Hiệp định EVFTA: ‘Cú hích’ tăng trưởng kinh tế sau đại dịch Covid-19
- Hội nhập
- 09:10 20/05/2020
EVFTA góp phần đưa Việt Nam trở thành một “mắt xích” quan trọng trong mạng lưới liên kết với các nền kinh tế hàng đầu trên thế giới; tạo thuận lợi cho hàng hóa và dịch vụ tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, tạo đà cho việc phục hồi kinh tế trong nước sau đại dịch Covid-19.

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) được kỳ vọng chính là nền tảng quan trọng cho sự trở lại thời gian hoàng kim trong quan hệ giữa hai bên Việt Nam - EU.
EU - đối tác thương mại chủ yếu của Việt Nam
Ngày 12/2/2020, Nghị viện châu Âu chính thức thông qua Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA). Tiếp đó, theo Chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV được công bố chiều 18/5/2020, dự kiến ngày 20/5/2020, Quốc hội sẽ nghe báo cáo Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) và phê chuẩn vào ngày 28/5.
Với những nội dung cam kết toàn diện và ở mức cao nhất trong số các Hiệp định thương mại tự do (FTA) trước đây của Việt Nam, EVFTA được kỳ vọng sẽ có những tác động sâu rộng đến nền kinh tế nước ta, đồng thời góp phần đưa Việt Nam trở thành một “mắt xích” quan trọng trong mạng lưới liên kết với các nền kinh tế hàng đầu trên thế giới; tạo thuận lợi cho hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đặc biệt, việc Việt Nam phê chuẩn EVFTA vào thời điểm này là phù hợp và đúng thời điểm, tạo đà cho việc phục hồi kinh tế trong nước sau đại dịch Covid-19.
Nói theo cách của TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thì “trước đây, Phố Hiến đã trở thành nơi giao thương, hội tụ thương mại giữa châu Âu và Việt Nam, là thời gian hoàng kim trong quan hệ giữa hai bên. Bây giờ, hiệp định EVFTA chính là nền tảng quan trọng cho sự trở lại của thời hoàng kim đó”.
Cú hích tăng trưởng kinh tế sau đại dịch Covid-19
Chia sẻ cụ thể về những lợi ích mà EVFTA mang lại, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên, ông Lương Hoàng Thái cho biết, các cam kết giảm/xóa bỏ hàng rào thuế quan vào thị trường EU sẽ là lợi thế rất lớn của doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hậu dịch bệnh để khai thác thị trường 18.000 tỷ USD. Theo tính toán, Hiệp định EVFTA sẽ giúp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng thêm khoảng 42,7% vào năm 2025 và 44,37% vào năm 2030 so với không có Hiệp định. Những ngành hiện nay có thể tận dụng sớm cơ hội mà EVFTA mang lại là dệt may, giày dép, nông sản, đặc biệt là nông sản nhiệt đới mà Việt Nam có thế mạnh như gạo, thủy sản…
Tuy nhiên, để con số đó trở thành hiện thực thì quyết tâm cải cách để thực thi Hiệp định sao cho hiệu quả mang tính chủ động mang ý nghĩa quyết định. Bối cảnh kinh tế thế giới đang có thay đổi rất nhiều và rất nhanh so với trước đây càng đòi hỏi các cơ quan chức năng phải có cách tiếp cận mới, thay đổi phù hợp với hoàn cảnh thì mới có thể tận dụng được các cơ hội mà các FTA thế hệ mới mang lại.
Khác với nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ có Mexico là thị trường truyền thống cung ứng, EU không có nền kinh tế nào ở gần để đáp ứng nhu cầu xây dựng chuỗi cung ứng mới. Vì vậy, EU đã lựa chọn một số thị trường khác nhau để kết nối dưới hình thức Hiệp định thương mại tự do (FTA).
Với tư cách là một trong những nước đang phát triển đầu tiên trong khu vực có FTA với EU, Việt Nam ở vị trí rất tốt để là một trong những nơi tiếp nhận chuỗi cung ứng mới thông qua xây dựng chuỗi cung ứng bền vững kết nối hai bên. Từ đó chúng ta có cả quan hệ kinh tế cũng như quan hệ khác với EU ở mức cao hơn.

Khi EVFTA có hiệu lực, chúng ta không chỉ kỳ vọng ở một số mặt hàng thế mạnh như dệt may, da giày mà sẽ vươn lên những mặt hàng khác với hàm lượng công nghệ cao hơn.
Ông Thái nhấn mạnh, Việt Nam là một trong những đối tác tin cậy, đủ khả năng, đủ sức cạnh tranh để cung cấp hàng hóa cho đối tác thương mại. Tất nhiên, những đối tác lớn như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản sẽ lựa chọn cả những đối tác khác nữa nhưng Việt Nam đứng ở vị thế rất tốt. Điều này thể hiện qua việc Việt Nam đã cải cách kinh tế và những chỉ số gần đây như năng lực cạnh tranh, khả năng cung ứng của nhiều mặt hàng đều được cải thiện. Đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch Covid-19, các mặt hàng như trang thiết bị y tế mà rất nhiều nước hạn chế xuất khẩu thì Việt Nam thể hiện là một đối tác tin cậy trong tất cả mối quan hệ quốc tế đó. Thời gian tới, chúng ta không chỉ kỳ vọng ở một số mặt hàng thế mạnh như dệt may, da giày mà sẽ vươn lên những mặt hàng khác với hàm lượng công nghệ cao hơn.
Diễn biến của dịch Covid-19 đã tác động không nhỏ đến chuỗi cung ứng toàn cầu. Điều này khiến nhiều nước trên thế giới ưu tiên nâng cao nội lực để tránh phụ thuộc vào chuỗi cung ứng bên ngoài. Vào thời điểm này, kể cả xu hướng đó gia tăng thì EVFTA vẫn giữ được vị thế của mình.
Lý giải thêm về điều này, ông Thái cho hay, kể cả trước đây, khi đại dịch chưa xảy ra thì các nước cũng đã đặt vấn đề là nội lực đóng vai trò quyết định. Nhưng để tận dụng được nội lực thì yếu tố quan trọng là chúng ta phải tận dụng được cơ hội ngoại lực đem lại. Trong nền kinh tế thế giới hiện nay, không nền kinh tế nào có thể đứng độc lập. Điều này thúc đẩy việc thiết kế lại chuỗi cung ứng hiện tại chứ không thể chấm dứt hoàn toàn việc các nước phụ thuộc lẫn nhau về chuỗi cung ứng.
Nói cách khác, sự phụ thuộc lẫn nhau là xu thế không thể đảo ngược. Rõ ràng chuỗi cung ứng có thể thay đổi nhưng đối tác nào có thể đi đầu trong việc xây dựng chuỗi cung ứng có tính đảm bảo, tin cậy lẫn nhau thì chuỗi cung ứng đó sẽ tiếp tục được củng cố và tăng cường.
Thanh Tùng
Tin liên quan
#phục hồi kinh tế

Nền kinh tế châu Á liệu đã có thể phục hồi sau đại dịch Covid-19
Covid-19 diễn ra khiến các quốc gia trên thế giới nói chung và châu Á nói riêng suy giảm nền kinh tế. Liệu trong năm 2021, nền kinh tế châu Á có thể quay lại đà phát triển như trước.

Bầu cử căng thẳng và sự gia tăng của virut corona khiến sự phục hồi kinh tế Mỹ chao đảo
Những dấu hiệu mới đây cho thấy sự phục hồi kinh tế Mỹ có thể đang chững lại trong tuần trước với lưu lượng bán lẻ và việc làm đều giảm trong bối cảnh số ca nhiễm coronavirus tăng kỷ lục.

Điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng GDP gắn với phát triển kinh tế bền vững
Tại ngày làm việc thứ ba, đợt hai của kỳ họp thứ 10 (4/11), Quốc hội tiếp tục thảo luận về tình hình kinh tế, xã hội, ngân sách nhà nước, đầu tư công, tài chính quốc gia và cơ cấu lại nền kinh tế. Tại đây, nhiều đại biểu đã chỉ ra hàng loạt những khó khăn, hạn chế sẽ tác động đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

Thị trường lao động yếu là trở ngại lớn cho phục hồi kinh tế
Việt Nam được dự báo sẽ chứng kiến mức tăng trưởng mạnh nhất trong khối ASEAN trong năm 2020, tuy nhiên thị trường việc làm suy yếu có thể là yếu tố rủi ro lớn nhất đối với sự phục hồi kinh tế.

GDP quý III kỳ vọng tăng 2,5%, khả năng phục hồi kinh tế tốt hơn trong quý IV
Sản xuất và tiêu dùng tăng nhẹ, GDP quý III kỳ vọng ở mức 2,5%, với khả năng phục hồi kinh tế sẽ tốt hơn trong quý IV, Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDS) dự báo trong Báo cáo Chiến lược đầu tư tháng 9 phát hành mới đây.

Vượt khủng hoảng Covid-19 và phục hồi kinh tế cách nào?
Cùng với việc kích thích nhằm khởi động lại hoạt động kinh tế, việc tăng cường các chính sách kinh tế vĩ mô để tăng khả năng tự chăm sóc sức khỏe, liên kết đặt hàng tập thể vắc xin phòng ngừa Covid-19, tháo gỡ rào cản hàng hóa và tự do thương mại sẽ giúp kiểm soát đại dịch và khôi phục kinh tế.
Đọc thêm Hội nhập
Chuyện lạ: Các siêu doanh nhân chỉ rửa xe cũng hết... 3 tỷ đồng?
Sinh ra với nhiệm vụ làm sạch cho những siêu phẩm ôtô bậc nhất hành tinh như Bugatti La Voiture Noire, Rolls-Royce Sweptail hay Bugatti Centodieci... Ultimate Shine Car Washa (trụ sở ở Scotland) chính là tiệm rửa siêu xe đắt nhất thế giới...
Đồng Tháp: Chính quyền thân thiện - Thu hút các nhà đầu tư ...
Ngày 01/3 vừa qua, lãnh đạo tỉnh Đồng tháp cùng lãnh đạo một số sở, ngành tỉnh có buổi tiếp và làm việc với nhóm nhà đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh đến tìm hiểu môi trường đầu tư, kinh doanh tại Đồng Tháp.
Trung Quốc muốn duy trì đà tăng của Nhân dân tệ
Giới chuyên gia kinh tế cho rằng Trung Quốc dường như muốn duy trì đà tăng Nhân dân tệ vì điều này có thể giúp tái cân bằng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và hướng đến tiêu dùng, đồng thời giúp giảm chi phí nhập khẩu hàng hóa nguyên liệu và chip.
Walmart tiến vào lĩnh vực ngân hàng và trở thành cơn ác mộng với các ngân hàng lớn nhất nước Mỹ
Mới đây, "ông trùm" ngành bán lẻ đã nỗ lực chiêu mộ các nhân sự cấp cao của Goldman Sachs để hỗ trợ việc "dẫn dắt" một start up fintech mới của mình.
Xuất khẩu thủy sản tháng 3 dự báo đạt 640 triệu USD
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (Vasep) dự báo kim ngạch xuất khẩu thủy sản tháng 3/2021 sẽ đạt khoảng 640 triệu USD, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm 2020.
Bên trong biệt thự 129 triệu USD của tỷ phú địa ốc Jeff Greene
Tỷ phú địa ốc Jeff Greene sở hữu một dinh thự hào nhoáng ở bang California, Mỹ. Bất động sản này có giá lên đến 129 triệu USD.
10 yếu tố rủi ro hàng đầu đối với Bitcoin và các loại tiền điện tử khác
Đầu tư hoặc giao dịch thành công bitcoin và các loại tiền điện tử khác đòi hỏi kỹ năng kỹ thuật và ít nhất là kiến thức cơ bản về cách thức hoạt động của Blockchain. Dưới đây, chúng tôi đưa ra một yếu tố mà các nhà đầu tư cần lưu ý.
Tiền ảo Pi đang hoạt động phạm pháp
Nhiều luật sư, chuyên gia nhận định như vậy khi nói về hoạt động của tiền ảo Pi ở Việt Nam.
Cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ: "Tình hình tài khóa của Trung Quốc cực kỳ nghiêm trọng với nhiều rủi ro và thách thức"
Cựu Bộ trưởng Tài chính Lou Jiwei cảnh báo tình hình tài khóa của Trung Quốc "cực kỳ nghiêm trọng với nhiều rủi ro và thách thức", bao gồm hậu quả từ chính sách kích thích kinh tế mạnh tay của Mỹ, suy thoái kinh tế toàn cầu, già hóa dân số.
Dòng vốn đầu tư vào Myanmar có thể chuyển hướng sang Việt Nam
Chính biến ở Myanmar có thể buộc những nhà đầu tư quốc tế có ý định rót vốn vào nước này phải thay đổi kế hoạch, chuyển vốn sang những thị trường thay thế, đặc biệt là Việt Nam.