Sứ mệnh khởi nghiệp kết nối kiến tạo giá trị
Với hạt mầm từ sáng tạo công nghệ, làng công nghệ sinh thái đã đi vào hoạt động và giúp kết nối cho hơn 20 doanh nghiệp ở các tỉnh thành ở Bình Thuận, Tây Ninh và TP Hồ Chí Minh để ký kết về hợp tác đào tạo.
Làng công nghệ sinh thái hướng đến mục tiêu ươm mầm tinh thần khởi nghiệp, chuyển giao khoa học công nghệ và hỗ trợ cộng đồng. Đó là sự liên kết hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam kết nối quốc tế và chương trình liên minh đổi mới, hợp tác sáng tạo lấy đối tượng thụ hưởng là doanh nghiệp khởi nghiệp, các thành phần hệ sinh thái làm trung tâm và luôn bám sát thực tiễn.
Về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo dựa trên công nghệ hoặc lấy công nghệ làm điểm tựa, ươm mầm sẽ hình thành tư duy đổi mới sáng tạo trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; nâng cao năng lực các chủ thể của hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia thông qua các hệ sinh thái khởi nghiệp địa phương kết nối toàn cầu.
Trong đó, các doanh nghiệp khởi nghiệp sẽ đóng một vai trò then chốt cùng với tổ chức cá nhân hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo. Đồng thời, xây dựng và kết nối mạng lưới chuyên gia, cố vấn khởi nghiệp sáng tạo, quỹ đầu tư trong nước quốc tế với hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo vùng miền...
Làng công nghệ sinh thái sẽ giúp cho việc định hướng phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp dựa trên các tiêu chí về sản phẩm, dịch vụ KHCN và sản phẩm chủ lực, kết nối sản phẩm đến người tiêu dùng, nhà quản lý, nhà khoa học, cộng đồng doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển, mở rộng thị trường, định hướng phát triển cho các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp khởi nghiệp cũng như đề xuất xây dựng chiến lược, cơ chế chính sách và giải pháp thúc đẩy phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
Doanh nghiệp đóng vai trò liên kết khởi nghiệp
Trưởng làng công nghệ sinh thái, TS. Phạm Thị Hồng Phượng, cho biết đơn vị sẽ nỗ lực gắn kết hoạt động nghiên cứu với quá trình phát triển sản phẩm, để đạt mục tiêu về ứng dụng và thân thiện với môi trường. Trong thời gian vừa qua, làng hỗ trợ, kết nối các nhà khoa học, nhà khởi nghiệp với thị trường. Đồng thời tư vấn cho hoạt động chuyển giao công nghệ, đổi mới sáng tạo trong đào tạo.
Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đang có sự xuất hiện và đóng góp mới của các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tạo tác động xã hội. Với nền tảng công nghệ mới, các doanh nghiệp đã cho ra đời nhiều mô hình kinh doanh mới, tăng trưởng nhanh, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường.
Xu hướng này cần có những cơ chế, chính sách hỗ trợ kịp thời để doanh nghiệp cùng lúc đạt được hai mục tiêu là tạo giá trị kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường
Các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tạo tác động xã hội. Trước đây, sáng tạo xã hội thường gắn với doanh nghiệp xã hội, tính chất phi lợi nhuận, thì nay đã trở thành mô hình kinh doanh mới của các doanh nghiệp khởi nghiệp. Các doanh nghiệp khởi nghiệp thích ứng nhanh, thấu hiểu nhu cầu của xã hội ở các lĩnh vực như: Môi trường, sức khỏe, chăm sóc người già, chăm sóc trẻ em, những vấn đề liên quan người khuyết tật,...
Hiện chưa có thống kê về con số cụ thể các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tạo tác động xã hội, nhưng có thể thấy số lượng các doanh nghiệp khởi nghiệp lĩnh vực này xuất hiện ngày càng nhiều tại các cuộc thi, cũng như số lượng các tổ chức, chương trình hỗ trợ nhóm doanh nghiệp khởi nghiệp này tăng nhanh chóng. Các thành phần khác trong hệ sinh thái khởi nghiệp tạo tác động cũng hình thành và phát triển, như một số quỹ đầu tư tác động; các tổ chức hỗ trợ, và cung cấp dịch vụ; các đơn vị nghiên cứu cung cấp các kiến thức cho doanh nghiệp khởi nghiệp; các đơn vị tạo lập thị trường; các cơ quan xây dựng chính sách.
Quang Duy - Vân Nguyễn