Thứ năm 22/05/2025 01:44
Hotline: 024.355.63.010
Doanh nghiệp - Doanh nhân

Làm thế nào doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng cơ hội từ CBAM?

08/12/2023 14:51
Từ năm 2024, các nước châu Âu bắt đầu áp dụng “Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon - CBAM”. Cơ chế này được xem như một loại "thuế môi trường" và dự báo sẽ ảnh hưởng lớn đến hàng hóa xuất khẩu của các nước trong đó có Việt Nam vào thị trường EU.
Ảnh minh họa
Từ năm 2024, các nước châu Âu bắt đầu áp dụng “Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon - CBAM”

Theo các chuyên gia, nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là trong Liên minh châu Âu (EU), đang nhanh chóng đưa ra các cam kết về giảm phát thải nhà kính nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Bà Nga Phạm, một chuyên gia nghiên cứu cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu Tài chính, Đại học Monash, Úc, cho biết: Chính sách CBAM (Carbon Border Adjustment Mechanism) có thể được hiểu một cách đơn giản là một loại thuế môi trường được áp dụng đối với các nhà sản xuất không tuân thủ phát triển bền vững và xuất khẩu có lượng phát thải cao vào khu vực này.

Về bản chất, Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (The EU's Carbon Border Adjustment Mechanism - CBAM) sẽ đánh thuế carbon đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu vào thị trường các nước thuộc Liên minh Châu Âu (EU) dựa trên cường độ phát thải khí nhà kính trong quy trình sản xuất tại nước sở tại.

Về cơ chế cụ thể, nhà nhập khẩu hàng vào EU theo Cơ chế CBAM đăng ký với cơ quan quản lý trong nước và mua chứng chỉ CBAM. Giá của chứng chỉ dựa vào giá tín chỉ phát thải hàng tuần của Hệ thống thương mại khí thải của Liên minh châu Âu (EU ETS). Nhà nhập khẩu trong EU kê khai hàm lượng phát thải trong hàng nhập khẩu và giao nộp số lượng tín chỉ tương ứng của mỗi năm. Nếu nhà nhập khẩu chứng minh được giá carbon đã được thanh toán khi sản xuất hàng nhập khẩu, lượng phát thải tương ứng có thể được khấu trừ.

Ảnh minh họa
EU đã thêm 63 ngành và phân ngành có rủi ro rò rỉ carbon cao vào giai đoạn 2021-2030, tập trung vào năng lượng, khoáng sản, sản xuất thực phẩm, sản xuất dệt may, hóa chất và xây dựng.

EU phân loại hàng hóa thành 2 loại để tính suất phát thải thực tế gồm: Hàng hóa đơn giản và hàng hóa phức tạp. Hàng hóa phức tạp sẽ tính toán cả lượng phát thải của nguyên liệu đầu vào. Như vậy, các doanh nghiệp phải nhận thức được rằng, phát thải được tính cho hàng hóa không chỉ đơn giản phát sinh trong quá trình sản xuất, mà còn cả từ nguyên liệu, nghĩa là các doanh nghiệp phải báo cáo chi tiết về hàng hóa đầu vào.

Việc đánh thuế này là trụ cột quan trọng trong các chính sách khí hậu của châu Âu và cũng là một trong những cơ chế mà EU khuyến khích các đối tác thương mại khử carbon trong lĩnh vực sản xuất.

Dự kiến mức "thuế" môi trường này có thể lên đến 100 USD/tấn CO2, một mức cao có thể làm tăng giá các hàng hóa nhập khẩu vào EU đáng kể và từ đó làm giảm sức cạnh tranh. Không chỉ các doanh nghiệp xuất khẩu, mà cả các doanh nghiệp trong EU cũng phải đối mặt với khoảng 1.000 yêu cầu liên quan đến CBAM từ các cơ quan quản lý. EU đang là một trong những thị trường tiêu thụ lớn của Việt Nam. Để giải quyết thách thức này, các doanh nghiệp cần phải nhanh chóng thực hiện chiến lược "xanh hóa" trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của họ. Trong đó, việc thực hiện báo cáo ESG (Môi trường, Xã hội và Quản trị) là vô cùng quan trọng.

Báo cáo ESG giúp doanh nghiệp xác định hướng đi theo con đường xanh, đồng thời đáp ứng các yêu cầu của chính sách CBAM. Khi đó, doanh nghiệp sẽ nâng cao khả năng tiếp cận thị trường quốc tế, đặc biệt là những nơi thực hiện ESG, cũng như tăng cường uy tín thương hiệu, giảm chi phí và nâng cao hiệu suất kinh doanh.

Hiện nay, Chính sách Cơ chế Điều chỉnh Biên giới Carbon (CBAM) đang có tác động trực tiếp đến bốn ngành công nghiệp chính của Việt Nam, bao gồm sắt thép, xi măng, phân bón và nhôm, đây không phải là những ngành xuất khẩu mạnh của nước ta sang Liên minh châu Âu (EU). Do đó, trong tương lai ngắn hạn, tổng xuất khẩu của Việt Nam sang EU có vẻ không bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tuy nhiên, áp dụng CBAM sẽ tăng giá xuất khẩu, từ đó giảm khả năng cạnh tranh và có ảnh hưởng đến nhu cầu tại thị trường EU.

Để đánh giá tác động của CBAM đối với Việt Nam, các chuyên gia đã tiến hành nghiên cứu trên bốn lĩnh vực chính là nhôm, thép, xi măng và phân bón, các mặt hàng xuất khẩu quan trọng vào thị trường EU. Tổng thể, tác động của CBAM đối với nền kinh tế không lớn, nhưng với từng ngành và doanh nghiệp, giảm giá trị xuất khẩu có thể đáng kể, tạo áp lực lớn đối với doanh nghiệp.

Trong số này, ngành thép có thể giảm khoảng 4% giá trị xuất khẩu, với ảnh hưởng tiêu cực đến nhu cầu và khả năng cạnh tranh. Ngành nhôm cũng có thể giảm hơn 4% giá trị xuất khẩu và 0,4% sản lượng. Đối với xi măng và phân bón, tác động không đáng kể.

Về lâu dài, CBAM có thể được mở rộng để bao gồm cả phát thải gián tiếp và các lĩnh vực khác, cũng như các sản phẩm sử dụng nhiều carbon. EU đã thêm 63 ngành và phân ngành có rủi ro rò rỉ carbon cao vào giai đoạn 2021-2030, tập trung vào năng lượng, khoáng sản, sản xuất thực phẩm, sản xuất dệt may, hóa chất và xây dựng.

Sau khi CBAM được áp dụng, các thị trường khác như Hoa Kỳ, Canada và Nhật Bản có thể phản ứng bằng cách thiết lập các cơ chế riêng để giảm phát thải khi nhập khẩu. Ví dụ, Hoa Kỳ đang xây dựng Đạo luật Cạnh tranh Sạch (Clean Competition Act), dự kiến áp dụng từ năm 2023. Để ứng phó, Việt Nam nên chấp nhận CBAM và giảm thiểu tác động tiêu cực.

Một số đề xuất để giảm thiểu tác động của CBAM:

Đối với cơ quan quản lý và chính sách:

Xây dựng quy định chi tiết hướng dẫn doanh nghiệp về CBAM và lộ trình tiếp cận.

Thực hiện cơ chế định giá carbon và thị trường tín dụng carbon.

Đối thoại với EU để làm rõ các quy định và ưu đãi của CBAM.

Cung cấp ưu đãi thuế hoặc tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi sang sản xuất xanh.

Đối với doanh nghiệp xuất khẩu:

Theo dõi tiến triển CBAM và chuẩn bị kế hoạch ứng phó.

Nghiên cứu yêu cầu báo cáo phát thải và phát triển quy trình nội bộ.

Đánh giá tác động tài chính và cơ hội thương mại.

Áp dụng chính sách khử carbon để giảm phát thải trong sản xuất.

Ảnh minh họa
Ông Nguyễn Đình Quyền, Giám đốc điều hành và Chuyên gia tư vấn tính toán khí thải tại Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Kinh doanh ESG

Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Đình Quyền, Giám đốc điều hành và Chuyên gia tư vấn tính toán khí thải tại Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Kinh doanh ESG (ESG Education & Business), đã đưa ra nhận định chi tiết về những thách thức mà doanh nghiệp Việt Nam có thể phải đối mặt với Chính sách Cơ chế Điều chỉnh Biên giới Carbon (CBAM) và hướng dẫn một lộ trình thực hiện.

Hiện nay, hơn 97% doanh nghiệp Việt Nam có quy mô nhỏ và vừa, và nhiều trong số đó thiếu minh bạch trong mô hình kinh doanh, đặc biệt là về tài chính. Các vấn đề như không tuân thủ chuẩn mực kế toán, sự không minh bạch trong báo cáo tài chính, và thiếu đầu tư vào quản lý, tổ chức, và năng lực sản xuất đang là thách thức lớn.

Doanh nghiệp thường gặp khó khăn khi vay vốn ngân hàng, đặc biệt là với các khoản vay xanh, do thiếu tài sản đảm bảo và khả năng cung ứng thông tin cho ngân hàng. Ngược lại, ngân hàng cũng khó có được thông tin đầy đủ về doanh nghiệp nhỏ và vừa, với nguồn thông tin chủ yếu từ Trung tâm Thông tin Tín dụng.

Trong bối cảnh này, khi đối mặt với thách thức lớn về chuyển đổi xanh và CBAM, các doanh nghiệp cần thực hiện một số bước quan trọng:

  1. Quy trình đo đạc - báo cáo - thẩm định (MRV): Cần xây dựng quy trình MRV dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế như ISO 9001, ISO 14001, ISO 45001, ISO 5001 để đảm bảo sự minh bạch và trung thực trong báo cáo phát thải khí nhà kính.

  2. Giải pháp giảm phát thải: Trước khi áp dụng công nghệ mới, doanh nghiệp cần tập trung vào quản lý năng lượng, nguyên vật liệu, sản phẩm và khí thải, sử dụng các ứng dụng công nghệ như quản lý năng lượng thông minh, quản lý khí nhà kính thông minh và quản lý sản phẩm/chuỗi cung ứng thông minh.

  3. Công nghệ chuyển đổi sản xuất xanh: Doanh nghiệp cần nghiên cứu và sử dụng các công nghệ phù hợp với điều kiện tài chính và năng lực vận hành. Cần ưu tiên phát triển các công nghệ trong nước và hỗ trợ chúng để đạt được công nhận trong việc giảm phát thải.

  4. Chính sách hỗ trợ: Chính phủ cần tạo ra các chính sách ưu tiên để cải tiến công nghệ giảm phát thải, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi.

  5. Hợp tác với doanh nghiệp FDI: Cần xem xét và học hỏi từ các doanh nghiệp FDI về các tiêu chuẩn và chính sách thực thi đã được xây dựng từ vài chục đến trăm năm.

Cuối cùng, ông Quyền nhấn mạnh rằng quá trình chuyển đổi sang sản xuất xanh và giảm phát thải đòi hỏi sự nghiêm túc và minh bạch từ doanh nghiệp, và đồng thời, sự hỗ trợ và thúc đẩy từ phía chính phủ và các tổ chức có liên quan.

Bình Phương t/h

Bài liên quan
Tin bài khác
Lý giải đà tăng "điên cuồng" của cổ phiếu Vingroup, đưa tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng vượt 10 tỷ USD

Lý giải đà tăng "điên cuồng" của cổ phiếu Vingroup, đưa tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng vượt 10 tỷ USD

Chỉ trong vòng hai tháng trở lại đây, một loạt thông tin tích cực đã hỗ trợ cho sự “thăng hoa” của cổ phiếu VIC nói riêng và nhóm cổ phiếu họ nhà Vin nói chung. Tài sản của Chủ tịch Phạm Nhật Vượng theo đó cũng vọt tăng vượt mốc 10 tỷ USD, trở thành người giàu nhất sàn chứng khoán và đứng thứ 272 người giàu nhất thế giới.
Sun Group được chấp thuận chủ trương đầu tư hãng hàng không Sun PhuQuoc Airways

Sun Group được chấp thuận chủ trương đầu tư hãng hàng không Sun PhuQuoc Airways

Ngày 20/5/2025, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 979/QĐ-TTg, chính thức chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư thực hiện Dự án Hãng hàng không Sun PhuQuoc Airways.
Tỷ phú Nguyễn Phương Thảo lặng lẽ dựng đế chế công nghệ mang Galaxy Holdings

Tỷ phú Nguyễn Phương Thảo lặng lẽ dựng đế chế công nghệ mang Galaxy Holdings

Không ồn ào ra mắt, Galaxy Holdings – tập đoàn công nghệ mới của nữ tỷ phú Phương Thảo – đang lặng lẽ kết nối hệ sinh thái Sovico và quy tụ những "tay chơi" đáng gờm của giới công nghệ Việt.
Vietnam Airlines lại muốn bỏ trần giá vé, xin ưu tiên slot bay

Vietnam Airlines lại muốn bỏ trần giá vé, xin ưu tiên slot bay

Vietnam Airlines tiếp tục đề xuất bỏ trần giá vé máy bay và xin ưu tiên slot bay, gây tranh cãi về tính công bằng, cạnh tranh và định hướng phát triển thị trường hàng không nội địa.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đối thoại bất ngờ với doanh nghiệp tư nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính đối thoại bất ngờ với doanh nghiệp tư nhân

Ngay tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân, Thủ tướng Phạm Minh Chính bất ngờ đối thoại trực tiếp với doanh nghiệp, lắng nghe và giải đáp những trăn trở của doanh nhân.
Bảo hiểm Petrolimex - PJICO miễn nhiệm Tổng giám đốc và Phó Tổng giám đốc

Bảo hiểm Petrolimex - PJICO miễn nhiệm Tổng giám đốc và Phó Tổng giám đốc

Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Petrolimex đồng loạt miễn nhiệm Tổng giám đốc và Phó Tổng giám đốc, đồng thời chuyển giao vai trò người đại diện pháp luật.
BIDV và EXIM Thái Lan đẩy mạnh hợp tác toàn diện

BIDV và EXIM Thái Lan đẩy mạnh hợp tác toàn diện

Ngày 16/5/2025, tại Hà Nội, trước sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Thái Lan Paetongtarn Shinawatra, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng Xuất nhập khẩu Thái Lan (EXIM Thái Lan) đã trao Thỏa thuận hợp tác toàn diện.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Doanh nghiệp kinh doanh vàng phải kiểm soát chặt nguồn gốc sản phẩm

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Doanh nghiệp kinh doanh vàng phải kiểm soát chặt nguồn gốc sản phẩm

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, doanh nghiệp kinh doanh vàng phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng như các quy định liên quan đến nhãn mác, chất lượng sản phẩm, hóa đơn chứng từ, thuế và xuất xứ hàng hóa.
VRG và Becamex IDC: Hai trụ cột chiến lược trong phát triển bền vững của Bình Dương

VRG và Becamex IDC: Hai trụ cột chiến lược trong phát triển bền vững của Bình Dương

Sáng 13/5, Thường trực Tỉnh ủy Bình Dương đã có buổi làm việc với Đảng ủy Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG), nhằm đánh giá tiến độ thực hiện các nội dung hợp tác chiến lược giữa hai bên. Buổi làm việc có sự tham dự của lãnh đạo các sở, ngành trong tỉnh cùng đại diện Tổng công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp – CTCP (Becamex IDC) và VSIP.
Doanh nghiệp xi măng và nỗi lo tìm đầu ra, nhiều công ty tiếp tục thua lỗ

Doanh nghiệp xi măng và nỗi lo tìm đầu ra, nhiều công ty tiếp tục thua lỗ

Hơn một thập kỉ qua, ngành xi măng vẫn chưa giải quyết được bài toán cung - cầu khi ngành phải chứng kiến sự dư thừa nguồn cung trầm trọng. Chi phí đầu vào tiếp tục gia tăng trong khi đầu ra còn đang chật vật tìm kiếm khiến nhiều công ty thua lỗ trong nhiều quý liền.
70 năm và sứ mệnh của doanh nghiệp "dẫn đường"

70 năm và sứ mệnh của doanh nghiệp "dẫn đường"

Vừa qua, tại TP Hải Phòng, ngành bảo đảm an toàn hàng hải Việt Nam long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống (15/5/1955-15/5/2025) và công bố thành lập Tổng Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải Việt Nam.
Cần chính sách chống sốc kịp thời cho doanh nghiệp

Cần chính sách chống sốc kịp thời cho doanh nghiệp

Ông Shin JuBack -Tổng Giám đốc Lotte Mart Việt Nam cho rằng cần sớm áp dụng các biện pháp “chống sốc” thiết thực về tài chính và chi phí, giúp doanh nghiệp trụ vững trước cơn “bão” thuế đối ứng đang đe dọa nhiều ngành xuất khẩu chủ lực.
Doanh nghiệp Việt khẩn trương thúc đẩy hợp đồng với các đối tác Hoa Kỳ

Doanh nghiệp Việt khẩn trương thúc đẩy hợp đồng với các đối tác Hoa Kỳ

Nhiều tập đoàn, doanh nghiệp Việt cho biết, từ nay đến tháng 6/2025 sẽ tiếp tục tăng cường tiếp xúc, làm việc với các đối tác Hoa Kỳ để thúc đẩy việc hiện thực hóa các hợp đồng và thỏa thuận đã ký.
Doanh nghiệp xi măng: Đầu tư công nghệ xanh hay dừng xuất khẩu?

Doanh nghiệp xi măng: Đầu tư công nghệ xanh hay dừng xuất khẩu?

Các doanh nghiệp xi măng Việt Nam đang đứng trước một bước ngoặt quan trọng, khi những yêu cầu mới từ thị trường xuất khẩu đang buộc doanh nghiệp phải đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang công nghệ xanh.
Nghị quyết 68 và cú hích số hóa cho hộ kinh doanh cá thể

Nghị quyết 68 và cú hích số hóa cho hộ kinh doanh cá thể

Nghị quyết 68-NQ/TW giúp thay đổi tư duy, tạo đà mạnh mẽ giúp các hộ kinh doanh nhỏ vượt qua khó khăn, áp dụng công nghệ để phát triển bền vững, tiến đến trở thành doanh nghiệp kinh doanh bài bản.