Thứ sáu 27/12/2024 06:11
Hotline: 024.355.63.010
Email: banbientap.dnhn@gmail.com
Thị trường

Mỹ đẩy mạnh việc phổ cập internet đến mọi người dân vào năm 2023

27/06/2023 23:11
Nỗ lực này được đưa ra trong bối cảnh Tổng thống Biden đang nỗ lực thúc đẩy quảng bá những thành tựu về đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng, kinh tế và biến đổi khí hậ
Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố về chương trình tài trợ Internet băng thông rộng ngày 26/6 tại Nhà Trắng. (Ảnh: Reuters).
Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố về chương trình tài trợ Internet băng thông rộng tại Nhà Trắng. (Ảnh: Reuters)..

Nhà Trắng mới đây cho biết, đã phân bổ 42,45 tỷ USD cho 50 bang tại Mỹ với mục tiêu phổ cập Internet tốc độ cao đến năm 2030.

Khoản tài trợ được áp dụng dựa trên Chương trình triển khai và tiếp cận công bằng về băng thông rộng, một phần của Luật đầu tư cơ sở hạ tầng trị giá 1.000 tỷ USD được Tổng thống Mỹ Joe Biden ký năm 2021. Nguồn vốn này không phân bổ đồng đều mà sẽ chi tiêu dựa trên bản đồ phạm vi phủ sóng Internet do Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) mới phát hành gần đây.

Theo đó, Texas và California – hai bang đông dân nhất đứng đầu danh sách nhận tài trợ với số tiền tương ứng 3,1 tỷ USD và 1,9 tỷ USD. Các bang khác dân số ít hơn như Virginia, Alabama và Louisiana cũng nằm trong top 10 nhận tài trợ vì thiếu khả năng tiếp cận băng rộng. Các bang này đều có diện tích vùng sâu vùng xa rộng lớn, ít kết nối Internet hơn các thành phố lớn.

Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố, đây là khoản đầu tư vào Internet tốc độ cao lớn nhất lịch sử. Ông đánh giá truy cập Internet cũng quan trọng như điện, nước, dịch vụ cơ bản khác. Số tiền tối thiểu mà một bang được cấp là 107 triệu USD.

Nỗ lực này nhằm đảm bảo rằng tất cả người dân Mỹ đều có thể tiếp cận Internet tốc độ cao với giá cả phù hợp và chất lượng. Xét về quy mô gói đầu tư, đây là gói đầu tư lớn nhất trong lịch sử nước này.

Gói đầu tư được công bố trong bối cảnh Chính phủ Mỹ đặt tham vọng đưa Internet tốc độ cao đến những vùng xa xôi bằng cáp quang, giúp các hộ gia đình, trang trại, trường học có thể kết nối xuyên suốt.

Chính quyền ông Biden ước tính khoảng 8,5 triệu địa điểm tại Mỹ thiếu khả năng truy cập Internet băng rộng. Còn theo Phó Tổng thống Kamala Harris, 24 triệu người Mỹ không được sử dụng Internet tốc độ cao vì họ không đủ tiền trả hàng tháng hay sống tại các khu vực chưa được kết nối hoàn toàn với mạng cáp quang.

Các công ty băng rộng như Verizon, Comcast, Charter Communications, AT&T dè dặt cung cấp dịch vụ cho khu vực hẻo lánh, dân số thấp vì đầu tư đắt đỏ và không có nhiều thuê bao. Tình trạng này thu hút chú ý từ dịch Covid-19 khi học sinh phải nghỉ học và học online.

Các bang dự kiến đệ trình kế hoạch xây dựng hạ tầng Internet băng thông rộng vào cuối năm và nhận khoảng 20% số tiền tài trợ. Sau khi kế hoạch được hoàn thiện, có thể kéo dài đến 2025, chính phủ sẽ giải ngân số tiền còn lại.

Trước đây, trong những năm 1930, người dân nước Mỹ dưới thời chính quyền Tổng thống Franklin D. Roosevelt cũng được hưởng lợi từ một chương trình dân sinh liên quan đến điện năng, được biết đến là Đạo luật Điện khí hóa Nông thôn, theo đó giúp mang lại điện năng cho gần như hầu hết hộ gia đình và trang trại ở Mỹ.

Tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh Tổng thống Biden đang nỗ lực thúc đẩy quảng bá những thành tựu về đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng, kinh tế và biến đổi khí hậu, nhằm tạo nền tảng ủng hộ cho chiến dịch tái tranh cử vào năm 2024.

Đình Lâm (t/h)

Tin bài khác
Embraer tham dự Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Embraer tham dự Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Embraer, tập đoàn hàng không vũ trụ toàn cầu có trụ sở chính tại Brazil, trưng bày danh mục máy bay và các giải pháp quốc phòng, bao gồm máy bay vận tải quân sự đa nhiệm C-390 Millennium và máy bay tấn công hạng nhẹ kiêm trinh sát, huấn luyện nâng cao A-29 Super Tucano tại Triển lãm Quốc phòng Việt Nam 2024.
Giá vàng thế giới: Vàng duy trì ổn định trước Giáng sinh và triển vọng giá vàng năm 2025

Giá vàng thế giới: Vàng duy trì ổn định trước Giáng sinh và triển vọng giá vàng năm 2025

Giá vàng thế giới ổn định trước mùa lễ hội ở phương Tây, dự báo năm 2025 tiềm ẩn nhiều biến động khi đối mặt bất ổn kinh tế, địa chính trị và chính sách tiền tệ từ Fed.
Mexico áp thuế 36,23% với dây thép hàn nhập khẩu từ Việt Nam

Mexico áp thuế 36,23% với dây thép hàn nhập khẩu từ Việt Nam

Động thái này diễn ra sau khi Mexico áp thuế đối với thép từ Trung Quốc và kiểm soát hàng hóa giá rẻ nhập khẩu, đồng thời thể hiện quyết tâm bảo vệ các ngành sản xuất nội địa.
Giá dầu tăng nhờ kỳ vọng chính sách hỗ trợ kinh tế tại Mỹ

Giá dầu tăng nhờ kỳ vọng chính sách hỗ trợ kinh tế tại Mỹ

Giá dầu tăng nhờ kỳ vọng chính sách hỗ trợ từ Mỹ, sau tín hiệu lạm phát hạ nhiệt. Các hợp đồng tương lai dầu Brent và WTI đều tăng 0,5%, khi thị trường lạc quan hơn về triển vọng kinh tế.
Các thương hiệu xa xỉ đang tập trung vào dòng sản phẩm giá thấp

Các thương hiệu xa xỉ đang tập trung vào dòng sản phẩm giá thấp

Đối mặt với thách thức nhu cầu suy giảm, các thương hiệu xa xỉ đang chuyển hướng sang sản phẩm giá hợp lý nhằm thu hút khách hàng trung lưu, dù có thể ảnh hưởng đến biên lợi nhuận và định vị thương hiệu.
EU tạm tăng gấp đôi tần suất kiểm tra sầu riêng Việt Nam tại biên giới

EU tạm tăng gấp đôi tần suất kiểm tra sầu riêng Việt Nam tại biên giới

Theo thông báo mới nhất tại EU, khu vực sẽ tăng tần suất kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật đối với sầu riêng Việt Nam từ 10% lên 20% tại biên giới.
EU khởi xướng điều tra phòng vệ thương mại hợp kim mangan và silicon

EU khởi xướng điều tra phòng vệ thương mại hợp kim mangan và silicon

Việc EU khởi xướng điều tra phòng vệ thương mại hợp kim mangan và silicon là động thái quan trọng khi lượng nhập khẩu các sản phẩm này vào thị trường EU gia tăng.
Doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt cần làm gì để giữ thị phần tại Indonesia?

Doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt cần làm gì để giữ thị phần tại Indonesia?

Xuất khẩu gạo Việt Nam đối diện với không ít thách thức. Chính phủ Indonesia đang đẩy mạnh chiến lược tự chủ lương thực, trong đó có các biện pháp hạn chế nhập khẩu gạo và tăng cường sản xuất trong nước.
Cơ hội xuất khẩu rau quả Việt tại thị trường Thụy Điển

Cơ hội xuất khẩu rau quả Việt tại thị trường Thụy Điển

Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển (Kiêm nhiệm Đan Mạch, Iceland) cho biết Thụy Điển là thị trường có tiềm năng lớn cho rau quả Việt Nam nhờ sự phụ thuộc vào nguồn cung nhập khẩu.
Doanh nghiệp cần bắt kịp FTA thế hệ mới, tiêu chuẩn cao tại thị trường Anh

Doanh nghiệp cần bắt kịp FTA thế hệ mới, tiêu chuẩn cao tại thị trường Anh

Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương cho rằng UKVFTA là một FTA thế hệ mới, tiêu chuẩn cao và trong đó đưa ra rất nhiều các cam kết liên quan đến thương mại và phát triển bền vững.
KADI vừa khởi xướng điều tra chống bán phá giá sản phẩm nhựa polypropylene homopolymer

KADI vừa khởi xướng điều tra chống bán phá giá sản phẩm nhựa polypropylene homopolymer

Ủy ban Chống bán phá giá Indonesia (KADI) vừa khởi xướng cuộc điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm nhựa polypropylene homopolymer (mã HS 3902.10.40) có xuất xứ từ một số quốc gia, bao gồm Ả Rập Xê Út, Malaysia, Trung Quốc, Philippines, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.
Tháng 11, Việt Nam là nhà đầu tư lớn nhất tại Campuchia

Tháng 11, Việt Nam là nhà đầu tư lớn nhất tại Campuchia

Việc các nhà đầu tư Việt Nam rót vốn khủng không chỉ khẳng định vị thế của Việt Nam trong quan hệ kinh tế với Campuchia mà còn là minh chứng cho sự gắn bó giữa hai quốc gia.
Canada khởi xướng điều tra ghế bọc đệm Việt Nam

Canada khởi xướng điều tra ghế bọc đệm Việt Nam

Việc hợp tác tích cực với cơ quan điều tra không chỉ giúp doanh nghiệp xuất khẩu ghế bọc đệm giảm thiểu nguy cơ bị áp thuế cao mà còn duy trì ổn định thị phần tại Canada.
Dubai - Cửa ngõ bước vào các cơ hội đầu tư vượt trội

Dubai - Cửa ngõ bước vào các cơ hội đầu tư vượt trội

Chiều 26/11, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo "Dubai - Cửa ngõ bước vào các cơ hội đầu tư vượt trội" nhằm xúc tiến cơ hội đầu tư cho doanh nghiệp Việt vào thị trường UAE.
Sơ mi rơ moóc nhập khẩu từ Việt Nam bị khởi xướng điều tra tại Canada

Sơ mi rơ moóc nhập khẩu từ Việt Nam bị khởi xướng điều tra tại Canada

Nguyên đơn trong vụ việc cáo buộc rằng các sản phẩm sơ mi rơ moóc được lắp ráp và hoàn thiện tại Việt Nam thực chất sử dụng linh kiện và bộ phận chủ yếu có nguồn gốc từ Trung Quốc.