Kinh tế ngành nhà hàng Mỹ phục hồi nhờ vắc xin và kích cầu tiêu dùng

00:08 07/03/2021

Tăng số lượng việc làm và các gói kích cầu tiêu dùng là hai trong số những dự báo cho sự phục hồi của ngành Nhà hàng tại Hoa Kỳ trong thời gian tới.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: internet)

Kể từ hai tháng trở lại đây, các nhà hàng và quán bar đã quay trở lại làm việc và tăng 286 nghìn việc làm cho nhân công. Đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy tình hình lạc quan của ngành này sau một mùa đông dài lạnh giá.

Thời tiết khắc nghiệt, nhiệt độ đóng băng cùng với sự gia tăng của các trường hợp Covid-19 mới đã làm tổn thương sâu sắc ngành kinh doanh ẩm thực vào cuối năm ngoái và đầu năm nay. Sau những cơn bão mùa Đông, nhiệt độ ấm dần lên, hoạt động phân phối vắc xin nhờ đó đã tăng tốc nhanh chóng khi tính đến sáng thứ Năm, theo dữ liệu từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh đã có hơn 54 triệu người Mỹ - khoảng 16% tổng dân số - đã nhận được ít nhất một liều thuốc. Số thuốc này vẫn đang trong quá trình phân phối trên toàn nước Mỹ. Nhằm mục tiêu tăng tốc phân phối vắc-xin, các bang đã bắt đầu nới lỏng hoặc thậm chí chuẩn bị loại bỏ giãn cách tại các nhà hàng và nhiều địa điểm khác. Kể từ đầu tháng Ba, ít nhất 35 bang đã nới lỏng các hạn chế, ví dụ như Connecticut đang có kế hoạch cho phép các nhà hàng hoạt động hết công suất vào cuối tháng Ba.

Trước đó, một cuộc thăm dò của Hiệp hội Nhà hàng Quốc gia đã khảo sát 3.000 nhà hàng trong khoảng thời gian từ ngày 2 đến ngày 10 tháng 2. Kết quả cho thấy nhiều người tỏ ra bi quan về những nỗ lực phục hồi của ngành. Khoảng một phần ba số đó cho biết sẽ mất từ ​​7 đến 12 tháng để các điều kiện kinh doanh trở lại bình thường tại nhà hàng của họ và 29% rằng thời gian hồi phục cần mất ít nhất một năm. 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: internet)

May mắn thay tình hình sẽ khả quan hơn rất nhiều nhờ triển khai vắc xin và gói kích cầu mới nhất chuẩn bị được phê duyệt trước ngày 14 tháng 3. Nếu được thông qua, người tiêu dùng sẽ nhận được khoản trợ cấp 1.400 đô la, chí ít những thực khách sẽ lựa chọn các dịch vụ ăn uống thay vì đi du lịch. Hơn thế nữa, dự luật kích cầu còn bao gồm một chương trình hỗ trợ các nhà hàng lên tới 10 triệu đô la nếu các cơ sở này thua lỗ vào hồi năm ngoái. Những khoản tiền trên có thể giúp các quán ăn độc lập thanh toán các hóa đơn, bố trí lại nhân viên và duy trì hoạt động. Bên cạnh đó, 14% người trả lời khảo sát cho biết cơ sở kinh doanh của họ có khả năng hoặc chắc chắn sẽ đóng cửa trong vòng ba tháng tới nếu không nhận được bất kỳ viện trợ liên bang nào.

Dự báo mới nhất của Technomic dự đoán rằng tốc độ tăng trưởng kép hàng năm của nhà hàng và quán bar sẽ chỉ giảm 3,6% từ năm 2019 đến năm 2021. Các chuyên gia kỳ vọng rằng quý 2 năm nay sẽ cho thấy mức tăng trưởng cao nhất so với cùng kỳ năm trước và ngày 4 tháng 7 tới đây được xem là thời điểm đánh dấu thời điểm phục hồi của ngành nhà hàng.

Hiện tại, các xu hướng tiêu dùng vẫn chịu ảnh hưởng của thói quen trong đại dịch. Các nhà hàng bán thức ăn nhanh nhờ vào giá bán thấp cũng như tính chất tiện lợi phục hồi nhanh hơn so với các nhà hàng phục vụ tại chỗ với đầy đủ dịch vụ. Tuy nhiên, khi hầu hết người tiêu dùng Mỹ trở lại với thói quen trước đại dịch, bối cảnh của ngành công nghiệp nhà hàng nước này sẽ hoàn toàn thay đổi.

TL