Thứ sáu 13/06/2025 14:49
Hotline: 024.355.63.010
Kinh tế số

Kế hoạch thu hút các "gã khổng lồ" nước ngoài để biến Ấn Độ trở thành cường quốc chất bán dẫn

28/09/2022 16:11
Các nhà phân tích cho rằng ngành công nghiệp sản xuất chất bán dẫn của Ấn Độ hiện đang đi lên do nỗ lực của nước này trong việc thu hút các công ty lớn từ nước ngoài.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa.

Giữa tháng 9, “gã khổng lồ” điện tử Đài Loan Foxconn ký biên bản ghi nhớ với tập đoàn đa quốc gia trụ sở tại Ấn Độ Vedanta về việc thành lập nhà máy sản xuất màn hình và bán dẫn ở bang Gujarat trong liên doanh đầu tư trị giá 20 tỉ USD. Trước đó, có tin hàng loạt công ty lớn khác như Apple, Samsung và Google cũng đang thực hiện những bước đi nhỏ nhưng chắc chắn với Ấn Độ, sau khi xét thấy tiềm năng về cơ sở sản xuất điện tử mới cùng động lực của thị trường điện thoại thông minh nội địa lớn thứ hai trên thế giới.

Trước thời điểm đại dịch COVID-19 bùng phát, hơn 95% dòng điện thoại iPhone của Apple bán ra trên toàn cầu được sản xuất tại Trung Quốc. Nhưng tỷ lệ này đang giảm xuống khi nhà “táo cắn dở” dần mở rộng dây chuyền sản xuất iPhone tại quốc gia Nam Á với đối tác gia công chính như Foxconn, Wistron và Pegatron dự kiến ký hợp đồng cùng các tập đoàn Ấn Độ để lắp ráp 5-7% tổng số iPhone bán ra trên toàn cầu vào năm 2022, tăng từ mức 3% trong năm 2021 và dưới 1,5% của năm 2020. Các nhà phân tích của JP Morgan ước tính, Apple có thể tăng tỷ lệ này lên 25% vào năm 2025. Trong khi đó, tập đoàn Hàn Quốc Samsung đã dời đơn vị sản xuất màn hình từ nhà máy ở Trung Quốc sang Ấn Độ hồi năm 2021. Trong xu hướng này, Google cũng mời thầu các nhà sản xuất Ấn Độ để lắp ráp 500.000 đến một triệu chiếc điện thoại thông minh Pixel mà hiện gần như được sản xuất hoàn toàn tại Trung Quốc.

Kế hoạch thu hút những công ty lớn từ nước ngoài

Các nhà phân tích cho rằng ngành công nghiệp sản xuất chất bán dẫn của Ấn Độ hiện đang đi lên do nỗ lực của nước này trong việc thu hút các công ty lớn từ nước ngoài.

Vấn đề đối với nhiều quốc gia đang tìm cách thúc đẩy năng lực sản xuất chip là các công ty và quốc gia thống trị ngành hiện có rất ít và cũng cách xa nhau. Ví dụ, Đài Loan và Hàn Quốc chiếm khoảng 80% thị trường xưởng đúc toàn cầu. Xưởng đúc là cơ sở sản xuất các loại chip mà công ty khác thiết kế.

Ấn Độ thường không nằm trong danh sách các quốc gia hàng đầu về chất bán dẫn. Vì vậy, nước này không có nhiều công ty chip lớn và cũng không có công ty tiên tiến hàng đầu. Và bởi vì không có các công ty bán dẫn bản địa nên kế hoạch của Chính quyền Thủ tướng Narendra Modi đang tập trung nỗ lực thu hút các công ty lớn từ nước ngoài.

i khuyến khích các nhà sản xuất chip toàn cầu thiết lập cơ sở sản xuất ở Ấn Độ.
Thủ tướng Narendra Modi khuyến khích các nhà sản xuất chip toàn cầu thiết lập cơ sở sản xuất ở Ấn Độ.

Vào tháng 12 năm ngoái, Ấn Độ đã đưa ra kế hoạch trị giá 10 tỷ USD tập trung vào ngành công nghiệp bán dẫn, trong đó sẽ "tăng cường gấp đôi" nỗ lực để thu hút các công ty bên ngoài tới phát triển các lĩnh vực mà Ấn Độ đang có lợi thế.

Tuy nhiên, với việc cần số lượng vốn lớn, thời gian xây dựng các nhà máy lâu, sự không chắc chắn về môi trường kinh doanh và cả vấn đề thuế đang khiến các công ty như vậy khó có thể thành lập ở Ấn Độ. Tuy nhiên, có những dấu hiệu cho thấy mọi thứ đang dần thay đổi.

"Thành tích không quá rõ rệt nhưng chính phủ đã đi đúng hướng, trong đó có các chính sách thúc đẩy và thu hút các công ty sản xuất bán dẫn hàng đầu. Ấn Độ có một số thế mạnh đưa nước này trở thành trung tâm sản xuất chip toàn cầu", ông Neil Shah, chuyên gia tại công ty tư vấn công nghệ Counterpoint Research cho biết.

"Thế mạnh của Ấn Độ là thị trường tiêu thụ nội địa khổng lồ về chất bán dẫn và là nền kinh tế đông dân thứ hai trên thế giới", ông Shah nói.

Nhà phân tích này cũng cho biết các chương trình hỗ trợ của chính phủ thực sự sẽ rất có ích. Ngoài ra, Ấn Độ cũng sở hữu nhiều nhân lực kỹ thuật tốt biết tiếng Anh và lực lượng lao động lớn giá rẻ. Nguồn lao động này có thể giúp Ấn Độ trở thành một lực lượng quan trọng phục vụ chuỗi cung ứng chất bán dẫn, cụ thể là thiết kế chip – một lĩnh vực đòi hỏi số lượng lớn lao động lành nghề.

Ấn Độ có nguồn nhân lực lớn về chất bán dẫn. Việc thiết kế chất bán dẫn đòi hỏi số lượng lớn các kỹ sư lành nghề và đây chính là điểm mạnh của Ấn Độ và trong số các công ty bán dẫn lớn nhất trên thế giới thì có tới 8 công ty có xưởng thiết kế ở Ấn Độ.

Hiện nay, có một thực tế là Ấn Độ chưa có bất kỳ nhà máy sản xuất chip bán dẫn nào. Tuy nhiên, chính phủ nước này đã tìm cách thu hút đầu tư của các hãng chip nước ngoài. Đáng kể, ISMC Digital đang có kế hoạch xây dựng một nhà máy sản xuất chip trị giá 3 tỷ USD ở Ấn Độ, còn Tower Semiconductor, một công ty chất bán dẫn của Israel, sẽ là đối tác công nghệ trong dự án 3 tỷ USD.

Trong khi đó, Foxconn, công ty chuyên lắp ráp iPhone cho Apple, và Công ty khai khoáng Vedanta của Ấn Độ đã hợp tác xây dựng một cơ sở sản xuất chip trị giá 19,5 tỷ USD ở quốc gia Nam Á.

Những dự án trên sẽ là những cơ sở sản xuất chất bán dẫn đầu tiên ở Ấn Độ. Nhưng, New Delhi chắc chắn sẽ tìm cách thu hút những "gã khổng lồ" như TSMC và Intel đến đầu tư.

Nỗ lực hiện thực hóa tham vọng

Theo giới quan sát, sự dịch chuyển của các ông lớn ngành công nghệ phù hợp tầm nhìn của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi về tạo động lực cho ngành bán dẫn trong nước, góp phần giảm nhập khẩu linh kiện điện tử cũng như sản phẩm công nghệ nước ngoài, đặc biệt từ Trung Quốc. Tuy Ấn Độ có nhiều đơn vị nghiên cứu và phát triển chất bán dẫn thuộc sở hữu các công ty hàng đầu thế giới, nhưng họ lại thiếu những cơ sở sản xuất quy mô lớn. Người Ấn cũng không có công ty bản địa nào đứng vào hàng tốp trong lĩnh vực bán dẫn.

Vì vậy, mong muốn lớn nhất của Chính phủ Ấn Độ hiện nay là sản xuất càng nhiều linh kiện điện tử quan trọng trong nước càng tốt, hướng tới vai trò trung tâm sản xuất chip toàn cầu. Theo kế hoạch, New Delhi sẽ mở rộng quy mô sản xuất hàng điện tử trong nước từ 75 tỉ USD hiện nay lên 300 tỉ USD vào năm 2026; đồng thời tăng cường xuất khẩu hàng điện tử hàng năm từ 16 tỉ USD hiện tại lên 120 tỉ USD.

Trong nỗ lực hiện thực hóa tham vọng này, chính quyền Thủ tướng Modi đang đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ thu hút các công ty lớn của nước ngoài. Cụ thể, vào cuối năm ngoái, Ấn Độ công bố kế hoạch hỗ trợ ngành công nghiệp bán dẫn trị giá 10 tỉ USD nhằm định vị quốc gia như một trung tâm toàn cầu về thiết kế và sản xuất điện tử. Tuần rồi, New Delhi tiếp tục thông báo sẽ tài trợ 50% chi phí dự án cho một loạt các nhà máy chế tạo chất bán dẫn. Hỗ trợ tài chính đối với ngành bán dẫn hỗn hợp, bao bì và các cơ sở bán dẫn khác cũng được nâng từ 30% lên 50%.

TH

Tin bài khác
Liệu Apple có đang đi theo vết xe đổ của Nokia?

Liệu Apple có đang đi theo vết xe đổ của Nokia?

Sau kỳ vọng về AI, Apple đang đối mặt với những thách thức lớn về đổi mới công nghệ và tăng trưởng chậm lại. Liệu CEO Tim Cook có thể xoay chuyển tình thế và tránh lặp lại bi kịch từng xảy ra với Nokia?
Những "Ông Lớn" doanh nghiệp Việt “chạy đua” đổ tiền vào AI

Những "Ông Lớn" doanh nghiệp Việt “chạy đua” đổ tiền vào AI

Viettel, FPT, VNG, VinAI đang đẩy mạnh đầu tư vào AI, từ hạ tầng tới ứng dụng thực tiễn, tạo nên một cuộc đua “đổ tiền” nhằm vươn tầm quốc tế trong kỷ nguyên số.
Trí tuệ nhân tạo đã thay đổi doanh nghiệp Việt Nam thế nào?

Trí tuệ nhân tạo đã thay đổi doanh nghiệp Việt Nam thế nào?

Trí tuệ nhân tạo (AI) đã thay đổi sâu sắc doanh nghiệp Việt Nam. Cùng kinh tế số, AI tạo nên cuộc cách mạng, giúp doanh nghiệp nắm bắt cơ hội, bứt phá mạnh mẽ.
Sapo 6870 giải pháp biến điện thoại thành máy tính tiền

Sapo 6870 giải pháp biến điện thoại thành máy tính tiền

Sapo 6870 – phần mềm quản lý bán hàng miễn phí trên điện thoại dành riêng cho hộ kinh doanh, cho phép bán hàng và xuất hóa đơn điện tử, ký số ngay trên điện thoại di động.
Android 16 ra mắt: Giao diện mới, bảo mật mạnh và loạt tính năng thông minh

Android 16 ra mắt: Giao diện mới, bảo mật mạnh và loạt tính năng thông minh

Android 16 chính thức phát hành với giao diện Material 3, bảo mật tối ưu, tính năng mới Live Updates, Desktop Mode và AI chỉnh ảnh ấn tượng.
ByteDance bất ngờ thay đổi nhân sự cấp cao, siết chặt kiểm duyệt nội dung

ByteDance bất ngờ thay đổi nhân sự cấp cao, siết chặt kiểm duyệt nội dung

Động thái này của ByteDance diễn ra trong bối cảnh công ty có trụ sở tại Bắc Kinh đang đẩy mạnh công tác đảm bảo an toàn nội dung, đáp ứng các yêu cầu kiểm duyệt nghiêm ngặt của chính quyền Trung Quốc.
Grab bác bỏ tin đồn sáp nhập GoTo: Thương vụ 7 tỷ USD tạm “đóng băng”

Grab bác bỏ tin đồn sáp nhập GoTo: Thương vụ 7 tỷ USD tạm “đóng băng”

Grab chính thức bác bỏ thông tin sáp nhập GoTo, khép lại thương vụ công nghệ 7 tỷ USD giữa lo ngại về độc quyền và chủ quyền công nghệ của Indonesia.
Trung tâm Nghiên cứu và phát triển AI của Qualcomm chính thức hoạt động tại Việt Nam

Trung tâm Nghiên cứu và phát triển AI của Qualcomm chính thức hoạt động tại Việt Nam

Đây là trung tâm AI lớn thứ ba toàn cầu của Qualcomm, được kỳ vọng sẽ biến Việt Nam thành trung tâm nghiên cứu và đổi mới AI hàng đầu khu vực.
WWDC 2025: Vì sao Apple bốc hơi 75 tỷ USD vốn hóa vì "Siri"?

WWDC 2025: Vì sao Apple bốc hơi 75 tỷ USD vốn hóa vì "Siri"?

Chỉ vài phút sau khi sự kiện WWDC 2025 bắt đầu, giá cổ phiếu của Apple đã lao dốc hơn 2,5% khi hãng xác nhận Siri, thành phần cốt lõi của chiến lược AI, vẫn chưa sẵn sàng.
Bảng giá điện thoại Xiaomi tháng 6/2025: Phủ đều mọi phân khúc, giá cạnh tranh rõ rệt

Bảng giá điện thoại Xiaomi tháng 6/2025: Phủ đều mọi phân khúc, giá cạnh tranh rõ rệt

Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập cập nhập đến độc giả bảng giá Xiaomi tháng 6/2025, từ dòng phổ thông như POCO M6 đến flagship Xiaomi 15 Ultra, phù hợp mọi nhu cầu và ngân sách người dùng.
Huawei thừa nhận chip tụt hậu so với Mỹ, nhưng đã có lối đi riêng

Huawei thừa nhận chip tụt hậu so với Mỹ, nhưng đã có lối đi riêng

CEO Huawei cho biết chip của hãng chậm hơn một thế hệ so với đối thủ Mỹ, song đang tận dụng các giải pháp mới để cải thiện hiệu năng, giữa bối cảnh chịu lệnh cấm từ Washington.
Apple Intelligence sẽ hỗ trợ tiếng Việt từ cuối năm nay trên iPhone

Apple Intelligence sẽ hỗ trợ tiếng Việt từ cuối năm nay trên iPhone

Apple Intelligence chỉ hoạt động trên các thiết bị đời mới như iPhone 15 Pro, iPhone 15 Pro Max, iPhone 16 series, iPad mini dùng chip A17 Pro, iPad và Mac với chip M1 trở lên.
iOS 26 ra mắt tại WWDC 2025 với thiết kế Liquid Glass và loạt tính năng AI đột phá

iOS 26 ra mắt tại WWDC 2025 với thiết kế Liquid Glass và loạt tính năng AI đột phá

Phiên bản iOS tiếp theo chính thức có tên iOS 26, sẽ được phát hành vào khoảng tháng 9 năm 2025 và sử dụng xuyên suốt trong năm 2026.
Bài học từ Trung Quốc trong cuộc đua điện hoá ngành ô tô?

Bài học từ Trung Quốc trong cuộc đua điện hoá ngành ô tô?

Với chiến lược bài bản và sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính phủ, Trung Quốc đang dẫn đầu cuộc đua điện hóa phương tiện toàn cầu. Chính nhờ nền móng này mà các công ty như Huawei, Xiaomi hoàn toàn có thể “lấn sân” sang sản xuất xe điện.
Doanh nghiệp Việt đối mặt với làn sóng tấn công mạng bởi AI

Doanh nghiệp Việt đối mặt với làn sóng tấn công mạng bởi AI

Một thực trạng rằng, nhân lực an ninh mạng tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đang không đủ để chống chọi với làn sóng tấn công mạng vốn ngày càng phức tạp.