Thứ hai 25/11/2024 16:21
Hotline: 024.355.63.010
Kinh tế số

Hệ lụy liên hoàn đằng sau lệnh đàn áp dạy thêm tại Trung Quốc

02/11/2021 10:47
Trung Quốc đã triển khai một cuộc đàn áp cứng rắn đối với ngành công nghiệp dạy thêm trị giá 300 tỷ đô la và hệ lụy không chỉ đóng cửa các trung tâm tư nhân mà còn giết chết ước mơ, cơ hội của hàng trăm nghìn giáo viên còn phụ huynh thì "tiền mất tật
Tiếng Anh là một trong những môn mà học sinh Trung Quốc học thêm nhiều nhất
Tiếng Anh là một trong những môn mà học sinh Trung Quốc học thêm nhiều nhất. (Ảnh: Sixth Tone)

Khép lại những giấc mơ

Xu Lingling, một gia sư tiếng Anh giảng dạy tại Tập đoàn New Oriental ở phía Đông thành phố Ôn Châu, Trung Quốc những tưởng tương lai đã ổn định cho đến khi chính phủ siết chặt ngành giáo dục tư nhân. New Oriental là công ty niêm yết tại Hoa Kỳ và định giá hàng tỷ đô la, đồng thời đây cũng là cái tên hàng đầu trong một ngành công nghiệp đang bùng nổ. Xu đã dự định gắn bó với môi trường này trong tương lai. Và tháng Bảy tới, mọi thứ sụp đổ.

Chính phủ Trung Quốc đã phát động một cuộc đàn áp khắc nghiệt đối với việc dạy thêm học thêm, đổ lỗi cho ngành công nghiệp này đã thúc đẩy một cuộc chạy đua giáo dục không lành mạnh. Các lớp học vào cuối tuần và ngày lễ đã bị cấm. Các công ty giáo dục không được phép mở trung tâm hoặc huy động vốn. Từ tháng 1 năm 2022, tất cả hoạt động dạy kèm vì lợi nhuận sẽ bị đặt ra ngoài vòng pháp luật.

Những quy tắc mới làm nổ ra "làn sóng" nhượng quyền thương mại New Oriental nơi Xu làm việc và cô rơi vào vòng xoáy nợ nần. Giờ dạy của Xu bị cắt giảm từ 11 buổi mỗi tuần xuống chỉ còn 3 buổi. Gần một nửa trong số 60 giáo viên tiếng Anh đã rời công ty. Những người khác bị giảm lương xuống chỉ còn 2.300 Nhân dân tệ (360 đô la) mỗi tháng. Cuối cùng, vào ngày 29 tháng 9, thời điểm kinh hoàng đã đến, Xu nhận được quyết định sa thải. Giờ đây, cô thất nghiệp trong bối cảnh thị trường việc làm khó khăn, kế hoạch nghề nghiệp đều tan vỡ. "Những ngày này, tôi cảm thấy rất buồn mỗi khi nhìn thấy logo New Oriental", Xu chia sẻ với tờ Sixth Tone.

Xu nằm trong số hàng triệu người bị đảo lộn cuộc sống khi Trung Quốc quyết tâm tái định hình hệ thống giáo dục của quốc gia, một chiến dịch được gọi là chính sách "giảm kép". Chính sách này đã đưa ra những cải cách sâu rộng nhằm đạt được hai mục tiêu chính: Cắt giảm lượng bài tập về nhà và học phí sau giờ học. Chính phủ cho rằng điều này là cần thiết để đưa trẻ em thoát khỏi tình trạng kiệt sức, bất bình đẳng và ngăn các bậc cha mẹ chi trả những khoản tiền quá lớn cho các lớp học tư thục. Các cuộc khảo sát chính thức cho thấy chính sách này nhận được ủng hộ rộng rãi của công chúng.

Tuy nhiên, cuộc đàn áp gây ra khủng hoảng nghiêm trọng không kém. Vào thời điểm trước khi chính phủ nhúng tay, lĩnh vực dạy kèm của Trung Quốc trị giá 2 nghìn tỷ Nhân dân tệ và sử dụng khoảng 10 triệu nhân lực. Bây giờ, ngành công nghiệp này đang trải qua một cuộc sụp đổ quy mô lớn và các gia đình, công nhân bình thường cố gắng cho con cái một nền giáo dục đầu đủ là đối tượng chịu tác động nặng nề nhất. Sau khi các công ty như New Oriental ngừng hoạt động, giáo viên đột ngột bị sa thải và phụ huynh mất hàng tỷ Nhân dân tệ tiền học phí trả trước. Trong khi đó, một mạng lưới các trung tâm dạy học không có giấy phép đã xuất hiện, gây ra một "cơn bão" đàn áp mới.

Tiền mất tật mang

Trước tình hình thu nhập sụt giảm mạnh, các công ty giáo dục đã bắt đầu cắt giảm sâu số nhân viên, ngay sau khi các hạn chế dạy thêm mới được công bố. Truyền thông trong nước ước tính rằng hàng trăm nghìn người trong ngành này đã mất việc vào đầu tháng tám. Giống như Xu, nhiều người bị sa thải là sinh viên trẻ mới tốt nghiệp, nhóm vốn đã phải đối mặt với tình hình việc làm tồi tệ ở Trung Quốc. Nền tảng việc làm Zhilian Zhaopin đã báo cáo lượng đơn đăng ký từ những người có bằng cấp từ 25 tuổi trở xuống tăng đột biến trong những tháng gần đây.

Chỉ trong tháng 10, một số công ty tên tuổi, bao gồm cả các công ty niêm yết tại Mỹ là Zhangmen và OneSmart đã đóng cửa hoạt động gần như chỉ trong một đêm, trước sự bàng hoàng của nhân viên và khách hàng. Việc đóng cửa đã gây ra sự tức giận trong cộng đồng phụ huynh. Nhiều người đã trả cho các công ty số tiền tương đương hàng nghìn đô la để đặt trước các lớp học cho con cái.

Vào đầu tháng 10, hàng nghìn người đã xuất hiện bên ngoài các cơ sở của OneSmart trên khắp Trung Quốc để đòi lại tiền. Thậm chí, các bậc phụ huynh còn lập hàng trăm nhóm chat trên các nền tảng xã hội WeChat và QQ cố gắng vận động đòi bồi thường. Xu Danfeng, một bà mẹ ở Thượng Hải, là một trong số đó. Ban đầu cô đã cho con trai nghỉ các lớp học kèm sau khi nghe về chính sách "giảm kép". Thế nhưng nhân viên kinh doanh của OneSmart liên tục hứa rằng các lớp học một kèm một mà cô đăng kí sẽ không bị ảnh hưởng. Vì vậy vào tháng 9, Xu đã trả cho công ty gần 60.000 Nhân dân tệ nhưng con trai cô chỉ kịp tham gia ba buổi trước khi công ty đóng cửa. "Tôi biết cố gắng lấy lại tiền gần như vô vọng nhưng tôi mong các nhà chức trách sẽ trừng phạt công ty. Onesmart cố tình lừa chúng tôi", bà mẹ phẫn nộ.

Meng Weiying, một nạn nhân khác sống ở Thượng Hải, đã trả gần 200.000 Nhân dân tệ cho cùng một công ty dạy kèm vào tháng tám. Một lần nữa, công ty đã thuyết phục cô chi tiền với lời hứa lệnh cấm dạy thêm không áp dụng cho chương trình dạy một thầy một trò. Kết cục không ngoài dự đoán, công ty đóng cửa vài tuần sau đó. Cô Meng, phụ huynh có con học trung học cho hay: "Là phụ huynh của một học sinh lớp 9, chúng tôi lo lắng tìm kiếm các dịch vụ gia sư chất lượng tốt. Họ đã lợi dụng lòng tin của chúng tôi. Đó là trò lừa đảo độc ác".

Trên một tài liệu được chia sẻ trực tuyến, hàng trăm phụ huynh đã tiết lộ chi tiết về khoản học phí trả trước mà họ đã mất vào tay các doanh nghiệp vừa mới sụp đổ. Số tiền dao động từ hàng chục nghìn Nhân dân tệ đến hơn 1 triệu. Tuy nhiên, Xu Danfeng nhấn mạnh rằng hầu hết các nạn nhân là những gia đình bình thường chứ không phải là những người giàu có. Cô nói: "Chúng tôi không phải gia đình giàu có. Chúng tôi chỉ là những bậc cha mẹ sẵn sàng dành tất cả những gì chúng tôi có cho việc giáo dục con cái".

Phía nhân viên làm việc trong các công ty cũng lên tiếng phản ánh bị đối xử thiếu công bằng. Tại New Oriental, Xu Lingling cho biết, các nhà quản lý tìm mọi cách sa thải cô, bắt cô nhanh chóng ký thỏa thuận chấm dứt hợp đồng. Cuối cùng Xu chỉ nhận được chưa đầy một phần ba mức lương đã ký trước đó. Cũng theo Xu, công ty còn có nhiều chiêu trò khác để ép nhân viên nghỉ với khoản tiền rẻ mạt. Một số gia sư đã chủ động từ chức sau khi lương bị cắt giảm mạnh, phía quản lý cũng đưa ra các quy tắc hà khắc và vô lý như đuổi việc nhân viên kể cả những lỗi vi phạm nhỏ như đi muộn vài lần trong năm và chỉ bồi thường ở mức tối thiểu. Xu đã tham gia cùng một nhóm cùng các đồng nghiệp cũ để gây áp lực buộc công ty phải đối xử công bằng, nhưng những nỗ lực này cho đến nay vẫn vô ích. Cô nói: "Công ty đã đóng các kênh và không liên lạc được nữa".

Khoảng thời gian vài tháng tới đây sẽ mang đến một làn sóng mới đầy bất ổn khi những phần còn lại của ngành cũng đang trải qua sự chuyển đổi chưa từng có. Chính phủ đã ra lệnh cho tất cả các công ty dạy kèm phải ngừng hoạt động hoặc chuyển đổi thành các tổ chức phi lợi nhuận trước cuối năm nay. Xiao Mei, chủ sở hữu hai trường đào tạo ngoại khóa ở tỉnh Quảng Đông, nằm trong số nhiều chủ doanh nghiệp đang cố gắng điều hướng. Cô đã quyết định đăng ký lại công ty với tư cách là một tổ chức phi lợi nhuận để có thể tiếp tục phục vụ khách hàng.

Cho đến nay, Xiao đã cố gắng duy trì hoạt động của công ty mà không thực hiện cắt giảm quy mô lớn. Tuy nhiên, kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2022, công ty sẽ không thể tự đặt giá riêng mà phải tuân theo hướng dẫn cho các dịch vụ dạy kèmdo chính phủ quy định. Trò chuyện với Sixth Tone, Xiao không ít lần thở dài: "Nếu giá mà nhà nước đưa ra quá thấp, doanh nghiệp của chúng tôi sẽ khó tồn tại, chúng tôi vẫn phải tiếp tục trả lương ban đầu cho giáo viên".

Tuy nhiên, nhu cầu tìm gia sư dạy kèm dường như vẫn còn rất mạnh mẽ. Xiao nói rằng nhiều phụ huynh cảm thấy lo lắng khi thiếu các lựa chọn học tập, sợ nó sẽ ảnh hưởng đến việc học của con cái. Thực tế là các trường học cũng sắp xếp ít bài tập về nhà hơn do chính sách "giảm kép". Xiao nói: "Một số phụ huynh đã đến gặp chúng tôi và hỏi xem liệu giáo viên có thể dạy kèm riêng hay không. Những người khác đã nói với chúng tôi rằng họ rất lo khi thấy con cái đi học về mà không có bài tập".

Trước khi có lệnh cấm, những công ty giáo dục tư nhân tiếp cả nghìn phụ huynh mỗi ngày
Trước khi có lệnh cấm, những công ty giáo dục tư nhân tiếp cả nghìn phụ huynh mỗi ngày. (Ảnh: Sixth Tone)

Nghịch lý là, mặc dù chính sách "giảm kép" với mục đích giảm sức ép học tập cũng như chi phí học thêm, điều tra khảo sát của Sixth Tone vào tháng 8 cho thấy hơn 90% phụ huynh tại Thượng Hải và Bắc Kinh muốn con tiếp tục học thêm sau giờ học. Vì lý do này, nhiều giáo viên đã quyết định đầu quân bất chấp điều kiện của ngành ngày càng tồi tệ. Li Yijun, một gia sư tiếng Anh của Công ty TAL Education Group niêm yết tại Hoa Kỳ, nói rằng, cô ấy đã cân nhắc từ bỏ công việc bởi "rõ ràng là ngành kinh doanh gia sư đang trên đà lao dốc". Nhưng cô lựa chọn tiếp tục giảng dạy vì thị trường vẫn có nhu cầu.

Li nói: "Sẽ là một lựa chọn khôn ngoan nếu rời bỏ lĩnh vực này và bắt đầu lại công việc kinh doanh khác ngay lập tức. Nhưng họ (phụ huynh và học sinh) đã chọn tôi và tôi muốn chứng minh rằng lựa chọn của họ không sai". Li nói rằn, cô ấy quan tâm đến các em học sinh đang theo học ở các trường trung học ở Thượng Hải. Ngoài đại dịch Covid-19, các em cũng phải đối phó với những cải cách lớn đối với kỳ thi đại học của quốc gia. Giờ đây, chính sách "giảm kép" có nguy cơ gây ra nhiều gián đoạn hơn nữa. "Những thay đổi liên tục như vậy… sẽ ảnh hưởng đến việc học của học sinh", Li cho hay. "Trong một thời đại hỗn loạn như vậy, tôi muốn dạy các em cho đến khi học sinh hoàn thành kỳ thi".

Nhưng những khó khăn tài chính của trung tâm TAL đang khiến công việc của Li ngày càng . Công ty đã đóng cửa các trung tâm giảng dạy ở một số thành phố, bao gồm cả Thượng Hải, để cắt giảm chi phí và chuyển tất cả các lớp sang học trực tuyến. Theo Li, dạy online là cách làm thay thế tồi tệ nhưng may mắn cô mất ít học sinh và thu nhập không giảm quá nhiều. Nhưng cô cũng không chắc chắn điều gì sẽ xảy ra khi hạn chót đến.

Hệ lụy thị trường giáo dục chợ đen

Nhiều bậc cha mẹ lo lắng đến nỗi đăng kí cho con tại các thị trường chợ đen. Một ngành công nghiệp đầy rẫy trung tâm dạy thêm không có giấy phép đã xuất hiện, hoạt động trực tuyến hoặc thông qua các lớp học "nấp" bên trong các tòa nhà văn phòng và khu dân cư. Xu Danfeng, người đã mất gần 60.000 Nhân dân tệ khi OneSmart sụp đổ, đã đăng ký cho con trai học tại một "trường học ngầm" như vậy nhưng cô từ chối tiết lộ tên vì sợ nơi này sẽ bị đóng cửa. Xu hùng hồn nói: "Chúng tôi phải bảo vệ chỗ này. Thật khó để tìm được những nguồn dạy như vậy ngày nay".

Các cơ quan chức năng đang đầu tư nguồn lực đáng kể để xóa bỏ tình trạng dạy thêm trái phép. Nếu một số trẻ tiếp tục đi học thêm, các gia đình khác có thể lo lắng con cái của họ sẽ bị tụt lại phía sau và cũng muốn đăng ký học bất hợp pháp. Thành phố Bắc Kinh tuyên bố đã đóng cửa hơn 90% các trung tâm dạy thêm bất hợp pháp mà chính quyền nắm được. Tại Hàng Châu thậm chí còn treo thưởng 50.000 Nhân dân tệ cho bất cứ ai cung cấp thông tin về hoạt động dạy kèm bất hợp pháp. Tất nhiên, các trung tâm làm mọi cách để trốn đàn áp.

Ding Qi, một bà mẹ đến từ Thượng Hải, bắt đầu sử dụng nền tảng học tiếng Anh không có giấy phép sau khi công ty gia sư nơi con gái cô từng theo học, Best Learning đóng cửa vào tháng 8. Tổ chức ngầm điều hành ít nhất bốn nhóm trên ứng dụng xã hội WeChat, theo hồ sơ mà Sixth Tone có được. Với khoản phí 600 Nhân dân tệ, phụ huynh có thể tham gia trò chuyện nhóm trong ba tháng, công ty sẽ tải lên các tài liệu học tập mới mỗi ngày và hiện xử lý hơn 50 nghìn người đăng ký. Ding cũng "nhắn nhủ" Sixth Tone không tiết lộ tên chỗ học. "Nếu bạn làm vậy, điều đó có nghĩa là nỗ lực cuối cùng mà tôi có thể giúp con gái học tiếng Anh sẽ tiêu tan", cô nói.

Một số phụ huynh đang giữ bí mật hơn nữa. Một bà mẹ khác ở Thượng Hải, họ Zhang, đã cùng với một vài người bạn thân cho con đi học với một gia sư tiếng Anhbên trong một văn phòng cho thuê. Nhóm quyết định không ai được phép tiết lộ ra ngoài. Zhang nói: "Chúng tôi đã đạt được sự đồng thuận để tránh đề cập đến trung tâm với người khác. Những gì đang xảy ra ở Hàng Châu đã làm nản lòng nhiều giáo viên".

Chu Zhaohui, một nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học Giáo dục Quốc gia do nhà nước điều hành, trả lời phỏng vấn của Sixth Tone, chỉ ra rằng sẽ không thể xóa sổ nạn dạy thêm bất hợp pháp nếu chỉ thông qua các biện pháp thực thi pháp luật. Chẳng hạn, lệnh cấm đối với các lớp học tại nhà sẽ cực kỳ khó thực thi. Chu nói: "Thật quá ngây thơ khi cho rằng 'giảm kép' có thể được thực hiện bằng cách đơn giản là đóng cửa các trung tâm dạy thêm. Mặc dù có cơ chế báo cáo và khen thưởng ở một số thành phố, nhưng mọi người sẽ nghĩ ra các lối để lách luật". Chìa khóa để thực hiện chính sách này, theo Chu, sẽ là cải cách hệ thống giáo dục của Trung Quốc để giảm nhu cầu cơ bản về lớp học thêm.

Với những phụ huynh như Zhang, "nhu cầu học thêm sẽ tồn tại miễn là hệ thống tuyển sinh của các trường còn cạnh tranh". Còn đối với các gia sư như Xu Lingling, cô chỉ còn hy vọng duy nhất là tham gia kỳ thi tuyển công chức để đổi nghề. Những kinh nghiệp trong thời gian qua đã dạy cô về giá trị của sự đảm bảo trong mọi công việc.

TL (theo Sixth Tone)

Tin bài khác
Apple hoãn loạt tính năng trên iOS 19, Siri AI có thể phải chờ đến năm 2026

Apple hoãn loạt tính năng trên iOS 19, Siri AI có thể phải chờ đến năm 2026

Đây không phải lần đầu Apple dời ngày phát hành tính năng mới. Một số tính năng Siri và Apple Intelligence không thể ra mắt cùng iOS 18.0 vào tháng 9.
OpenAI dự định hợp tác Samsung để tích hợp công nghệ AI vào các thiết bị Galaxy

OpenAI dự định hợp tác Samsung để tích hợp công nghệ AI vào các thiết bị Galaxy

Thỏa thuận với OpenAI nếu thành công cũng sẽ đặt Samsung vào tình thế khó xử, khi công ty Hàn Quốc đã có mối quan hệ hợp tác lâu dài với Google.
Tuần lễ thương mại điện tử chính thức diễn ra từ hôm nay với nhiều hoạt động hấp dẫn

Tuần lễ thương mại điện tử chính thức diễn ra từ hôm nay với nhiều hoạt động hấp dẫn

Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày Mua sắm trực tuyến Việt Nam sẽ mang đến chuỗi hoạt động sôi động với thông điệp “Tự hào hàng Việt Nam”.
Mặc cho Apple tăng đầu tư gấp 10 lần, iPhone 16 vẫn bị cấm bán tại Indonesia

Mặc cho Apple tăng đầu tư gấp 10 lần, iPhone 16 vẫn bị cấm bán tại Indonesia

Chính phủ Indonesia khẳng định, Apple cần tăng mức đầu tư đáng kể so với đề xuất 100 triệu USD hiện tại để có thể dỡ bỏ lệnh cấm bán iPhone 16 tại nước này.
3 doanh nghiệp điện tử bị xử phạt vì thông tin gây hiểu lầm

3 doanh nghiệp điện tử bị xử phạt vì thông tin gây hiểu lầm

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia cho biết, cả 3 doanh nghiệp này đều phải cải chính công khai thông tin gây nhầm lẫn cho khách hàng liên quan đến sản phẩm của mình.
Sắp diễn ra sự kiện "Ứng dụng Sáng tạo Blockchain trong EdTech và cơ hội nghề nghiệp trong ngành Blockchain"

Sắp diễn ra sự kiện "Ứng dụng Sáng tạo Blockchain trong EdTech và cơ hội nghề nghiệp trong ngành Blockchain"

Sự kiện "Ứng dụng Sáng tạo Blockchain trong EdTech và cơ hội nghề nghiệp trong ngành Blockchain", dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 03/12/2024 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Hà Nội.
Chính phủ đề xuất khung pháp lý quản lý tài sản số để ngăn ngừa rủi ro

Chính phủ đề xuất khung pháp lý quản lý tài sản số để ngăn ngừa rủi ro

Theo Phó Thủ tướng Lê Thành Long, quản lý tài sản số đòi hỏi sự kết hợp giữa các quy trình quản lý, công nghệ và con người; bảo đảm an ninh thông tin;...
Cách Tiktok tác động tới xu hướng du lịch của giới trẻ

Cách Tiktok tác động tới xu hướng du lịch của giới trẻ

Từ tìm cảm hứng du lịch đến đặt vé, giới trẻ giờ đây chủ yếu đang phụ thuộc vào các kênh và nhóm chia sẻ trên mạng xã hội, đặc biệt là TikTok.
Messenger ra mắt tính năng video HD và phông nền AI sáng tạo

Messenger ra mắt tính năng video HD và phông nền AI sáng tạo

Meta vừa công bố bản cập nhật mới cho Facebook Messenger, tập trung vào cải tiến trải nghiệm người dùng với hàng loạt tính năng hấp dẫn.
Huawei đặt kế hoạch thương mại hóa chip AI tiên tiến vào 2025

Huawei đặt kế hoạch thương mại hóa chip AI tiên tiến vào 2025

Đây được xem là nỗ lực của gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc nhằm cạnh tranh với các đối thủ như Nvidia, đồng thời giảm sự phụ thuộc vào công nghệ phương Tây.
Oppo Find X8 ra mắt: Sự kết hợp hoàn hảo giữa AI, nhiếp ảnh và hiệu suất vượt trội

Oppo Find X8 ra mắt: Sự kết hợp hoàn hảo giữa AI, nhiếp ảnh và hiệu suất vượt trội

Việc phát hành toàn cầu dòng OPPO Find X8 nhấn mạnh đến cam kết toàn cầu hóa của OPPO và sự tận tâm trong cung cấp các sản phẩm và dịch vụ chất lượng hàng đầu.
Vingroup ra mắt VinRobotics, công ty tiên phong trong công nghệ robot tại Việt Nam

Vingroup ra mắt VinRobotics, công ty tiên phong trong công nghệ robot tại Việt Nam

Theo Vingroup, việc thành lập VinRobotics góp phần hoàn thiện hệ sinh thái công nghiệp - công nghệ cao, một trong ba trụ cột chính của tập đoàn.
Apple phát hành iOS 18.1.1: Bảo mật mạnh mẽ và cải thiện trải nghiệm người dùng

Apple phát hành iOS 18.1.1: Bảo mật mạnh mẽ và cải thiện trải nghiệm người dùng

Bản cập nhật iOS 18.1.1 đánh dấu sự khởi đầu cho các tính năng mới của Apple Intelligence - bộ công cụ AI của Apple dành cho iPhone 15 Pro và iPhone 16 series.
Google đầu tư 20 triệu USD thúc đẩy sáng kiến khoa học sử dụng trí tuệ nhân tạo

Google đầu tư 20 triệu USD thúc đẩy sáng kiến khoa học sử dụng trí tuệ nhân tạo

Thông tin này được Demis Hassabis, người sáng lập và CEO của Google DeepMind, công bố trong một cuộc trò chuyện tại Diễn đàn AI for Science Forum ở London.
Huawei Mate 70: Chưa ra mắt đã gây sốt với hàng dài người đặt trước

Huawei Mate 70: Chưa ra mắt đã gây sốt với hàng dài người đặt trước

Huawei ghi nhận hơn 130.000 lượt đặt hàng chỉ sau 10 giờ mở cổng, cho thấy sức hút lớn của dòng Mate 70. Con số này dự kiến sẽ tăng nữa khi chính thức ra mắt.