Liệu ngành công nghiệp gọi xe trực tuyến Trung Quốc có lặp lại những sai lầm tương tự của xe đạp công cộng

15:42 20/07/2021

Xe đạp công cộng từng là một dự án "hot" như gọi xe trực tuyến nhưng không thoát khỏi cảnh lụi tàn trở thành sắt vụn. Ngày nay, số phận của mạng lưới gọi xe trực tuyến cũng mong manh như vậy.

Sau sự vụ ngừng đăng ký người dùng mới và xóa ứng dụng của Didi, các nền tảng gọi xe đua nhau trong cuộc chiến trợ giá, giảm giá. Thu hút tài xế và người dùng đã trở thành ưu tiên hàng đầu của các nền tảng. Giới chuyên gia lo ngại, khi làn sóng này không còn giữ được nhiệt, lái xe rời đi, ngành công nghiệp này sẽ lặp lại những sai lầm trước đo.

Kết thúc giai đoạn phát triển bùng nổ, dịch vụ đặt xe trực tuyến đã dần chậm lại và mờ nhạt về lượng người dùng cũng như đặt hàng. Tuy nhiên số lượng tài xế hiện đang vượt quá nhu cầu, tại nhiều địa phương, các nền tảng nhỏ lẻ  cạnh tranh gay gắt trên thị trường.

Thị trường có thực sự cần quá nhiều dịch vụ gọi xe? 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: internet) 

Trong ba năm qua, nhiều nền tảng gọi xe trực tuyến lớn và nhỏ khác nhau đã bắt đầu xuất hiện. Từ hơn 100 nền tảng gọi xe trực tuyến vào năm 2018 đến hơn 230 nền tảng hiện tại. Theo thống kê từ 58.com, kể từ năm 2019, số lượng tài xế xe trực tuyến đã tăng từ hơn 100.000 lên hơn 600.000.

Tuy nhiên, đằng sau lớp vỏ hào nhoáng là mặt tối của xe trực tuyến. Ngoài ra, ngay từ năm 2020, Quảng Châu, Thâm Quyến, Tây An, Hạ Môn và các thành phố khác đã đưa ra thông báo thận trọng khi tham gia ngành dịch vụ gọi xe trực tuyến, vì ước tính mỗi tài xế chỉ nhận được khoảng 10 đơn trong một thành phố, doanh thu chỉ 300 tệ, nếu họ còn phải trả tiền thuê xe sẽ không thể đáp ứng cuộc sống hàng ngày.

Trên thực tế, thị trường không cần quá nhiều xe công nghệ, vậy tại sao có quá nhiều nền tảng và công ty tuyển dụng số lượng lớn tài xế. Lý do rất đơn giản, các cổ đông đằng sau nhiều nền tảng gọi xe trực tuyến nổi lên trong những năm gần đây là các công ty ô tô lớn. Mục đích của các công ty xe hơi là tiêu thụ ô tô thông qua chính các nền tảng gọi xe trực tuyến. Họ không cần can thiệp vào vận hành ứng dụng nhưng vẫn nắm "đằng chuôi" nhờ hợp đồng cho thuê xe đã kí với các tài xế.

Liệu ngành công nghiệp gọi xe có lặp lại tình thế tiến thoái lưỡng nan của xe đạp công cộng?

Bắt đầu từ năm 2021, hầu hết các thành phố ở Trung Quốc đã bắt đầu thực hiện các quy định quản lý năng lượng mới đối với dịch vụ gọi xe trực tuyến. Bất kể ở Quảng Châu, Thâm Quyến và Thượng Hải, các phương tiện trong ngành dịch vụ gọi xe trực tuyến trên thực tế đã không đạt được mục tiêu khí thải ban đầu. Một số thành phố thậm chí còn yêu cầu sử dụng các phương tiện năng lượng mới do những lưu ý về bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, các phương tiện nói trên đang trong giai đoạn phát triển, mẫu mã, công nghệ, an toàn và các khía cạnh khác chưa hoàn thiện. Một số phương tiện năng lượng mới lỗi thời và chất lượng thấp không đáp ứng các tiêu chuẩn cấp phép cho ô tô trực tuyến.

Ngoài Nam Kinh và Hàng Châu, các "nghĩa địa" xe điện đã xuất hiện ở Sơn Đông, Trùng Khánh, Hạ Môn và những nơi khác.  Li Yang, Giám đốc điều hành cấp cao của một công ty du lịch chia sẻ, cho biết: "Ngành gọi xe và đi chung đã chịu nhiều thiệt hại nhưng nếu tài xế muốn trợ giá phải đáp ứng điều kiện hoặc là hoạt động hai năm hoặc đi được 20.000 km". Với sự phổ biến của dịch vụ gọi xe trực tuyến, các cơ quan quản lý phải có biện pháp phòng ngừa và đưa ra cơ chế đối với dịch vụ gọi xe trực tuyến càng sớm càng tốt để đảm bảo các phương tiện năng lượng mới có trật tự.

TL