Các quốc gia Châu Âu đã đạt tỉ lệ tiêm chủng vắc xin rộng rãi nhưng nhiều khu vực vẫn duy trì đóng cửa đất nước trong bối cảnh làn sóng Covid lần thứ ba. Chỉ số PMI của IHS Markit khu vực đồng Euro xem xét các hoạt động kinh tế trong cả lĩnh vực sản xuất và dịch vụ đạt 53.7 trong tháng 4 và 53.2 hồi tháng 3 trong đó chỉ số trên 50 thể hiện mở rộng hoạt động kinh tế.
Chris Williamson, nhà kinh tế trưởng tại IHS Markit cho biết trong một phát biểu: “Trong một tháng vừa qua, những biện pháp khống chế vi rút được thắt chặt nhằm chống chọi với những làn sóng lây nhiễm tiếp theo, nền kinh tế khu vực đồng Euro đã cho thấy sức mạnh đáng khích lệ”. Ông cho biết thêm: “Mặc dù các ngành dịch vụ tiếp tục chịu ảnh hưởng của nhiều biện pháp chống dịch nhưng tình hình cho thấy các công ty tăng trưởng trở lại trong nỗ lực điều chỉnh nhịp sống phù hợp và chuẩn bị cho tương lai phục hồi phía truốc.
Các nhà phân tích bày tỏ sự lạc quan đối với các tháng sắp tới khi các chính phủ gỡ bỏ các biện pháp giãn cách. Điển hình như Ý đang mở cửa một phần hoạt động kinh tế và Pháp đang xem xét việc mở cửa trở lại từ giữa tháng 5 và Hy Lạp cũng có kế hoạch tương tự. Phát biểu hôm thứ năm, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu, Christine Lagarde cho hay: “Các dữ liệu kinh tế, khảo sát sắp tới cho thấy hoạt động kinh tế một lần nữa thu hẹp trong quý một năm nay nhưng đồng thời chỉ ra có tín hiệu phát triển trong quý thứ hai”. Bà nhấn mạnh, trên tất cả vẫn cần xem xét tổng thể môi trường biến động liên quan đến triển vọng kinh tế.
Chỉ số đầu ra tổng hợp của nước Pháp đạt 51.7 vào tháng 4, cao điểm nhất trong quãng thời gian chín tháng và là sự kiện mở rộng hoạt động kinh tế đầu tiên kể từ hồi tháng tám. Eliot Kerr, nhà kinh tế tại IHS Markit chia sẻ: “Với sự mở rộng trong hoạt động dịch vụ và một làn sóng phát triển mạnh mẽ trong sản xuất sản phẩm trong suốt tháng 4, ngành kinh tế tư nhân nước Pháp đã cho thấy tín hiệu phát triển”. Cụ thể điểm sáng của Pháp nằm ở các ngành dịch vụ cùng với phục hồi sản xuất.
Trong khi đó các hoạt động kinh tế tại Đức xuất hiện tình trạng trì trệ trong tháng này. Chỉ số PMI của Đức hiện giảm còn 56.0 so với con số 57.3 hồi tháng trước. Ngành kinh tế dịch vụ của nước này đã chững lại do hoạt động sản xuất gặp phải một số vấn đề về nguồn cung vật liệu. Phil Smith, phó giám đốc tại IHS Markit chia sẻ: “Tình trạng mất cân bằng trong nhu cầu và cung cấp cho chuỗi cung ứng sản suất vẫn tiếp tục nâng cao chi phí kinh doanh và đang trên đà đạt ngưỡng kỷ lục trong hơn một thập kỷ qua”. Ngoài ra trong khi các giá cả tại các nhà xưởng tăng do nhu cầu mạnh mẽ đối với nhiều mặt hàng, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ duy trì giá cạnh tranh và phần nào hạn chế tốc độ lan tỏa của giá tiêu dùng”.
TL