Ngân hàng rút tiền mạnh
- 30
- Thị trường - Tài chính
- 14:37 24/04/2020
Tổng giá trị khoản tiền gửi tại NHNH, tiền gửi và cho vay tại TCTD khác trên báo cáo tài chính của nhiều ngân hàng giảm 30- 60%. Nhiều nhà băng tăng trưởng tiền gửi chậm hơn cho vay. Dịch Covid-19 tác động đến cả đầu ra tín dụng và đầu vào tiền gửi của các ngân hàng. Ngân hàng sẵn sàng thanh khoản cho các gói vay chục nghìn tỷ đồng.
Trong quý đầu tiên, nhiều ngân hàng ghi nhận sự sụt giảm mạnh ở tổng giá trị khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tiền gửi tại và cho vay các tổ chức tín dụng (TCTD) khác trong phần tài sản trên báo cáo tài chính. Phần lớn khoản mục này tại các nhà băng đều thấp hơn trên 30% so với đầu năm.
SeABank là đơn vị ghi nhận lượng giảm lớn nhất với gần 57% sau 3 tháng, còn 18.243 tỷ đồng. Trong đó, tiền gửi và cho vay tại các TCTD khác giảm 34% và tiền gửi tại NHNN giảm 52%. VPBank xếp thứ hai, giảm gần 56% ở khoản trên, xuống mức 14.763 tỷ đồng, chủ yếu do giảm tại giá trị tiền gửi và cho vay tại các TCTD khác gần 34%, tương đương hơn 6.700 tỷ đồng.
Vietcombank, ngân hàng có tổng giá trị tiền gửi và cho vay tại NHNN và TCTD khác lớn nhất trong số các đơn vị công bố báo cáo, cũng báo giảm gần 55% ở khoản mục này xuống 193.135 tỷ đồng. Trong đó, tiền gửi và cho vay tại các TCTD khác giảm 29%, tương đương gần 73.000 tỷ đồng và tiền gửi tại NHNN giảm 52% xuống 16.595 tỷ đồng.

Thay đổi tổng tiền gửi tại NHNN, các TCTD khác và cho vay các TCTD khác của mỗi ngân hàng. Đơn vị: tỷ đồng, %.
Trong nhóm dưới, các nhà băng như VietBank, Kienlongbank và ACB báo giảm 29-36%. VIB, Sacombank thấp hơn 8-10% so với đầu năm.3 ngân hàng khác cũng giảm 40% bao gồm NamABank, LienVietPostBank và TPBank. Riêng LienVietPostBank ghi nhận giảm cả ở tiền gửi NHNN và tiền gửi cho vay tại TCTD khác lần lượt 49% và 22%. Trong khi đó, NamABank và TPBank báo giảm ở tiền gửi tại NHNN lần lượt 46% và 58%, nhưng vẫn ghi tăng ở tiền gửi và cho vay các TCTD khác 13% và 14%.
Ở chiều ngược lại, khoản tiền gửi và cho vay các TCTD khác trong phần nợ phải trả của nhiều ngân hàng cũng biến động. Vietcombank, LienVietPostBank và SeABank dẫn đầu khi giảm 40% lần lượt còn 43.642 tỷ đồng, 10.415 tỷ đồng và 19.100 tỷ đồng.
Ở nhóm dưới, ACB, Vietbank và NamABank báo giảm 20-30%.
![]() Giá trị tiền gửi và vay các TCTD khác. Đơn vị: tỷ đồng, % |
5 ngân hàng vẫn ghi nhận tăng ở khoản mục trên, trong đó Kienlongbank, Sacombank tăng 4-9%. Nhóm VIB, VPBank và TPBank tăng 23-27%, chủ yếu do nhóm này tăng vay tiền tại các nhà băng khác. Trong đó, VPBank tăng vay từ các tổ chức tài chính và tổ chức tín dụng khác gần 13.600 tỷ đồng, tương đương 35%.
Cân đối thanh khoản
Theo số liệu của NHNN, tổng phương tiện thanh toán và tiền gửi của khách hàng đến cuối tháng 2 ở mức 10,67 triệu tỷ đồng, tăng 0,94% so với cuối năm 2019. Trong đó, tiền gửi của dân cư tăng hơn 3,9%, ở mức hơn 5 triệu tỷ đồng.
Tuy nhiên, tiền gửi của các tổ chức kinh tế giảm 4,8%, xuống mức 3,77 triệu tỷ đồng, tương đương giảm hơn 190.000 tỷ đồng. Mức này lớn hơn so với con số 2,87% của cùng kỳ năm 2019.
Theo Trung tâm Phân tích CTCP Chứng khoán SSI – SSI Research, tiền gửi của các tổ chức kinh tế luôn sụt giảm trong tháng 2 hàng năm do nhu cầu thanh toán và chi dùng dịp tết Nguyên Đán và thường được bù đắp bởi mức tăng trưởng tiền gửi cao hơn từ dân cư.
![]() Thay đổi tiền gửi của tổ chức kinh tế và người dân năm 2019. Nguồn: NHNN. Đơn vị: % |
Trong năm trước, lượng tăng thêm của tiền gửi từ dân cư tại cuối tháng 2 cao hơn lượng sụt giảm tiền gửi các tổ chức kinh tế khoảng hơn 80.000 tỷ đồng. Nhưng năm nay, lượng tăng thêm của tiền gửi dân cư thấp hơn mức giảm tiền gửi tổ chức kinh tế khoảng 3.000 tỷ đồng. Điều này cho thấy hoạt động kinh tế suy giảm do dịch Covid-19 không chỉ làm giảm đầu ra tín dụng mà cả đầu vào tiền gửi cũng bị tác động tiêu cực.
Tại nhiều ngân hàng, tăng trưởng tiền gửi 3 tháng đầu năm thấp hơn cho vay. Đây có thể là nguyên nhân cho động thái giảm khoản tiền gửi tại và cho vay các TCTD khác của các ngân hàng, nhằm đảm bảo thanh khoản do tác động của dịch Covid-19 đến dòng tiền.
Đơn cử TPBank dẫn đầu về mức chênh lệch tăng trưởng dư nợ và tiền gửi, khi cho vay khách hàng tăng gần 5% trong quý I, đạt 99.076 tỷ đồng nhưng tiền gửi giảm 3%, còn 89.686 tỷ đồng.
VIB cũng ghi nhận dư nợ cho vay tăng 4% lên 133.467 tỷ đồng, trong khi tiền gửi chỉ cao hơn gần 1% so với đầu năm, ở mức 123.195 tỷ đồng.
Sacombank, VPBank có diễn biến tương tự khi tăng trưởng cho vay đạt 3,5% và 2,6%, trong khi tiền gửi chỉ tăng 1,2% và 0,8%. Đây cũng là những ngân hàng ghi nhận tăng vay các TCTD khác.
Báo cáo chiến lược quý II, Chứng khoán BIDV (BSC) đề cập Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đưa ra mức cấp tín dụng thấp trong bối cảnh nhu cầu tín dụng suy giảm. Cơ quan này cấp hạn mức tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng và TCTD khoảng 10,1% trong năm 2020, thấp hơn nhiều so với mức 13% đầu năm đặt ra do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
![]() |
Mặt khác, các ngân hàng đang công bố nhiều gói tín dụng với lãi suất ưu đãi với quy mô, chục nghìn, trăm nghìn tỷ đồng. Để sẵn sàng đáp ứng nguồn vốn giải ngân, mỗi nhà băng sẽ cần chuẩn bị tốt thanh khoản và nguồn tiền cho thị trường.
Lê Hải
Bài liên quan
- Giảm thuế suất thuế nhập khẩu MFN đối với mặt hàng xăng để đa dạng hóa nguồn cung
- Bộ Tài chính muốn hoãn nộp thuế cho doanh nghiệp
- Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội đề xuất ban hành thêm quy định về tiền lương tối thiểu vùng theo giờ
- Pfizer và Moderna đã tạo ra vắc xin cứu mạng con người. Vậy tại sao cổ phiếu của họ lại suy giảm?
- Các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản phải vật lộn với đợt tăng giá
- Tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam tháng 4/2022 giảm mạnh
- Thúc đẩy doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo
- Châu Âu có kế hoạch chi 221 tỷ USD để loại bỏ năng lượng từ Nga
- Xúc tiến thương mại, đầu tư, du lịch Việt Nam-Hoa Kỳ
- Chứng khoán Mỹ bị sụt giảm hàng ngày lớn nhất trong gần hai năm
- Lạm phát ở Anh tăng lên mức cao nhất trong 40 năm
- Đơn đặt hàng điện thoại thông minh Xiaomi, Vivo và Oppo của Trung Quốc giảm 20%
- Chủ tịch VINASME: "Đẩy mạnh tuyển dụng, hỗ trợ đào tạo nghề góp phần khôi phục hoạt động sản xuất – kinh doanh"
- Cần gỡ 4 “nút thắt” trong cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước
- Nhiều khuyến nghị cho doanh nghiệp xuất khẩu gỗ ứng phó với phòng vệ thương mại
- Đề xuất 7 giải pháp phát triển, lành mạnh hóa thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam
- Săn tìm nhân tài là thực tế mới của ngành du lịch Việt Nam
- Muốn doanh nghiệp phát triển bền vững hãy ứng dụng tư tưởng đạo phật
- Honda nhắm vào tầng lớp trung lưu của Trung Quốc
#NHNN

Bổ sung quy định mới về tái cơ cấu nợ xấu vì Covid-19
Ngày 7-9, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành Thông tư 14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 01 (ban hành 2020), quy định việc các tổ chức tín dụng cơ cấu hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng chịu ảnh hưởng bởi Covid-19. Thông tư có hiệu lực ngay từ ngày ký.

NHNN dự thảo rút ngắn thời gian cho vay quá hạn và tăng tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro
NHNN dự thảo rút ngắn thời gian cho vay quá hạn và tăng tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro để phản ánh đúng nghiệp vụ cho vay tái cấp vốn và mức độ rủi ro của nghiệp vụ này theo ý kiến của Bộ Tài chính tại công văn số 16956/BTC-TCNH ngày 6/12/2013.

Ngân hàng Nhà nước giảm các loại lãi suất cho vay mua, thuê, xây dựng nhà ở xã hội năm 2021
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) mới đây đã ban hành Quyết định số 2196/QĐ-NHNN về mức lãi suất của các ngân hàng thương mại (NHTM) áp dụng trong năm 2021 đối với dư nợ của các khoản cho vay hỗ trợ nhà theo quy định tại Thông tư số 11/2013/TT-NHNN, Thông tư số 32/2014/TT-NHNN và Thông tư số 25/2016/TT-NHNN.

Ngành Ngân hàng: Các chính sách đang hướng đến hỗ trợ doanh nghiệp và người dân
Cùng với việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ, chính sách về lãi suất và các biện pháp mà Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã và đang triển khai đều hướng đến mục tiêu tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng (TCTD) cân đối vốn tốt hơn, kịp thời, thiết thực hỗ trợ doanh nghiệp, người dân đang gặp khó khăn do dịch Covid-19.

Diễn biến lãi suất ngày càng tích cực
Việc giảm lãi suất điều hành sẽ khiến các NHTM có dư địa để giảm lãi suất các khoản cho vay mới. Tính đến hiện nay, hầu như tất cả các ngân hàng đều đã công bố các gói tín dụng hỗ trợ DN trong bối cảnh dịch bệnh. Tổng các gói vay ưu đãi lãi suất đã đạt con số trên 250.000 tỷ đồng.

Phải đồng bộ các giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó
TS. Nguyễn Quốc Hùng - Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN) cho biết, về giải pháp trước mắt, NHNN tiếp tục bám sát diễn biến và tác động của dịch bệnh lên tăng trưởng, lạm phát để điều hành linh hoạt, thận trọng các công cụ chính sách tiền tệ, sẵn sàng điều chỉnh trạng thái chính sách tiền tệ nếu cần, hài hòa trong thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát và hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế trong giai đoạn dịch bệnh.
Đọc thêm Thị trường - Tài chính
Mừng SEA Games 31 và Quốc tế Thiếu nhi, WinMart/WinMart+ giảm giá hàng loạt mặt hàng
WinMart/WinMart+ với gần 3000 siêu thị và cửa hàng trên toàn quốc triển khai đợt khuyến mại lớn mừng SEA Games 31 và Quốc tế Thiếu nhi, tâm điểm là chương trình “Sweet Kingdom – Thế giới bánh kẹo”.
Lãi thấp vay nhanh từ Bac A Bank, khách hàng cá nhân đón cơ hội kinh doanh khởi sắc
Đồng hành cùng khách hàng cá nhân phục hồi sản xuất, thúc đẩy giao thương trong giai đoạn “bình thường mới”, Ngân hàng TMCP Bắc Á triển khai chương trình “Lãi thấp vay nhanh - Kinh doanh khởi sắc”, áp dụng cho các khoản tín dụng ngắn hạn với mức lãi suất vô cùng hấp dẫn.
Chứng khoán Mỹ bị sụt giảm hàng ngày lớn nhất trong gần hai năm
Cổ phiếu của các nhà bán lẻ từ Walmart Inc đến Macy's Inc đã rơi vào tình trạng suy thoái. Chứng khoán Mỹ ghi nhận mức giảm hàng ngày lớn nhất trong gần hai năm khi các nhà đầu tư đánh giá tác động của giá cao hơn đối với thu nhập và triển vọng thắt chặt chính sách tiền tệ đối với tăng trưởng kinh tế. Đồng đô la và Kho bạc đã tăng trong bối cảnh giá thầu trú ẩn tăng.
Kho bạc Nhà nước sắp bơm 78.000 tỷ đồng ra thị trường
Kho bạc Nhà nước dự kiến cung ra thị trường khoảng 78.000 tỷ đồng trong quý II này. Song, cơ quan này cũng cho biết thêm, quy mô thực tế còn tùy thuộc vào thị trường.
Các ngân hàng bắt đầu thực hiện giao dịch rút tiền từ ATM bằng thẻ CCCD
Ngân hàng TMCP Bản Việt, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) đã cho phép rút tiền bằng thẻ CCCD.
Nhiều quốc gia hạn chế xuất khẩu lương thực vì lo thiếu cung
Thực tế, trong khi thị trường lúa gạo lạc quan thì một số ngành đang gặp áp lực lớn. Việc Ấn Độ cấm xuất khẩu lúa mì cũng đang tác động đến thị trường nội địa, dù lúa mì không phải là nguồn lương thực chính đối với người Việt Nam.
Sẽ siết điều kiện vay nước ngoài của các doanh nghiệp
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang soạn thảo Thông tư thay thế Thông tư 12/2014/TT-NHNN về điều kiện vay nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh.
Vĩnh Phúc: Thu ngân sách nhà nước đạt gần 15 nghìn tỷ đồng 4 tháng đầu năm 2022
Để đảm bảo kế hoạch, chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước (NSNN) trong điều kiện ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị, địa phương tăng cường rà soát các nguồn thu; đẩy mạnh tăng thu, chống thất thu trên cơ sở hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư.
Agribank khẳng định vị thế với những giải thưởng trong nước và quốc tế năm 2021
Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, Agribank vừa tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, vừa thích ứng, trụ vững và tăng trưởng thông qua đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ số vào hoạt động ngân hàng. Với thành tựu và kết quả đóng góp quan trọng Agribank được các tổ chức uy tín trong nước và quốc tế ghi nhận, đánh giá khách quan bằng những giải thưởng xứng đáng trong năm 2021.
Vay tiền thông minh - bí quyết của người làm chủ “túi tiền”
Thực tế cho thấy những cá nhân có kinh tế vững lại càng tích cực vay tiền. Điều làm nên sự khác biệt ở đây là cần xem xét kỹ một số các tiêu chí quan trọng trước khi bạn lựa chọn đăng ký khoản vay. Đầu tiên bao giờ cũng cần tìm đúng “địa chỉ” - là một tổ chức tín dụng uy tín, có hoạt động ổn định với nhiều gói cho vay đa dạng, ưu đãi tốt.