Mức tăng trưởng trên 25% và đạt quy mô trên 20 tỷ USD hiện có, bao gồm giao dịch TMĐT bán lẻ là 8,5% trong 5.680 tỷ đồng tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng. Năm 2022, lĩnh vực bán lẻ hàng hoá trực tuyến so với tổng mức bán lẻ trong năm 2021, cao hơn khoảng 6,7%, đây được cho là điểm sáng trong tăng trưởng kinh tế ngành TMĐT, mang đến tính ổn định và nhanh nhất.
Các nhà phân tích nhận định, dù TMĐT ở Việt Nam tăng trưởng cao nhưng đó mới chỉ là giai đoạn đầu, nếu so với các nền kinh tế khác như Trung Quốc, một quốc gia phát triển mạnh nhất về TMĐT với 27,2% toàn bộ doanh số bán lẻ hàng hoá, Việt Nam cần phải đẩy mạnh hơn nữa việc triển khai các hoạt động kinh doanh trên các nền tảng TMĐT.
Theo Vecom, hiện đã có tới 65% DN và người dân thường xuyên sử dụng các nền tảng như Zalo, WhatsApp, Viber hay Facebook Messenger trong hoạt động TMĐT trong quý I/2023. Con số này đã thể hiện việc triển khai bán hàng trên mạng xã hội mang lại hiệu quả cao nhất, nó vượt qua các hình thức kinh doanh khác như trên các sàn giao dịch hay trực tiếp trên website của DN.
Dự báo hoạt động kinh doanh trên các sàn TMĐT tiếp tục tăng trưởng và ổn định trong những năm tiếp theo, mặc dù nền kinh tế phải chịu sự ảnh hưởng lớn từ làn sóng khủng hoảng kinh tế trong và ngoài nước.
Xu hướng công nghệ là yếu tố quyết định sự sống còn của DN để thích nghi với tình hình kinh tế hiện nay. Nhiều DN lớn có thể đầu tư nền tảng riêng cả về website và ứng dụng di động, để tham gia hoạt động TMĐT, nhưng đối với những DN nhỏ mới thành lập, họ lại chọn kinh doanh trực tuyến trên các sàn TMĐT hay mạng xã hội. Thay đổi tư duy cũng chính là hướng đưa ngành TMĐT Việt Nam phát triển trong những năm tới đây./.
P.V