Cụ thể, ít người mua ở Đông Âu có yêu cầu về tuân thủ tiêu chuẩn xã hội nghiêm ngặt trong khi đó có những người mua đa quốc gia ở Tây Âu có chương trình tuân thủ riêng của họ.
Các doanh nghiệp Việt nên chú ý tới các sáng kiến của người mua ảnh hưởng đến các nhà cung cấp về mặt tuân thủ xã hội bao gồm:
- Sáng kiến Thương mại Bền vững IDH trong đó có Sáng kiến Bền vững cho trái cây và rau quả (SIFAV) - là một hiệp ước toàn châu Âu với hơn 40 đối tác bao gồm các nhà bán lẻ, thương hiệu, thương nhân và các tổ chức xã hội dân sự từ Hà Lan, Bỉ, Đan Mạch, Đức, Thụy Điển, Thụy Sĩ và Vương quốc Anh. SIFAV được thành lập với mục đích thúc đẩy nhập khẩu trái cây và rau quả trở nên bền vững 100%.
- Amfori - Sáng kiến Tuân thủ Xã hội trong Kinh doanh (BSCI) ở Tây Bắc Âu bao gồm Bộ Quy tắc Ứng xử cho tất cả những người tham gia và amfori BEPI cho hoạt động môi trường;
- Sedex - một tổ chức thành viên phi lợi nhuận nhằm đánh giá và quản lý hiệu quả hoạt động của bạn về quyền lao động, sức khỏe và an toàn, môi trường và đạo đức kinh doanh.
- The Ethical Trading Initiative (ETI) ở Vương quốc Anh.
Giới chuyên môn đưa ra những lời khuyên cho doanh nghiệp về kỹ năng mềm và hiệu quả hoạt động của công ty như sau: Doanh nghiệp cần tuân thủ các yêu cầu về an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn chất lượng và chứng nhận là điều kiện tiên quyết để tiếp thị sản phẩm tươi sống ở châu Âu nhưng việc này mới là điều kiện cần và chưa phải là điều kiện đủ đảm bảo dẫn tới sự thành công. Người mua tìm kiếm sự tin cậy và các nhà bán lẻ lớn muốn được giảm bớt gánh nặng. Điều này có nghĩa là kỹ năng mềm và hiệu suất của doanh nghiệp xuất khẩu cũng quan trọng như chính sản phẩm và các chứng chỉ của bạn. Một số điều quan trọng nhất trong thương mại rau củ quả tươi là giao hàng đúng hạn, chủ động liên lạc và làm đúng theo các thỏa thuận được thống nhất trước đó.
Phương hướng để đạt được những yêu cầu trên cũng được giới chuyên môn ở khu vực này đề ra. Đầu tiên, doanh nghiệp cần đảm bảo rằng bản thân được tổ chức tốt như một công ty. Sự tổ chức này bao gồm việc duy trì kế hoạch hậu cần tốt, ghi lại các lô hàng của bạn (bao gồm cả bằng chứng về chất lượng), trả lời email trong vòng một ngày và chuyên nghiệp trong mọi khía cạnh của doanh nghiệp. Thứ hai, doanh nghiệp không được ký gửi sản phẩm của bản thân với người mua mà bạn không biết. Việc ký gửi đang ngày càng trở thành một thông lệ tiêu chuẩn và nó làm tăng rủi ro của bạn lên đáng kể. Cuối cùng, doanh nghiệp cần thiết lập và xác nhận các thỏa thuận với người mua về các chủ đề quan trọng như điều khoản giao hàng và thanh toán, thông số kỹ thuật và chứng nhận của sản phẩm.
Bảo Thu