Khi nào tiêu dùng châu Á sẽ quay trở lại?

15:35 12/08/2021

Đại dịch Covid-19 hiện chưa thể dự đoán thời điểm kết thúc nhưng đường nét của sự phục hồi đang dần rõ ràng hơn, là tín hiệu tích cực cho toàn thế giới. Ở Hoa Kỳ và châu Âu, trạng thái hồi phục được xây dựng trên triển khai tiêm vaccine nhanh chóng và kích thích các chính sách, bao gồm hỗ trợ trực tiếp các hộ gia đình. Tuy nhiên tại châu Á, phần lớn bức tranh được mô tả khác hẳn.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: Campaign Asia)

Có thể thấy rõ, hoạt động phân bổ vaccine tại khu vực này chậm hơn và đa số có ít chính sách ủng hộ cho những hộ gia đình thu nhập thấp. Kết quả là sự phục hồi toàn cầu không thuận lợi, trong đó nhu cầu tiêu dùng từ Hoa Kỳ và châu Âu là động lực giúp vực lại châu Á. Tất nhiên đây không phải là phương án bền vững, châu Á sẽ cần người tiêu dùng chi tiêu nhiều hơn nếu muốn con đường phục hồi được duy trì trong năm tới hoặc lâu hơn nữa.

Nhìn nhận tổng thể, hoạt động của Châu Á trong giai đoạn đầu của đại dịch đến đầu năm 2021 đã giúp ổn định nền kinh tế toàn cầu. Ở nhiều quốc gia, việc đóng cửa biên giới sớm, giãn cách xã hội nghiêm ngặt và các chiến dịch truy vết nguồn lây nhiễm đã giữ tỷ lệ mắc bệnh và tử vong ở mức thấp. Đổi lại, các nền kinh tế sản xuất hàng hóa hiện có nhu cầu nhanh chóng mở cửa trở lại các nhà máy. Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore và Đài Loan, tất cả đều tăng cường sản xuất để đáp ứng dấu hiệu gia tăng trên toàn cầu trong các mảng thiết bị chăm sóc sức khỏe, ô tô và điện tử. Sự tắc nghẽn nguồn cung và giá cả leo thang cũng bắt đầu từ đây.

Bất chấp kết quả chống dịch ấn tượng trong giai đoạn đầu đại dịch, các hộ gia đình trên khắp khu vực dường như phản ứng chậm hơn phương Tây do thói quen tiết kiệm kể từ khi phải chấp hành hàng loạt quy định về di chuyển và phòng dịch.

Ví dụ, các hộ gia đình thành thị của Trung Quốc đã tiết kiệm được hơn 40% thu nhập khả dụng của họ trong nửa đầu năm 2020, tăng khoảng 7 điểm phần trăm so với mức trước Covid. Mặc dù hoạt động xã hội đã được bình thường hóa ổn định nhưng nhiều người dân vẫn tiết kiệm. Trên thực tế, hành vi tiết kiệm bắt đầu tăng trở lại vào đầu năm 2021. Hàn Quốc cũng trong hoàn cảnh tương tự. Trong quý đầu tiên của năm 2021, chi tiêu cho tiêu dùng cá nhân vẫn thấp hơn khoảng 5% so với trước đây trong khi xuất khẩu tăng hơn 5%.

Rõ ràng, sự mất cân đối trong nhu cầu toàn cầu thể hiện cách thức các quốc gia thực hiện cân bằng giữa các khoản thu và chi bên ngoài. Cán cân này tăng lên khi các nước tiết kiệm nhiều hơn, chi tiêu và nhập khẩu ít hơn đối tác thương mại. Thặng dư của châu Á được tính bằng tỷ trọng GDP đã tăng khảong 2 điểm phần trăm lên 3% GDP trong thời kỳ địa dịch. Đây là một sự gia tăng lớn theo tiêu chuẩn.

Liệu đâu là vấn đề kìm hãm sự phục hồi của châu Á? Các biến thể mới đang làm phức tạp thêm quá trình tái mở cửa toàn cầu, nhưng xu hướng ở hầu hết các nền kinh tế tiên tiến hiện nay là nới lỏng các hạn chế xã hội. Chúng ta nên mong đợi người tiêu dùng ở các quốc gia đó chi tiêu ít hơn cho hàng hóa lâu bền và nhiều hơn cho các dịch vụ, bao gồm cả ăn uống và du lịch. Xuất khẩu của châu Á có thể tiếp tục tăng nhưng do nhu cầu hàng hóa chậm lại, đóng góp vào tăng trưởng nội địa chắc chắn sẽ giảm trong năm tới. Trừ khi các nền kinh tế lớn trong khu vực có thể tìm thấy một động lực kinh tế mới, tăng trưởng có thể chậm hơn nhiều so với dự kiến.

Có thể nói, triển vọng ở châu Á hiện phụ thuộc hoàn toàn vào việc triển khai vaccine. Việc tiếp tục chống chọi với đại dịch sẽ kéo dài chi phí kinh tế. Mặc dù mức độ lây nhiễm thấp có thể cho phép các chính phủ giảm bớt nhiều hạn chế, nhưng sự xa rời xã hội và nguy cơ các hạn chế có thể quay trở lại nhanh chóng đang khiến các hộ gia đình ở châu Á trở nên thận trọng. Đối mặt với nhiều biến thể lây nhiễm hơn, ngay cả các biện pháp phòng thủ “tiêu chuẩn vàng” cũng đang bị vi phạm, chẳng hạn như Singapore và Đài Loan đã phát hiện trong những tháng gần đây.

Tin tốt là, sau một khởi đầu chậm chạp, hoạt động tiêm chủng đang đạt tốc độ nhanh trên nhiều khu vực châu Á. Các chính phủ đã tăng cường nỗ lực để đảm bảo nguồn cung cấp vaccine toàn cầu và thúc đẩy sản xuất trong nước. Vào cuối năm nay, Trung Quốc, Hàn Quốc và Singapore có khả năng sẽ đạt được mức độ bao phủ mà Tổ chức Y tế Thế giới đã đề xuất miễn dịch cộng đồng. Nhóm thứ hai, bao gồm Úc, Ấn Độ và Nhật Bản dự kiến đạt được cột mốc này trong nửa đầu năm 2022. Một khi người tiêu dùng châu Á nhận thấy rằng thời điểm kết thúc của đại dịch đã thực sự ở trong tầm mắt, chi tiêu, đặc biệt là ngành dịch vụ được kỳ vọng tăng mạnh. Ngoài ra, châu Á nên đặt hy vọng ghi nhận cả chính sách tài khóa và tiền tệ sẽ song hành với tốc độ phục hồi.

Bên cạnh đó, các chủ ngân hàng trung ương sẽ cần để mắt đến Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ vì kinh nghiệm cho thấy khi tỷ giá của Hoa Kỳ bắt đầu tăng có thể lan rộng đến cả thị trường tiền tệ và trái phiếu. Các ngân hàng trung ương cũng lo lắng về giá tài sản tăng nhanh chóng, được thúc đẩy bởi lãi suất thấp. Tuy nhiên, các chính sách thắt chặt ở châu Á có thể tạo ra nhiều vấn đề hơn, bao gồm phục hồi chậm, thiếu việc làm,...

Cho đến nay, người tiêu dùng châu Á không mấy mặn mà trong quá trình phục hồi. Hy vọng tăng cao trong 12 tháng tới khi tiết kiệm giảm và chi tiêu tăng lên. Điều này không chỉ quan tọng đối với châu Á mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của toàn bộ nền kinh tế toàn cầu.

TL (theo e27)