
Hòa Bình: 123 sản phẩm OCOP được công nhận đạt chuẩn 3 - 4 sao
Những năm qua, với sự nỗ lực của các doanh nghiệp, HTX, người sản xuất và các ngành chức năng, chính quyền các địa phương của tỉnh Hòa Bình đã góp phần đưa thương hiệu các OCOP và sản phẩm nông nghiệp, nông thôn tiêu biểu đến với người tiêu dùng

Với sự vào cuộc của các cấp, ngành, địa phương; sự thay đổi tư duy sản xuất của nông dân; sự tham gia kịp thời của các sàn thương mại điện tử trong việc đào tạo, tập huấn cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tiếp cận công nghệ thông tin, kỹ năng kinh doanh trên nền tảng số... sản xuất nông nghiệp của tỉnh Hòa Bình có những chuyển biến tích cực. Toàn tỉnh hiện có 123 sản phẩm OCOP đạt 3 - 4 sao, trên 100 chuỗi liên kết sản xuất, cung ứng thực phẩm an toàn, góp phần tạo liên kết chặt chẽ giữa người sản xuất và doanh nghiệp để sản xuất hàng hóa gắn với thị trường và thực hiện hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh.
Bên cạnh đó, từ việc cấp 21 mã số vùng trồng cho tổng diện tích canh tác 168,7 ha, đã mở ra cơ hội xuất khẩu cho nhiều mặt hàng nông sản của tỉnh Hòa Bình sang những thị trường lớn. Các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP ngày càng đa dạng, chất lượng cao, phát huy được tiềm năng, lợi thế sẵn có của địa phương, đáp ứng những yêu cầu khắt khe của các nước nhập khẩu. Từ đầu năm 2023 đến nay, đã có 7 doanh nghiệp, hợp tác xã sơ chế, chế biến sản phẩm nông, lâm, thủy sản xuất khẩu sản phẩm sang thị trường các nước: Nhật Bản, Trung Quốc, Anh và thị trường EU... với tổng sản lượng đạt trên 1.504 tấn, tổng giá trị xuất khẩu đạt 62,52 tỷ đồng.
Đặc biệt, nhờ triển khai hiệu quả, đồng bộ nhiều giải pháp, đến nay, huyện Lạc Thủy có 17 sản phẩm OCOP 3 - 4 sao. Trong đó, một số sản phẩm như chè, măng đã qua sơ chế, chế biến được xuất khẩu sang thị trường Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức... Các sản phẩm OCOP khác đang được bày bán rộng rãi tại hệ thống các cửa hàng nông sản sạch trong huyện, trong và ngoài tỉnh, hệ thống siêu thị lớn trong cả nước như: Winmart, Lottemart, Big C, các sàn thương mại điện tử Voso.vn, Posmart.vn... Những thành quả từ Chương trình OCOP đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân các địa bàn trong huyện. Đồng thời cũng là cơ sở cho sự phát triển kinh tế nông thôn bền vững, góp phần vào thành công cán đích huyện nông thôn mới theo đúng lộ trình.
Đức Phượng – VPĐD Hòa Bình
Cùng chuyên mục

HDBank nhận giải thưởng Quản trị doanh nghiệp - Board of the Year

Vì sao máy lọc nước ion kiềm Robot bán chạy trên thị trường máy lọc nước điện giải?

Cần Thơ Ford – Điểm đến tin cậy cho niềm đam mê ô tô

Giới trẻ Thủ đô nô nức tham dự sự kiện văn hóa ẩm thực Lễ hội Bia Hà Nội 2023

MobiFone được công nhận là “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa kinh doanh Việt Nam” 2023
-
Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú: Nghị định 80 tác động tích cực ổn định giá xăng những tháng cuối năm
-
Ông Thomas Rooney: Trung tâm dữ liệu của Việt Nam là thị trường phát triển nhanh nhất thế giới
-
PGS.TS.KTS. Nguyễn Vũ Phương: Thuê mua nhà ở xã hội sẽ an toàn cho người thu nhập thấp
-
Ông Thomas Krause: Áp dụng kinh tế tuần hoàn cho nhà ở xã hội và nhà ở giá rẻ để hướng tới phát triển đô thị bền vững
-
TS. Cấn Văn Lực: Thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã phục hồi dù vẫn còn rào cản