Thứ bảy 23/11/2024 16:51
Hotline: 024.355.63.010
Khát vọng Việt Nam

Hành trình từ làng lên phố của CEO Yến sào xứ Thanh Nguyễn Văn Tú

02/03/2023 16:29
Trò chuyện cùng CEO Nguyễn Văn Tú với thương hiệu Yến sào xứ Thanh, anh tâm sự: “Đưa thương hiệu yến sào lên thành phố là một thành công lớn của tôi. Ở làng vừa vất

Bỏ ra hàng trăm triệu để xây nhà cho chim ở

Anh Nguyễn Văn Tú quê ở xã Hưng Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) nuôi thành công chim yến, chế biến nhiều sản phẩm chất lượng cao từ tổ yến. Đến nay nhãn hiệu Yến sào xứ Thanh trở thành sản phẩm OCOP 4 sao vươn ra thị trường quốc tế.

Nguyễn Văn Tú là tấm gương khởi nghiệp thành công từ thương hiệu Yến sào xứ Thanh
Nguyễn Văn Tú là tấm gương khởi nghiệp thành công từ thương hiệu Yến sào xứ Thanh.

Anh cho biết: “Tôi lập nghiệp từ con số 0, lại chịu áp từ gia đình, bạn bè, làng xóm với việc làm được cho là “điên rồ”- nuôi chim yến. Bởi lúc đó có ai dám bỏ ra hàng trăm triệu đồng chỉ để xây nhà cho chim ở”.

Sinh ra và lớn lên ở vùng quê nghèo ven biển, học hết lớp 9 anh Tú đã phải vào Nam kiếm sống. Sau bao năm bươn chải xứ người, năm 2013, Nguyễn Văn Tú quyết định trở về quê lập nghiệp bằng việc xây nhà yến.

Nuôi chim yến không tốn nhiều chi phí bởi đây là thứ “lộc trời” nhưng lại đòi hỏi kỹ thuật cao và sự kiên trì. Bằng sự sáng tạo, say mê học hỏi và khả năng thích ứng, hội nhập với thị trường Tú là tấm gương khởi nghiệp thành công đối với nhiều bạn trẻ.

Là chàng trai miền biển, nước da rám nắng, thân hình gầy đen nhưng ở anh luôn toát lên sự tự tin, rắn rỏi. Anh thân thiên, mến khách ngay lần đầu gặp gỡ.

Ngôi nhà đơn sơ được bố mẹ Tú dồn tiền xây, tầng 1 để ở, tầng 2 nuôi chim yến. Chim yến thích bóng tối nên ngoài một khoảng trên tum để chim vào, nhà không thiết kế cửa sổ hay cửa chính nào. Trên tường, chỉ đặt các hàng ống nước làm lỗ thông hơi cho chim thoáng mát. Tất cả thiết kế, bài trí trần gỗ làm sao càng giống hang động tự nhiên, càng lắm ngóc ngách càng tốt. Tần số âm thanh tiếng chim phải phù hợp, không lớn quá, cũng không nhỏ quá. Nhiệt độ duy trì trong nhà phải ở mức 24 đến 25 độ C,…

Những ngày đầu nuôi chim yến Tú gặp rất nhiều khó khăn về vốn, kinh nghiệm, thị trường tiêu thụ,… Khó khăn lại nhân lên khi mùa đông năm 2015, toàn bộ 2.000 con chim yến của anh bị chết cóng. Không nản chí, anh đầu tư lắp đặt hệ thống lò sưởi điện để phòng, chống rét cho yến, duy trì độ ẩm 80-90%; nhiệt độ trong nhà 24-25 độ C. Đồng thời, lắp đặt hệ thống âm thanh tạo ra tần số phù hợp để dụ chim yến về làm tổ. Hiện khu nhà yến của anh tạo nơi cư trú cho khoảng 4.000 - 5.000 con chim yến.

Ngày đầu, cơ sở bán tổ yến thô giá rất cao từ 3-4 triệu 1 lạng không phải ai cũng có tiền mua, đặc biệt là ở nông thôn. Tú nghĩ mình nên chế biến để chia nhỏ sản phẩm ra sẽ hợp với túi tiền của nhiều người. Anh quyết định mở xưởng chế biến tổ yến. Cơ sở sản xuất Yến sào xứ Thanh ra đời tại 1 làng nhỏ ven biển.

Năm 2017, khi nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định, anh Tú đã mạnh dạn thành lập Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Yến sào xứ Thanh, đầu tư mua trang thiết bị, máy móc để sản xuất các sản phẩm từ yến sào thô, yến sào tinh chế và yến đóng hũ, phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng. Quá trình hoạt động, anh luôn chú trọng xây dựng thương hiệu cho sản phẩm để mở rộng thị trường.

Triết lý “Cho và nhận”

Xác định bản thân thiệt thòi so với các bạn cùng trang lứa là không được đi học nên bây giờ muốn làm việc gì thành công thì phải chịu khó học hỏi. Tú quyết định tìm đến các tổ chức hội doanh nghiệp và xem đó là “trường học” của mình. Mới đầu anh là thành viên của tổ chức BNI, sau đó là hội viên của Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Thanh Hóa, Hiệp hội Doanh nghiệp nông nghiệp An toàn và Hữu cơ tỉnh Thanh Hóa, Câu lạc bộ doanh nhân,…

Anh Tú chia sẻ: “Bốn năm tôi đi chiếc xe máy “cà tàng” từ biển Hậu Lộc lên thành phố để tham gia các tổ chức doanh nghiệp là 4 năm trải nghiệm đầy gian nan nhưng cũng rất hiệu quả. Tôi nghĩ muốn mở rộng sản xuất kinh doanh không thể một mình lọ mọ ở nhà và không có kỹ năng gì. Tham gia sinh hoạt các tổ chức hội doanh nghiệp có những hôm tôi phải lên thành phố từ chiều, ở trọ lại ban đêm để sáng mai kịp họp. Những khi mùa đông giá rét, mưa gió lên được đến nơi nhìn bộ dạng tôi rất buồn cười. Xung quanh mình là các anh chị doanh nghiệp thành công tôi rất tự ti về bản thân. Nhưng vượt qua sự mặc cảm tôi đã trưởng thành hơn rất nhiều. Các mối quan hệ, sự tự tin trong giao tiếp, những đơn hàng lớn đầu tiên,… bắt đầu từ nơi này”..

Tú tâm đắc với triết lý “Cho và nhận” của tổ chức BNI. Nó thấm nhuần trong cách sống và phương pháp kinh doanh của anh.

Khi kinh doanh ổn định anh chia sẻ sản phẩm chăm sóc sức khỏe đến những bệnh nhân trong các bệnh viện của tỉnh
Khi kinh doanh ổn định anh chia sẻ sản phẩm chăm sóc sức khỏe đến những bệnh nhân trong các bệnh viện của tỉnh.

Sau này kinh doanh thuận lợi anh mang sản phẩm yến của mình đến chia cho những bệnh nhân trong nhiều bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Bởi anh nghĩ mình nuôi yến là “lộc trời” mình nên chia sẻ với những người không may mắn. Được đi tận nơi trao tận tay những người ốm yếu sản phẩm chăm sóc sức khỏe do mình tạo ra anh cảm thấy vui sướng.

Vươn ra biển lớn

Năm 2018, khi tỉnh Thanh Hóa triển khai chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), Nguyễn Văn Tú tìm hiểu và nhận thấy những lợi ích của chương trình nên đã chủ động nâng cấp hệ thống máy móc, nghiên cứu, tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, bảo đảm các tiêu chuẩn của sản phẩm OCOP. Việc tham gia vào chương trình OCOP sẽ là nền tảng để công ty đầu tư sâu vào chất lượng sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh, vươn ra thị trường quốc tế.

Anh Tú cho biết, chương trình OCOP đã đi vào tiềm thức của người dân quê nói chung và bản thân mình nói riêng. Bởi nó đã “đánh thức” nhiều sản phẩm bấy lâu đã “ngủ quên” trong làng xã. Đạt sản phẩm OCOP phải trải qua quá trình kiểm định khắt khe. Doanh nghiệp Yến sào xứ Thanh lớn lên cũng nhờ những lần kiểm định này. Văn hóa kinh doanh đổi mới, tư duy kinh doanh khác xưa cũng từ OCOP.

Nhờ vào quá trình phấn đấu không mệt mỏi, Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Yến sào xứ Thanh do anh Tú làm giám đốc đã đưa ra thị trường 12 dòng sản phẩm mang thương hiệu Yến sào xứ Thanh. Hiện công ty đã có 16 đại lý, 3 nhà phân phối tại các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. 16 đại lý này Tú là người chuyển giao công nghệ nuôi nhà yến và chịu trách nhiệm bao tiêu sản phẩm. Nếu tính cả nước có khoảng 400 căn nhà yến được anh xây dựng, bao tiêu sản phẩm. Hiện công ty tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 10 lao động, với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.

Năm 2020, thương hiệu Yến sào xứ Thanh đã có mặt bằng trên thành phố Thanh Hóa. Tại quê hương Hậu Lộc, công ty đã mở rộng thêm 1 sở mới, nâng cấp dây chuyền sản xuất. Đây cũng là lúc anh có những đơn hàng, đối tác lớn từ công ty dược Hà Nội, công ty dược Bắc Giang,…. Sắp tới Nguyễn Văn Tú sẽ có cuộc làm viêc với đối tác mới đến từ Trung Quốc.

Công ty áp dụng công nghệ hiện đại sản xuất sản phẩm trong dây chuyền khép kín
Công ty áp dụng công nghệ hiện đại sản xuất sản phẩm trong dây chuyền khép kín.

Song song với quá trình gắn sao cho sản phầm Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Yến sào xứ Thanh cũng áp dụng chuyển đổi số. Từ sự hỗ trợ của tỉnh, huyện và các lớp đào tạo, tập huấn do Sở Công thương, Hiệp hội Doanh nghiệp tổ chức công ty đã áp dụng thành công chuyển đổi số để kinh doanh yến sào. Sản phẩm được đưa lên nhiều sàn thương mại điện tử. Tất cả hệ thống sản xuất đều tự động, theo dây chuyền khép kín để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhờ đó doanh thu năm 2022 đạt 10 tỷ đồng.

Anh Tú cho biết, sắp tới sẽ thành lập thêm một công ty thương mại xuất khẩu, sản xuất thêm nước uống đông trùng hạ thảo.

Triết lý “Chất lượng từ tâm”, “Cho và nhận” quyết định sự thành công của CEO Nguyễn Văn Tú từ việc nuôi chim yến và sản xuất kinh doanh các sản phẩm từ “lộc trời”.

Minh Hiền

Bài liên quan
Tin bài khác
Green Power - mang dấu ấn xanh đến với cộng đồng

Green Power - mang dấu ấn xanh đến với cộng đồng

Năng lượng tái tạo và vật liệu bán dẫn đang là xu thế của hiện tại và tương lai, Công ty Vietnam and Global Power JSC (Green Power) đang trên hành trình chinh phục thị trường.
Thạc sĩ Phạm Thị Lý: Người truyền ngọn lửa đam mê cho ngành nông nghiệp

Thạc sĩ Phạm Thị Lý: Người truyền ngọn lửa đam mê cho ngành nông nghiệp

Trong thành công rực rỡ của ngành nông nghiệp Việt Nam, có sự đóng góp âm thầm của nhà khoa học Phạm Thị Lý. Tuy nhiên, bà chỉ chỉ nhận mình là bạn đồng hành của nông dân.
Bác sĩ CKII Bùi Tiến Hùng: Kết quả tốt và an toàn cho từng ca mổ là cái đích của tôi

Bác sĩ CKII Bùi Tiến Hùng: Kết quả tốt và an toàn cho từng ca mổ là cái đích của tôi

Mới đây, giải thưởng AWARD 5.000 cao quý trong điều trị tật khúc xạ bằng phẫu thuật Phakic ICL đã được trao cho bác sĩ chuyên khoa 2 Bùi Tiến Hùng (Hội Nhãn khoa Việt Nam).
Hành trình đưa những giá trị thảo dược đến với người tiêu dùng của nữ doanh nhân 9X xứ Nghệ

Hành trình đưa những giá trị thảo dược đến với người tiêu dùng của nữ doanh nhân 9X xứ Nghệ

Dựa vào công dụng của các loài thảo dược, cô gái xứ Nghệ thế hệ 9X Trần Thị Vui đã khởi nghiệp và trở thành Giám đốc Công ty TNHH sản xuất và thương mại Đạt Vui. Hiện, 4 dòng sản phẩm thảo dược của nữ doanh nhân Vui đã được người tiêu dùng đón nhận.
Doanh nhân Trần Bá Phúc: Ông Việt kiều nổi tiếng chuyện … “hàng tổng”

Doanh nhân Trần Bá Phúc: Ông Việt kiều nổi tiếng chuyện … “hàng tổng”

Ông Trần Bá Phúc hiện là Ủy viên Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Hội Doanh nhân Việt Nam tại Úc, PCT hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài.
Doanh nhân Nguyễn Phùng Phong: Người có trí tuệ là người phải biết đứng trên vấn đề của mình

Doanh nhân Nguyễn Phùng Phong: Người có trí tuệ là người phải biết đứng trên vấn đề của mình

“Khát vọng của tôi là đào tạo ra những con người có đức, có tài, từ đó tạo nên những công dân tốt đẹp cho đất nước”, đó là những chia sẻ của doanh nhân Nguyễn Phùng Phong - Công ty CP Đào tạo Tâm Trí Lực nhân ngày đầu Xuân năm mới Giáp Thìn.
Nữ doanh nhân Trần Đông Phương và tham vọng dẫn đầu trên thị trường hướng nghiệp

Nữ doanh nhân Trần Đông Phương và tham vọng dẫn đầu trên thị trường hướng nghiệp

Thị trường hướng nghiệp toàn cầu trị giá hàng chục tỷ USD nhưng đang thiếu mô hình trải nghiệm. Khi triển khai mô hình hướng nghiệp “đi làm rồi mới chọn nghề”, bà Trần Đông Phương nắm lấy cơ hội tiên phong nhưng cũng đối mặt với không ít thách thức.
RePlus – Doanh nghiệp Việt mang văn phòng ảo ra sân chơi thế giới

RePlus – Doanh nghiệp Việt mang văn phòng ảo ra sân chơi thế giới

Vũ Thị Ngọc Phượng – TGĐ Công ty CP Replus tin rằng Văn phòng ảo chính là chìa khoá “gỡ nút thắt” khó khăn ban đầu cho các doanh nghiệp dám mạnh dạn bước chân ra khỏi vùng an toàn và xây dựng khát vọng về hình ảnh Việt Nam toàn cầu.
Dược phẩm Vimos - hành trình 12 năm xây dựng thương hiệu

Dược phẩm Vimos - hành trình 12 năm xây dựng thương hiệu

Công ty Cổ phần Việt Mông Cổ (Dược phẩm Vimos) mang sứ mệnh là cầu nối văn hóa truyền thống giữa người dân hai quốc gia Việt Nam – Mông Cổ. Sau 12 năm thành lập, Dược phẩm Vimos đã có hệ thống nhận diện thương hiệu phủ khắp 3 miền đất nước.
Doanh nhân xứ Nghệ Hoàng Văn Ngoạn - Người kiến tạo thương hiệu Vilaconic

Doanh nhân xứ Nghệ Hoàng Văn Ngoạn - Người kiến tạo thương hiệu Vilaconic

Trên thương trường đầy cạm bẫy và khốc liệt, bằng khát vọng tiên phong cùng chiến lược đầu tư để phát triển bền vững, doanh nhân xứ Nghệ Hoàng Văn Ngoạn đã kiến tạo thương hiệu Vilaconic từ Tâm - Trí – Tín – Tầm. ..
Phát huy vai trò của báo chí trong việc lan tỏa khát vọng khởi nghiệp sáng tạo

Phát huy vai trò của báo chí trong việc lan tỏa khát vọng khởi nghiệp sáng tạo

Chiều ngày 25/8, Hội Nhà báo tỉnh Quảng Nam tổ chức diễn đàn “Báo chí với khởi nghiệp sáng tạo” và giới thiệu tập sách “Quảng Nam - Lan tỏa khát vọng khởi nghiệp".
Trần Thị Mỹ Linh, người sáng lập Công ty An An với sứ mệnh phát triển thực phẩm tiện lợi, an toàn cho sức khỏe cộng đồng

Trần Thị Mỹ Linh, người sáng lập Công ty An An với sứ mệnh phát triển thực phẩm tiện lợi, an toàn cho sức khỏe cộng đồng

Câu chuyện khởi nghiệp An An Holdings từ một ý tưởng sáng tạo và nhân văn của Mỹ Linh là một nguồn cảm hứng và động lực cho nhiều người.
Doanh nhân Trần Văn Mười và triết lý văn hoá trong kinh doanh

Doanh nhân Trần Văn Mười và triết lý văn hoá trong kinh doanh

Trần Văn Mười không chỉ định hướng cho bản thân là một doanh nhân thành công, mà còn muốn mang đến một tầm nhìn rộng hơn cho thế hệ doanh nhân trẻ.
Doanh nhân Hoàng Hữu Thắng khát khao cống hiến cho cộng đồng

Doanh nhân Hoàng Hữu Thắng khát khao cống hiến cho cộng đồng

Làm kinh doanh, lợi nhuận là yếu tố sống còn của một doanh nghiệp không chỉ tính bằng vật chất, tiền bạc mà còn bởi giá trị tốt đẹp dành cho cộng đồng.
Ceo Lê Phương Anh: D.Lab - điểm đến hàng đầu cho dịch vụ và công nghệ làm đẹp để sống khỏe, tự tin

Ceo Lê Phương Anh: D.Lab - điểm đến hàng đầu cho dịch vụ và công nghệ làm đẹp để sống khỏe, tự tin

Viện thẩm mỹ D.Lab của CEO Lê Phương Anh được biết đến là địa chỉ uy tín của nhiều chị em. Đến với D.Lab, khách hàng được chăm sóc sắc đẹp, khỏe mạnh, tự tin hơn.