: Bac A Bank tăng mạnh lãi suất huy động

Lãi suất ngân hàng ngày 9/5/2025, Bac A Bank gây chú ý khi tăng mạnh lãi suất huy động, đặc biệt ở kỳ hạn dài. Các ngân hàng như ABBank, PVcomBank, HDBank cũng áp dụng lãi suất đặc biệt cao.
Lãi suất chỉ từ 3%/năm, HDBank kích hoạt 2 gói vay quy mô 35.000 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp tăng tốc và chuyển đổi số

Lãi suất chỉ từ 3%/năm, HDBank kích hoạt 2 gói vay quy mô 35.000 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp tăng tốc và chuyển đổi số

Nắm bắt thời điểm vàng trong mùa cao điểm sản xuất kinh doanh giữa năm, đồng thời thực hiện định hướng của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước trong chương trình tín dụng trọng điểm 500.000 tỷ đồng thúc đẩy đầu tư hạ tầng và công nghệ số – hai động lực tăng trưởng chiến lược giai đoạn 2025–2030, HDBank tiên phong triển khai hai gói tín dụng quy mô lên đến 35.000 tỷ đồng.
Ngân hàng Việt phân hóa mạnh: Ai tăng tốc, ai hụt hơi quý I/2025?

Ngân hàng Việt phân hóa mạnh: Ai tăng tốc, ai hụt hơi quý I/2025?

Quý I/2025 chứng kiến sự phân hóa rõ rệt trong tăng trưởng tài sản và tiền gửi giữa các ngân hàng, phản ánh chiến lược kinh doanh và khả năng hút vốn khác nhau.
MBS dự báo lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng của các ngân hàng thương mại

MBS dự báo lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng của các ngân hàng thương mại

Công ty Chứng khoán MBS vừa dự báo lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng của các ngân hàng thương mại cùng cái nhìn toàn diện về diễn biến thị trường tài chính – tiền tệ trong những tháng đầu năm và triển vọng những quý còn lại.
Đề xuất mở rộng phạm vi cấp tín dụng với khách hàng có nợ xấu bán cho VAMC

Đề xuất mở rộng phạm vi cấp tín dụng với khách hàng có nợ xấu bán cho VAMC

Một trong những nội dung đáng chú ý ngân hàng Nhà nước đề xuất là việc mở rộng phạm vi cấp tín dụng đối với các khách hàng đã từng có nợ xấu được bán cho VAMC.
Lãi suất ngân hàng ngày 8/5/2025: Điều chỉnh giảm các kỳ ngắn hạn

Lãi suất ngân hàng ngày 8/5/2025: Điều chỉnh giảm các kỳ ngắn hạn

Lãi suất ngân hàng ngày 8/5/2025 tiếp tục biến động trái chiều giữa các ngân hàng. Trong khi MB và Eximbank giảm kỳ hạn ngắn, nhiều ngân hàng khác vẫn duy trì mức lãi suất cao kỳ hạn dài.
Trái phiếu Chính phủ tháng 4/2025: Huy động thành công 42.427 tỷ đồng trên thị trường sơ cấp

Trái phiếu Chính phủ tháng 4/2025: Huy động thành công 42.427 tỷ đồng trên thị trường sơ cấp

Để đáp ứng nhu cầu vốn của ngân sách trung ương trong năm 2025, Kho bạc Nhà nước (KBNN) đã chủ động triển khai kế hoạch phát hành trái phiếu Chính phủ (TPCP) ngay từ đầu năm, đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng giữa chính sách tài khóa, tiền tệ và các chính sách vĩ mô.
Lãi suất ngân hàng ngày 7/5/2025: Nhiều biến động trái chiều

Lãi suất ngân hàng ngày 7/5/2025: Nhiều biến động trái chiều

Lãi suất ngân hàng ngày 7/5/2025, nhiều ngân hàng tiếp tục điều chỉnh theo hướng trái chiều. Eximbank giảm lãi ở kỳ hạn ngắn, nhưng tăng ở kỳ hạn dài.
BIDV triển khai định danh điện tử dành cho khách hàng tổ chức

BIDV triển khai định danh điện tử dành cho khách hàng tổ chức

Ngày 5/5/2025, BIDV chính thức ra mắt hệ thống định danh điện tử (eKYC) dành cho khách hàng tổ chức. Với giải pháp này, khách hàng tổ chức có thể thực hiện toàn bộ quy trình mở tài khoản và đăng ký dịch vụ ngân hàng điện tử của BIDV bằng phương thức trực tuyến.
Gia đình nữ đại gia âm thầm gom cổ phiếu ngân hàng ACB là ai?

Gia đình nữ đại gia âm thầm gom cổ phiếu ngân hàng ACB là ai?

Gia đình bà Ngô Thu Thúy bất ngờ nâng sở hữu tại ngân hàng ACB, giữa lúc thị trường tài chính biến động, làm dấy lên nghi vấn: Đơn thuần đầu tư tài sản hay bước đi chiến lược đầy toan tính?
Lãi suất ngân hàng ngày 6/5/2025: Techcombank điều chỉnh tăng lãi suất

Lãi suất ngân hàng ngày 6/5/2025: Techcombank điều chỉnh tăng lãi suất

Lãi suất ngân hàng ngày 6/5/2025, ghi nhận Techcombank tăng lãi suất huy động tại tất cả các kỳ hạn, đánh dấu sự điều chỉnh sau khi giảm lãi suất vào cuối tháng 4.
Nhiều ngân hàng sẽ bị thu hẹp biên lãi ròng vì thương chiến

Nhiều ngân hàng sẽ bị thu hẹp biên lãi ròng vì thương chiến

Các ngân hàng Việt đang chuẩn bị cho một năm 2025 đầy thách thức, với những bất ổn gia tăng từ yếu tố bên ngoài (rủi ro gián đoạn thương mại) và áp lực nội tại từ việc biên lãi ròng (NIM) bị thu hẹp.